Nước ngập sau mưa lớn ở TP.HCM: Người bì bõm tát nước, người bán buôn ế ẩm
Cơn mưa lớn chỉ kéo dài hơn 30 phút ở khu vực quận Bình Thạnh (TP.HCM) và các nơi lân cận nhưng đã gây ra bao khó khăn cho người dân khi nước mưa kèm nước cống trào lên tràn vào nhà.
Chiều 2/6, một cơn mưa rất lớn bất ngờ đổ xuống nhiều khu vực trên địa bàn TP.HCM như quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức, Gò Vấp.
Như thường lệ, dù chỉ kéo dài trên 30 phút rồi dần tạnh nhưng mưa đã gây ngập trên nhiều tuyến đường như Nguyễn Xí, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh), Lê Đức Thọ (Gò Vấp).
Mưa lớn chiều 2/6.
Người TP.HCM lại ngập trong mưa.
Người đi đường rất khó nhọc khi phải di chuyển chậm lại vì nước mưa hắt vào mặt. Ngoài ra, nhiều phương tiện phải bật cả đèn chiếu sáng khi trời giông lớn và mây đen che khuất tầm nhìn.
Đáng chú ý, do kết hợp với triều cường nên mưa đã khiến các cống thoát nước không thoát kịp, trào cả nước cống đen ngòm lên và trào và nhà dân, gây nên những cảnh “dở khóc dở cười”.
Nhiều phương tiện nối đuôi nhau khó khăn.
Tại khu vực cư xá Thanh Đa (quận Bình Thạnh), nhiều gia đình ngao ngán dùng chổi quét đi những rác xung quanh.
Cô Thủy, chủ một tiệm thuốc tây tại đây chia sẻ cứ mưa lên là cô chuẩn bị sẵn xô, dụng cụ tát nước để đẩy nước ra ngoài ngay.
Video đang HOT
Cô Thủy tát nước mưa ra ngoài.
“Giờ mới đầu mùa nên còn đỡ chứ mọi năm là nước ngập lên tới bắp chân, phải tát nước tới khuya, chừng nào nước ngoài đường rút thì trong nhà mới rút hết. Nhà tôi vầy là nhẹ rồi chứ nhà bên cạnh khủng khiếp hơn nữa” – người phụ nữ nói và chỉ sang nhà bên cạnh có nước ngập đến chân bàn thờ ông Thần tài.
Nước ngập đến bàn thờ Thần tài khiến người đàn ông phải dùng ghế kê cao lên.
Còn bà Dung (85 tuổi), một người bán trái cây hơn 30 năm tại khu vực chợ Thanh Đa cười buồn chia sẻ, cứ mưa lớn là xác định bán ế. Mưa nhập cộng thêm triều cường khiến nước cống tràn đến sát sạp hàng, mấy bà nội trợ sợ dơ bẩn nên cũng không đến mua.
Dường như đã quen với việc Sài Gòn thành “mùa nước nổi” khi mưa về, nhiều người bán giày dép, bán nước và các hàng hóa gia dụng tại đây đã tập cho mình sự chịu đựng “sống chung với lũ”.
Người dân khu vực Thanh Đa đã quen sống chung với lũ.
Họ tụm lại trò chuyện, cùng nhau đoán mò về việc khi nào thì nơi đây sẽ hết ngập, khi nào thành phố sẽ giải tỏa những chung cư cũ kỹ để xây mới .
Quán cơm tấm ế khách.
“Thấy nước ngập này cũng oải nhưng một phần vì lâu dần rồi quen, phần vì không có đủ điều kiện để đi. Nền nhà tôi nâng 3 lần rồi nhưng vẫn thấp hơn mặt đường. Giờ mà nâng nữa thì đụng nóc…” – một người đàn ông kinh doanh trong chợ Thanh Đa chia sẻ.
Đến 16 giờ cùng ngày, mưa đã tạnh hẳn nhưng quang cảnh để lại vẫn còn rất ngổn ngang.
Sạp trái cây bị nước tấn công.
Rác tràn vào nhà.
Trong khi đó những người mưu sinh ngoài đường cũng gặp khó.
Căn nhà số 4, cư xá Thanh Đa thường xuyên chứng kiến cảnh này.
Trẻ con cũng phụ cha mẹ dọn dẹp.
