Nước ngập cầu treo, dân tự dựng cầu tạm rồi… thu phí
Do mưa lớn gây ngập lụt nhiều nơi, tại xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cầu treo xã Nam Công bị ngập khiến người dân không thể đi qua. Một người dân đã dùng cốp pha làm thành một cây cầu tạm cho công nhân đi qua rồi thu phí qua cầu.
Vào chiều 11/10, trên mạng xã hội đăng tải một hình ảnh người dân đi qua một cây cầu làm bằng cốp pha trong thời tiết mưa gió, ngập lụt. Trước lối đi sang cầu có gắn tấm biển ghi giá xe máy qua cầu 5.000 đồng, xe đạp 2.000 đồng.
Việc dựng cầu thu tiền trong tình cảnh mưa lũ, ngập lụt khắp nơi đã gây dư luận trái chiều. Đa phần cho rằng đây là việc làm phản cảm, vô tình. Cũng có ý kiến cho rằng họ đã kỳ công dựng cầu tạm cho dân đi thuận tiện hơn thì thu phí là đúng.
Hình ảnh chiếc cầu tạm ghép bằng cốp pha được chia sẻ trên mạng xã hội
Sự việc trên xảy ra ở cầu Treo thuộc địa phận xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Theo đó, vào thời điểm ngày 11/10, do thủy điện Hòa Bình xã lũ, kết hợp với nhiều ngày mưa lớn làm mực nước sông Đáy dâng cao, khiến cầu treo Nam Công bị ngập, các phương tiện tham gia giao thông không dám qua lại vì nguy hiểm.
Sau đấy, một người dân gần đấy đã dùng cốp pha tự làm một cây cầu dài hơn 20m để người dân qua lại và thu phí qua cầu.
Theo ông Đinh Văn An, Chủ tịch UBND huyện Thanh Liêm cho biết: “Sự việc trên là có, theo báo cáo của xã thì ngay sau khi nắm bắt sự việc trên, cán bộ xã đã đến kiểm tra và yêu cầu người làm cầu tạm không được thu tiền của người già, trẻ em. Người làm cây cầu này cũng chỉ thu tiền của công nhân, còn người làng thì họ không thu. Phía xã cũng yêu cầu người thu tiền viết cam kết không lạm dụng việc thu phí”.
Ông An cũng cho biết thêm, chiếc cầu này dài khoảng hơn 20m, nhưng đến chiều ngày 11/10, do nước dâng cao, cây cầu này cũng bị ngập hoàn toàn, toàn bộ người dân và công nhân lưu thông qua đây phải di chuyển qua lối cầu Bồng Lạng.
Đức Văn
Video đang HOT
Theo Dantri
Chồng tâm thần bỏ đi biệt xứ 20 năm, vợ khóc ngất ngày gặp lại
Người chồng khỏe mạnh bỗng tâm thần rồi bỏ nhà ra đi biệt xứ, tưởng chết rồi nhưng bất ngờ gặp lại sau 20 năm xa cách khiến người vợ vỡ òa trong niềm hạnh phúc.
Hai vợ chồng bà Nghĩa ông Chiến sum vầy sau 20 năm xa cách.
Bán sữa lấy tiền chữa bệnh cho chồng
Căn nhà lá, vách liếp chẳng thể tồi tàn hơn, đồ đạc không có thứ gì đáng giá của gia đình bà Hà Thị Nghĩa (SN 1966, ở thôn Tân Quang, xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, Thanh Hóa) lai luôn rộn rã tiếng cười, người ra kẻ vào.
Có lẽ, đã lâu rồi người ta mới thấy bà Nghĩa vui vẻ như vậy. Dù cái nghèo, cái đói vẫn bủa vây nhưng nụ cười luôn nở trên môi người phụ nữ đã ngoài ngũ tuần, bởi người chồng đầu ấp tay gối với bà đã trở về sau 20 năm lưu lạc.
Nhớ về những ngày tháng cơ cực, bà Nghĩa kể, năm 1984, bà kết hôn cùng ông Hà Văn Chiến (SN 1962, người cùng thôn. Dù nghèo nhưng hai ông bà sống bên nhau rất hạnh phúc và lần lượt có với nhau 4 người con trai.
Hằng ngày, ông Chiến đi lên rừng đốt than đổi gạo còn bà Nghĩa tranh thủ những lúc con ngủ lại ra sông mò cua, bắt ốc kiếm thêm tiền phụ giúp chồng nuôi con.
Năm 1996, khi bà Nghĩa hạ sinh người con trai út cũng là lúc tai họa ập đến. Ông Chiến mắc bệnh tâm thần nặng, không tự chăm sóc cho bản thân. Gánh nặng gia đình đè nặng lên vai bà Nghĩa khi bà vừa phải lo thuốc thang cho chồng, vừa phải chăm con nhỏ và lo cho 3 đứa lớn ăn học.
