Nước ngọt = nước giếng + đường Trung Quốc
Nước ngọt đóng chai có ga các loại được in nhãn mác, đóng gói bao bì bắt mắt, khá giống kiểu dáng các sản phẩm mang thương hiệu được một công ty ở xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội sản xuất, bán ra thị trường với giá không tưởng: 1.100 đồng.
Đường Cyclamate được lực lượng chức năng thu giữ tại cơ sở
Nước ngọt… giá 1.100 đồng
Những ngày cuối năm 2012, lần đầu tiên Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường – CATP Hà Nội, kiểm tra phát hiện một công ty kinh doanh nước ngọt tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội sản xuất các loại đồ uống đóng chai bằng nước giếng khoan, kết hợp cùng chất tạo ngọt Trung Quốc, hương liệu không rõ nguồn gốc.
Đáng chú ý, quá trình kiểm tra tại đây, chủ cơ sở còn “bật mí” với cơ quan chức năng, “công nghệ” này hiện được nhiều doanh nghiệp ở La Phù áp dụng. Tập trung xác minh thông tin trên, Đội 2 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường nhanh chóng phát hiện Công ty TNHH chế biến thực phẩm Thanh Mai (xóm Tiền Phong, xã La Phù, huyện Hoài Đức) – chuyên chế biến, sản xuất nước ngọt, rượu các loại có biểu hiện vi phạm tương tự.
Để làm rõ “công nghệ” sản xuất đồ uống tại đây, trưa 4/1, đơn vị đã phối hợp với Đội QLTT số 7, 24 – Chi Cục QLTT Hà Nội, CAH Hoài Đức bất ngờ kiểm tra. Làm việc với lực lượng chức năng, ông Nguyễn Hữu Mạnh (SN 1979) – Giám đốc công ty thừa nhận, doanh nghiệp hoạt động từ năm 2011, song không có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP do cơ quan quản lý Nhà nước cấp.
Theo đó, nước ngọt có ga được cơ sở này sản xuất từ nước giếng khoan, hòa với đường Trung Quốc, hương liệu tạo mùi các loại (cam, chanh, cola). Trung bình, cứ 100ml nước cốt đã qua pha chế, hòa với nước giếng khoan, sục qua khí CO2 sẽ cho “ra lò” chai nước ngọt loại 1,5 lít. Các sản phẩm này sau đó được dán tem nhãn, đóng gói na ná với kiểu dáng các sản phẩm mang thương hiệu, song bán ra thị trường với giá chỉ 1.100 đồng. Với “công nghệ” sản xuất thủ công, trung bình mỗi ngày doanh nghiệp này cho “ra lò” 150 lít nước ngọt, tương đương 100 chai loại 1,5 lít.
Kiểm tra các nguyên liệu sản xuất nước ngọt tại đây, lực lượng chức năng xác định, tất cả đều mua trôi nổi ngoài thị trường (chất tạo màu, tạo ngọt, tạo mùi) với giá siêu rẻ, không qua kiểm định chất lượng. Đặc biệt, trinh sát Đội 2 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường còn phát hiện, thu giữ 1 túi đường Cyclamate (loại phụ gia không nằm trong danh mục các chất được sử dụng trong thực phẩm, gây hại đến sức khỏe người sử dụng) tại cơ sở này.
Video đang HOT
Rượu vang “nấu” từ cồn công nghiệp
Ngoài kinh doanh nước ngọt đóng chai có ga, Công ty TNHH chế biến thực phẩm Thanh Mai còn sản xuất nhiều loại rượu như: Champagne, rượu vang nổ, rượu nho.
Theo ông Nguyễn Hữu Mạnh, rượu sản xuất với công thức gần giống nước ngọt, tức là làm từ nước giếng khoan, hòa với đường, hương liệu, chất tạo màu (không rõ nguồn gốc); riêng rượu vang nổ và champagne sục thêm khí CO2 tạo ga.
Đúng như “bật mí” của một chủ cơ sở kinh doanh rượu từng bị kiểm tra cuối năm 2012, quá trình thực tế ở khu vực sản xuất của Công ty TNHH chế biến thực phẩm Thanh Mai, lực lượng chức năng phát hiện trên 100 lít cồn công nghiệp.
Giám đốc công ty này thừa nhận, cồn công nghiệp mua trôi nổi ngoài thị trường chính là nguyên liệu để “nấu” rượu. Trung bình ngỗi ngày cơ sở này “sản xuất” được khoảng 100 lít rượu các loại.
Một cán bộ Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường cho hay: cồn công nghiệp không nằm trong danh mục các phụ gia được sử dụng trong thực phẩm, sản xuất đồ uống vì có chứa Methanol – chất có thể gây ngộ độc.
Được sản xuất hoàn toàn bằng các nguyên liệu rẻ tiền, mua trôi nổi, không rõ nguồn gốc nên các sản phẩm rượu vang, champagne tại đây được chào bán giá chỉ hơn 10.000 đồng/chai.
Trung tá Phạm Giang Sơn – Đội trưởng Đội 6 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường, đơn vị đầu tiên phát hiện cơ sở sản xuất rượu từ cồn công nghiệp cho hay: Cồn công nghiệp là loại cồn trên 90 độ, rẻ hơn nhiều cồn thực phẩm. Dùng loại hóa chất công nghiệp này, chỉ cần hòa tỷ lệ 1 lít cồn/20 lít nước, hòa thêm hương liệu, chất tạo màu, mùi…, là chế ra được cả chục lít rượu với giá rẻ.
