Nước Pháp thành “vùng Xanh”, hàng quán ở Paris được mở lại
Trước thực tế dịch Covid-19 đã được kiểm soát trên toàn nước Pháp, nước này quyết định đẩy nhanh quá trình dỡ phong tỏa sớm hơn so với dự kiến.
Đến nay, ngoại trừ 2 vùng lãnh thổ hải ngoại, nơi dịch bệnh vẫn còn tương đối phức tạp, dịch Covid-19 đã được khống chế trên toàn nước Pháp. Ngày 14/6, Tổng thống Pháp đã công bố nhiều nội dung, đẩy nhanh quá trình dỡ phong tỏa toàn quốc, đưa cuộc sống của người dân nước này trở lại gần hơn với giai đoạn không có dịch.
Các nhà hàng ở Paris được hoạt động bình thường trở lại.
Giai đoạn 2 của quá trình dỡ phong tỏa toàn quốc tại Pháp dự kiến kết thúc vào ngày 21/6. Tuy nhiên, trước thực tế dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát trên toàn nước Pháp, nước này quyết định đẩy nhanh quá trình dỡ phong tỏa sớm hơn so với dự kiến.
Phát biểu trên sóng truyền hình tối 14/6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo nhiều biện pháp quan trọng, được người dân chờ đợi. Ngay từ ngày 15/6, các nhà hàng, quán bar tại Paris và các tỉnh lân cận sẽ được phép hoạt động bình thường trở lại thay vì phải đợi thêm 1 tuần nữa, đến ngày 22/6 như dự kiến.
Video đang HOT
Đối với lĩnh vực giáo dục, kể từ ngày 22/6, toàn bộ các trường học từ nhà trẻ, mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên toàn nước Pháp sẽ hoạt động trở lại hoàn toàn, việc đến trường sẽ là bắt buộc đối với toàn bộ học sinh, thay vì trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh như hiện nay.
Trong khi đó, các trường trung học phổ thông sẽ tiếp tục hoạt động trên tình hình thực tế và quyết định của mỗi địa phương, các trường đại học tiếp tục đóng cửa đến đầu tháng 9/2020.
Vấn đề kinh tế cũng được Tổng thống Pháp đặc biệt nhấn mạnh, nước Pháp đặt mục tiêu khôi phục nền kinh tế Pháp trở lại mạnh mẽ sau nhiều tháng bị dịch bệnh làm ngưng trệ.
“Với dịch bệnh, kinh tế thế giới đa phần đã chững lại. Ưu tiên hàng đầu của nước Pháp là tái thiết một nền kinh tế mạnh, một nền kinh tế sinh thái, tự chủ và đoàn kết. Kể từ những ngày đầu tiên khi dịch bệnh bùng phát, chúng ta đã hoàn toàn nỗ lực, tất cả các biện pháp đã được Chính phủ triển khai để bảo vệ việc làm và hỗ trợ mỗi người”- Tổng thống Pháp cho biết.
Trong bài phát biểu tối 14/6, Tổng thống Pháp cũng chính thức xác nhận, vòng 2 cuộc bầu của địa phương sẽ diễn ra vào ngày 28/6 tại những địa phương có liên quan. Tổng thống Pháp khẳng định, người dân Pháp sẽ tìm lại được sự tự do vì một cuộc sống hạnh phúc, trở lại hoàn toàn với công việc hàng ngày nhưng vẫn cần thận trọng với nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại.
“Điều đó không có nghĩa virus đã biến mất và chúng ta có thể từ bỏ hoàn toàn cảnh giác. Chúng ta còn phải sống chung với virus rất lâu nữa và phải tuân thủ các quy định giãn cách. Mùa hè năm 2020 sẽ không giống như những mùa Hè khác, phải theo dõi tình hình dịch bệnh để sẵn sàng trong trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại mạnh hơn”- Tổng thống Pháp cho biết.
Nước Pháp tê liệt vì hơn 800.000 người xuống đường phản đối TT Macron
Công nhân ngành vận tải Pháp lên kế hoạch đình công từ ngày 5/12 để ép TT Emmanuel Macron xem lại chính sách cải cách hưu trí, gây ra nguy cơ không có phương tiện công cộng để đi.