"Để có tiền thuốc thang cho chồng, trong nhà có thứ gì đáng giá tôi đều mang bán hết. Đến sữa con tôi cũng phải vắt mang đi bán cho những bà mẹ thiếu sữa để lấy tiền mua thuốc cho chồng", bà Nghĩa nhớ lại.
Mọi cố gắng, thuốc thang chẳng làm bệnh tình ông Chiến thuyên chuyển mà còn có dấu hiệu nặng thêm. Cuối năm 1996, ông Chiến đột ngột bỏ đi không tung tích.
Thương chồng, bà Nghĩa đành gửi các con vào nhà hàng xóm rồi lặn lội tìm chồng. Ba đứa lớn, mỗi đứa sang một hàng xóm ở và chăn trâu thuê còn đứa nhỏ mới tập đi thì đem gửi ông nội chăm hộ.
Bà Nghĩa mang ảnh của chồng đi khắp nơi, vừa xin việc làm vừa tìm chồng, gặp ai cũng hỏi nhưng bà chỉ nhận được cái lắc đầu.
Ngôi nhà nhỏ của bà Nghĩa giờ đã rộn ràng tiếng cười khi ông Chiến trở về.
Khoảng 3 năm sau khi ông Chiến bỏ nhà ra đi, gia đình bà Nghĩa nhận được tin từ một người quen ở Tĩnh Gia (Thanh Hóa) cho biết, chồng bà đã bị đánh tử vong, giờ không thấy thi thể ở đâu nữa.
"Khi nghe tin chồng chết, túng quẫn quá tôi cũng định tìm đến cái chết nhưng nghĩ tới mấy đứa con nên đành nén nỗi đau", bà Nghĩa nói.
Những lá thư "lạ" và cuộc hội ngộ sum vầy ở nơi đất khách
Sau 20 năm ông Chiến bỏ đi biệt xứ, các con của bà Nghĩa đã lớn khôn và lập gia đình. Ba người con thứ vào trong miền Nam làm ăn còn người con cả ở lại phụng dưỡng mẹ già.
Cũng trong 20 năm đó, bà Nghĩa không ngừng hy vọng sẽ gặp lại chồng. Một chiều tháng 2/2016, gia đình bà Nghĩa liên tiếp nhận được những lá thư của một người lạ tên Mai Ngọc Chung gửi.
Những lá thư mà ông Chung báo tin cho gia đình bà Nghĩa biết thông tin của ông Chiến.
Nội dung lá thư, ông Chung ghi rõ: "Tôi cùng ở và làm việc với anh Chiến, không may anh Chiến bị ốm phải nhập viện. Hiện anh Chiến vẫn ở lại viện. Anh Chiến nhờ tôi khi về báo với gia đình ra đón anh về với vợ con...".
Nhận được thư, bà Nghĩa cùng con trai lớn Hà Văn Tiến tìm gặp ông Mai Ngọc Chung. Ông Chung kể lại hết những gì biết về ông Chiến và đưa 2 mẹ con bà Nghĩa đến bệnh viện Phục hồi chức năng ở Quảng Ninh.
Đến đây, bà Nghĩa không còn tin nổi vào mắt mình. Người chồng 20 năm thất lạc tưởng đã chết xuất hiện trước mặt bà bằng xương, bằng thịt. Niềm vui càng nhân đôi khi bà Nghĩa biết, bệnh tình của ông Chiến đã thuyên giảm, ông có thể nhận ra vợ mình.
"Sau vài phút bỡ ngỡ, cả nhà lao vào ôm chầm lấy nhau, tôi mừng khóc ngất đi", bà Nghĩa nhớ lại.
Bà Nghĩa làm thủ tục cho chồng ra viện và đón chồng về nhà trong niềm hạnh phúc. Các con bà Nghĩa trong nam cũng bay ra để gặp bố, cả nhà đoàn tụ sau 20 năm xa cách. Bà con hàng xóm, anh em họ hàng cũng đến chúc mừng và chia vui với gia đình bà Nghĩa, ông Chiến.
Ông Lê Duy Tĩnh - Trưởng Công an xã Thanh Tân cho biết: "Khi biết tin ông Chiến trở về, chúng tôi rất mừng cho gia đình bà Nghĩa vì đã tìm được người chồng, người cha sau 20 năm lưu lạc. Phía chính quyền địa phương sẽ tạo mọi điều kiện pháp lý để cho ông Chiến và gia đình được hưởng quyền lợi chính đáng của một công dân".
Theo Danviet
"Dị nhân" hơn 10 năm cõng xi măng, cát sỏi lên núi đắp tượng Hơn 10 năm nay, trên ngọn núi Đoan Vỹ (xã Thanh Hải, Hà Nam), một mình cụ cõng từng cân xi măng, xách từng túi cát, lên núi đắp, vẽ tượng. Cụ Bùi Văn Đức (87 tuổi, ở thôn Đoan Vỹ, xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng hơn chục năm nay, một mình...