Người kinh doanh phải dùng ủng đi giữa dòng nước đen ngòm.
Bà Dung chấp nhận “sống chung với lũ”.
Cảnh dở khóc, dở cười khi phải dùng gỗ che chắn nhà lúc mưa lớn nước ngập.
Đến gần 16 giờ, đường tại khu vực quận Bình Thạnh vẫn đầy nước.
Hoàng Lê
Theo Dansinh
Đăng ảnh ngồi tát nước trong phòng trọ mùa mưa vì bị ngập, nam sinh nói hộ nỗi thống khổ của bao sinh viên
Nhằm tiết kiệm tiền, không muốn dựa dẫm vào gia đình cho nên nhiều bạn sinh viên đã chấp nhận sống chung với lũ mỗi khi mùa mưa đến.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3 và đi lên các thành phố lớn học tập, lần đầu sống xa gia đình trừ những bạn có gia cảnh khấm khá thì đa số sinh viên luôn phải đối mắt với trăm nghìn gian nan kể hoài không hết, nhưng cám cảnh nhất chính là màn thuê nhà trọ nơi đất khách quê người.
Nhằm tiết kiệm tốt đa chi tiêu hằng tháng, các sinh viên thường lựa chọn những nhà trọ có giá bình dân, xa trung tâm hay thuê theo nhóm để "share" tiền. Nếu gặp được chủ trọ tử tế thì yên tâm học tập, còn không thì công cuộc đi thuê nhà trọ mãi là câu chuyện không hồi kết.
Nhưng cái nào cũng có cái giá của nó, nhà trọ bình dân luôn đi kèm những "tiện nghi" khiến nhiều sinh viên phải ám ảnh, như mới đây trên mạng xã hội đã chia sẻ hình ảnh chàng trai phải ngồi trên giường còn tay cầm theo cái thùng để tát nước khi dưới chân đang chìm trong biển nước đục ngầu tràn khắp căn phòng. Ngay khi đăng tải, cộng đồng mạng nhanh chóng bày tỏ nỗi niềm chung của sinh viên khi vào mùa mưa.
Sinh viên mệt mỏi khi phải sống trong căn phòng trọ ngập nước vào mùa mưa. Ảnh: Đinh Văn Hiếu
Liên hệ chủ nhân tấm hình, bạn Đinh Văn Hiếu (1997), quê ở Thái Bình, hiện đang là sinh viên ngành công nghệ ô tô ở trường Cao đẳng nghề số 20 cho biết, 2 bức ảnh này được bạn chụp cho vào ngày mưa lớn mấy hôm trước ở thành phố Nam Định trong chính căn trọ của mình.
Mùa mưa đối với sinh viên luôn là nỗi sợ khi phải vật vã chống chọi với cảnh nước ngập nhưng bạn Hiếu thì cho rằng: "Cuộc sống sinh viên mà, nhất là mới đi lính về, mình không muốn dựa dẫm ngửa tay xin tiền bố mẹ thì phải ở phòng ít tiền, cho nên việc bị ngập lụt là chuyện bình thường".
Theo Hiếu thì sinh viên cũng có nhiều dạng, sinh viên nhà có điều kiện và sinh viên không có điều kiện, còn bản thân anh chàng muốn tự lực bản thân nên chấp nhận sống chung với lũ. "Tuy ngập lụt nhưng hết mưa thì hết ngập mà, thôi thì chịu khó ở vậy", Hiếu chia sẻ thêm.
Xuất thân từ môi trường quân đội nên tính cách của Hiếu kiên cường và tự lập, cho nên chuyện ngập lụt chỉ là chuyện nhỏ so với anh chàng. Ảnh: NVCC
Theo Helino
Lần đầu tiên về quê nghỉ lễ, dâu trẻ câm nín vì những thói quen "có 1-0-2" của mẹ chồng Chỉ mới ngày đầu tiên phải sống chung với mẹ chồng mà đã thế này thì Thủy sẽ phải làm sao trong suốt kì nghỉ lễ này đây? Vợ chồng Thủy đều là dân tỉnh lẻ lên thành phố học và làm việc. Giống như nhiều cặp đôi khác, họ tình cờ quen biết rồi nảy sinh tình cảm lúc nào không hay....