Hơn 800.000 người đã tuần hành tại các thành phố trên khắp nước Pháp khi các nhân viên đường sắt, giáo viên và nhân viên bệnh viện tổ chức một trong những cuộc đình công lớn nhất trong nhiều thập kỷ để phản đối kế hoạch của Tổng thống Emmanuel Macron, người dự định xem lại chế độ hưu trí.
Cuộc đình công khiến nước Pháp rơi vào tình trạng tê liệt dự kiến kéo dài trong vài ngày tới vì sự quyết tâm của người tuần hành. Họ cho rằng kế hoạch thay đổi chế độ lương hưu của tổng thống sẽ khiến hàng triệu người phải làm việc lâu hơn hoặc nhận ít lương hưu hơn, theo Guardian.
Các loại hình giao thông công cộng: xe lửa, metro và xe buýt bị ảnh hưởng nặng nề, một số chuyến bay bị hủy và nhiều trường học phải đóng cửa như thách thức lớn nhất với ông Macron kể từ khi cuộc biểu tình áo vàng chống chính phủ nổ ra vào năm ngoái.
Tại Paris, cảnh sát đã bắn vòi rồng vào người biểu tình vào đầu giờ chiều 5/12. Một số người biểu tình giận dữ đã đốt xe, đập vỡ cửa sổ và phá hủy các trạm chờ xe buýt. Lực lượng cứu hỏa phải theo sau dập lửa.
Cuộc biểu tình biến thành bạo động khi người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động. Ảnh: Getty.
Hơn 6.000 cảnh sát chống bạo động dàn hàng trên tuyến đường của người biểu tình từ Paris Gare du Nord đến phía đông thành phố để ngăn những người khác tham gia và kiểm tra tư trang cá nhân của họ. Đến cuối buổi chiều đã có hơn 70 vụ bắt giữ.
Cuộc tuần hành ở Paris gồm nhiều thành phần: nhân viên bệnh viện, nhân viên điện lực, lính cứu hỏa, giáo viên và học sinh cũng như những người biểu tình áo vàng. Họ hô vang các khẩu hiệu: "Macron từ chức".
Isabelle Jarrivet, 52 tuổi, từng làm nhân viên tòa thị chính phía bắc Paris trong 20 năm, cho biết: "Đây là câu hỏi về sự sống còn của hệ thống xã hội Pháp đang bị Macron phá hủy. Chúng tôi đã được đưa trở lại khoảng thời gian trước năm 1945, khi chúng tôi có nguy cơ mất trợ cấp xã hội. Các quỹ hưu trí tư nhân đang chờ đợi để được hưởng lợi".
Bà nói thêm: "Những cuộc biểu tình áo vàng đã khiến mọi người suy nghĩ và nói nhiều hơn về chính trị và mọi người quyết tâm không để mọi thứ trôi qua. Bạn có thể cảm thấy tâm trạng bất tuân trong không khí".
Chính phủ Macron lập luận rằng việc hợp nhất hệ thống lương hưu và cắt bỏ 42 cơ chế đặc biệt đối với nhân viên đường sắt, năng lượng, luật sư... là rất quan trọng để hệ thống tài chính có thể duy trì khi dân số già đi. Nhưng các công đoàn cho rằng việc áp dụng hệ thống hưu trí phổ quát đồng nghĩa với việc hàng triệu công nhân phải làm việc quá tuổi nghỉ hưu quy định 62 hoặc giảm tiền lương hưu.
Theo news.zing.vn
Hôm nay, nước Pháp đứng trước nguy cơ tê liệt vì tổng đình công Một cuộc tổng đình công trên toàn nước Pháp quy mô lớn nhất trong vài năm qua đe doạ sẽ làm tê liệt nước Pháp trong ngày 5/12 và những ngày tiếp theo. Theo lời kêu gọi của nhiều công đoàn, nhiều đảng phái chính trị và các hiệp hội nghề nghiệp, hàng trăm nghìn người lao động Pháp dự kiến sẽ xuống...