“Chỉ quan tâm đến lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất rượu thủ công sẵn sàng “đầu độc” hàng loạt người tiêu dùng, nhất là người dân nghèo” – Trung tá Phạm Giang Sơn đánh giá.
Kết thúc buổi kiểm tra, lực lượng chức năng đã niêm phong, tạm giữ toàn bộ số cồn công nghiệp, nguyên phụ liệu sản xuất nước ngọt không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, đường Cyclamate, trên 1.500 chai rượu, nước ngọt thành phẩm tại công ty TNHH chế biến thực phẩm Thanh Mai.
“Chúng tôi sẽ lấy các mẫu rượu, nước ngọt gửi cơ quan chuyên môn phân tích, xác định xem có thành phần đường Cyclamate và cồn công nghiệp hay không, làm căn cứ đưa ra biện pháp xử lý số hàng hóa trên” – ông Nguyễn Văn Sơn, Đội phó Đội QLTT số 7, Chi Cục QLTT Hà Nội cho biết.
Theo Thu Hạnh
ANTĐ
Không tiền, không lương thực, 19 thuyền viên tàu Việt Nam kêu cứu
19 thuyền viên trên tàu Diamond Way của Vinashinlines đang kêu cứu trong tình trạng kiệt quệ vì hết lương thực, nước uống, không được trả lương và suốt hơn 2 tháng qua tàu phải nằm lại Cảng Jebel Ali - United Arab Emirate (UAE - Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất).
Theo các thuyền viên trên tàu Diamond Way, họ đã 3 lần gửi điện báo về tình trạng của tàu tới Bô giao thông Vân tải, Cục Hàng hải Viêt Nam, Tông Công ty Hàng hải Viêt Nam, Công ty TNHH MTV Vân tải viên dương Vinashin (Vinashinlines), nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ hay thông tin phản hồi nào (bức điện thứ nhất gửi ngày 1/9/2012).
"Ngoài viêc đã nhiêu tháng công ty Vinashinlines không trả lương thì tàu hiện nay hết lương thực, nước ngọt, dầu để nấu ăn, điện thắp sáng... Đời sống của 19 thuyền viên trên tàu rất khó khăn và khổ cực" - một thuyền viên cho hay.
Tàu Diamond Way của Vinashinlines
Cũng theo các thuyền viên này, các duy nhất để họ duy trì sự sống của mình suốt thời gian qua là phải nấu ăn bằng củi với gạo vét được dưới hầm tàu và cá câu được ở cảng (mặc dù chính quyền ở đây cấm câu cá).
Tâp thê thuyên viên tàu Diamond Way cho biết sẽ buôc phải bỏ tàu xin tị nạn tại Đại sứ quán Việt Nam tại UAE nếu tình trạng này không được cải thiện. "Chúng tôi sẽ không cầu cứu công ty nữa và cũng không chịu trách nhiệm về các tổn thất xảy ra cho Vinashinlines do đời sống của thuyền viên không được bảo đảm", đại diện các thuyền viên cho biết.
Trước tình hình này, PV Dân trí đã liên lạc với chủ tàu Diamond Way là Vinashinlines nhưng quyền Tổng Giám đốc Vinashinlines là ông Mai Văn Khang từ chối trả lời vì lí do bận họp.
Phía đơn vị chủ quản là Bộ Giao thông Vận tải, trao đổi với PV về sự việc này, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho biết: "Bộ đã nhận được thông tin và biết về tình hình hiện tại của các thuyền viên tàu Diamond Way".
Về hướng giải quyết, Thứ trưởng Công cho hay đã yêu cầu Vinashinlines khẩn trương tìm cách xử lý các vấn đề của thuyền viên theo quy định, trước mắt là giải quyết vấn đề lương thực và đời sống hiện tại cho các thuyền".
Cũng theo Thứ trưởng Công, đây là tình trạng chung của Vinashinlines, hiện Bộ Giao thông Vận tải và Chính phủ đang chỉ đạo Vinashinlines nhanh chóng tháo gỡ khó khăn.
Trước đó, hồi giữa tháng 7/2012, tàu Diamond Way (đóng năm 1988 tại Nhật Bản) bị một nhà cung cấp dầu bắt giữ tại cảng Ấn Độ do nợ tiền dầu.
Tàu Diamond Way là 1 trong 16 tàu mà Vinashinlines đang quản lý đồng thời cũng nằm trong danh sách tàu được công ty này đề xuất tái cơ cấu (cùng với các tàu Hoa Sen, hệ thống tàu Lash, tàu Vinashin Atlantic, Hoàng Sơn 28, Sea Eagle, Green Sea, New Phoenix...).
Được biết, hiện tại không chỉ tàu Diamond Way mà còn có những tàu khác của Vinashinlines phải nằm lại ở nước ngoài do công ty này đang đối mặt với nhiều áp lực về tài chính và chưa có hướng giải quyết.
Theo Dantri
Nước ngọt cho đảo Bé, ước mơ đã thành hiện thực Sau ba tháng thi công, 9g sáng 31-8, tại đảo Bé (xã đảo An Bình, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi), hơn 500 cư dân xã đảo đã vui mừng đón dòng nước ngọt đầu tiên được đưa về nhà sau hơn ba thế kỷ ước mơ có nguồn nước ngọt. Cư dân đảo Bé trong niềm vui chung - Ảnh: Kim Em...