Nước Pháp có tân Thủ tướng trẻ nhất lịch sử
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 9/1 tuyên bố bổ nhiệm Bộ trưởng Giáo dục Gabriel Attal trở thành tân Thủ tướng, mở đường cho cuộc đổi mới mạnh mẽ trong nội các nước này.
The Guardian đưa tin, chính trị gia 34 tuổi Gabriel Attal đã được bổ nhiệm là Thủ tướng tiếp theo của Pháp, thay thế cho người tiền nhiệm Elisabeth Borne – người vừa từ chức hôm 8/1 sau khi giữ chức vụ này được 20 tháng.
Ông Gabriel Attal đồng thời là Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử của Pháp. Thủ tướng trẻ nhất trước đó của Pháp là Laurent Fabius, người đảm nhận vai trò này ở tuổi 37 vào năm 1984 dưới thời cựu Tổng thống Franis Mitterrand.
Tân Thủ tướng Pháp Gabriel Attal. Ảnh: TG
Sự thay đổi nội các của Tổng thống Macron diễn ra ngay trước Thế vận hội Olympic tại Paris và cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào cuối năm nay.
Video đang HOT
Giới quan sát cho rằng, động thái này là cần thiết khi ông Macron đang khởi động chiến lược cải tổ nội các được chờ đợi nhằm tạo động lực mới cho nhiệm kỳ thứ 2 của mình.
Tân Thủ tướng Pháp từng giữ chức vụ người phát ngôn chính phủ Pháp từ năm 2020 đến năm 2022. Từ tháng 7/2023, ông giữ vị trí Bộ trưởng Giáo dục. Ông được nhận định là một trong những trợ thủ đắc lực của Tổng thống Macron.
Theo The Guardian, trong các cuộc thăm dò gần đây, ông Attal là lựa chọn hàng đầu của công chúng Pháp để thay thế bà Borne cho vị trí Thủ tướng, với 36% số người được hỏi đồng ý rằng ông sẽ “trở thành một Thủ tướng giỏi”.
Là một trong những chính trị gia được yêu thích nhất nước Pháp theo kết quả thăm dò, Reuters cho biết, ông Attal đã tạo dựng được tên tuổi của mình với tư cách là một chính trị gia hiểu biết và luôn sẵn sàng bày tỏ quan điểm trên các chương trình phát thanh cũng như trên nghị trường
Các nước châu Âu gấp rút bảo vệ cộng đồng Do Thái
Anh, Pháp và Đức đã cam kết tăng cường các biện pháp an ninh nhằm loại bỏ nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công nhằm vào các thành viên của cộng đồng Do Thái.
Động thái được 3 nước đưa ra sau khi mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại cảnh một số người hoan nghênh các cuộc tấn công chết người do nhóm Hồi giáo Hamas ở Palestine phát động ở Israel, theo đài CNN. Do Thái là cộng đồng chiếm đa số ở Israel.
Các cuộc tấn công bất ngờ nổ ra hôm 7.10 khi lực lượng Hamas vượt dải Gaza để tràn vào Israel dưới sự yểm trợ của pháo và tên lửa, sau đó bắt giữ con tin và khiến hơn 600 người thiệt mạng. Israel vẫn đang nhắm vào các mục tiêu ở Gaza để đáp trả.
Trong một trong những đoạn video được chia sẻ, nhiều người đã vẫy cờ Palestine trên đường phố London. Cảnh sát Anh đã lập tức quyết định tăng cường tuần tra trên khắp thủ đô để duy trì hiện diện và giúp người dân, nhất là người gốc Do Thái an tâm hơn.
Sĩ quan cảnh sát Pháp mang súng trường tấn công G36 tuần tra bên ngoài giáo đường Do Thái Tournelles hôm 8.10. Ảnh AFP
Bộ trưởng Nội vụ Anh Suella Braverman sau đó cho biết bà đã nói chuyện với Tổ chức An ninh Cộng đồng (Anh), một nhóm chuyên hoạt động để phản đối chủ nghĩa bài Do Thái, nhằm đảm bảo rằng chính phủ đang làm mọi thứ cần thiết để bảo vệ cộng đồng này.
Tương tự, ở Đức, tờ The Guardian cho hay cảnh sát đã công bố những bức ảnh cho thấy "người dân ăn mừng các cuộc tấn công vào Israel bằng cách phân phát bánh ngọt" ở Berlin. Sau thông tin trên, Thủ tướng Olaf Scholz nhấn mạnh trong một phát biểu ngày 8.10 rằng chính phủ nước ông sẽ không chấp nhận việc người Do Thái bị tấn công trên đường phố, nhất là sau khi xảy ra xung đột Hamas-Israel.
Pháp cũng thực hiện các bước tương tự nhằm bảo vệ cộng đồng Do Thái ở nước này. Thủ tướng Pháp Élisabeth Borne cho biết chính quyền sẽ tăng cường an ninh xung quanh các nơi thờ cúng và nơi sinh hoạt của người Do Thái.
Chia sẻ với CNN, bà Borne nhấn mạnh rằng mặc dù "không có mối đe dọa cụ thể nào ở giai đoạn này" nhưng chính phủ Pháp "vẫn cực kỳ cảnh giác".
Thế giới Ả Rập và Hồi giáo đã bị chia rẽ trong cách phản ứng đối với giao tranh Israel và Hamas. Trong khi một số nước như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi sự kiềm chế từ cả hai phía, nhiều quốc gia đổ lỗi cho Israel trong cuộc xung đột này.
Theo Bộ Ngoại giao Qatar, chỉ có Israel phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc leo thang bạo lực chống lại người Palestine. Kuwait cũng cáo buộc Israel thực hiện "các cuộc tấn công trắng trợn". Sự ủng hộ mạnh mẽ nhất dành cho Hamas đến từ Iran. Theo truyền hình nhà nước, Tổng thống Ebrahim Raisi cho biết Iran ủng hộ Hamas.
Trong khi đó, Mỹ đã có những động thái gấp rút như triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay và các máy bay chiến đấu đến gần Israel để thể hiện ủng hộ.
Tranh cãi việc Pháp cấm nữ sinh Hồi giáo mặc abaya Chỉ sau một tháng nhậm chức, ngày 27/8/2023, ông Gabriel Attal, Bộ trưởng Giáo dục Pháp đã quyết định cấm tất cả các nữ sinh Hồi giáo đang theo học tại những trường công lập Pháp mặc abaya. Ngay lập tức, lệnh cấm này đã gây ra những phản ứng không chỉ ở Pháp mà còn ở những quốc gia có người Hồi...