Nước ngầm ở Hà Nội đang ở mức báo động
Ô nhiễm nước ngầm ở Hà Nội đang ở mức báo động, đó là đánh giá của Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam (VIWASE) – đơn vị được giao lập điều chỉnh quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội.
Theo báo cáo của VIWASE, qua khảo sát hiện trạng cấp nước cho đô thị, các giếng ngầm tại các quận: Hai Bà Trưng, Hà Đông, Tây Hồ, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm có hàm lượng sắt cao. Các giếng tại các quận: Hai Bà Trưng, Ba Đình, Thanh Xuân, Long Biên có hàm lượng mangan cao.
Đặc biệt, các giếng tại các quận ở phía Nam và Đông Nam thành phố thuộc các nhà máy nước: Pháp Vân, Hạ Đình, Tương Mai bị ô nhiễm nặng; nước ngầm không đảm bảo chất lượng, hàm lượng amoni rất cao và có dấu hiệu bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
Nguyên nhân là do khu vực này có địa hình thấp, toàn bộ nước bề mặt chưa được xử lý chảy về hướng này, ngấm xuống làm bẩn những tầng chức nước nằm sâu dưới lòng đất.
Nhiều năm nay, đoạn Sông Đáy qua cầu Mai Lĩnh (Hà Đông) trong tình trạng ô nhiễm nặng. (ảnh: Dantri)
Video đang HOT
Kết quả của Dự án &’&'Phát triển hệ thống sử dụng nước đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu” do Trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) phối hợp với Trường Đại học Xây dựng Hà Nội vừa công bố cũng chỉ ra, 10% nước thải đô thị chưa qua công đoạn xử lý, 36% nước thải đô thị chưa qua xử lý cũng đổ ra các hồ chất lượng nguồn nước mặt của một số sông chính như sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy không đảm bảo, thiếu tính ổn định, khó kiểm soát được ô nhiễm mà trong đó có nguyên nhân nhà máy xử lý nước thải hoạt động kém hiệu qủa.
Hiện tổng mức khai thác nước ngầm của toàn Thành phố Hà Nội ước tính khoảng 700.000m3/ ngày đêm. Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn Thành phố hiện có hơn 170.000 giếng khai thác nước ngầm, trong đó, riêng số giếng tư nhân do các hộ gia đình tự khoan lên tới 100.000 chiếc.
Kết quả quan trắc về chất lượng nước liên tục phát hiện dấu hiệu gia tăng ô nhiễm với các chỉ số kim loại nặng cao hơn mức cho phép nhiều lần như hàm lượng amoni, asen, hữu cơ…
Theo kết quả kiểm tra chất lượng ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội của Bộ Y tế hồi đầu năm 2018, Hà Nội đang đứng trước nguy cơ dịch bệnh, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa bởi nước sạch dung trong đạt tiêu chuẩn clod dư.
Sử dụng nước ô nhiễm chất lượng thấp trong một thời gian dài, sẽ gây những tác động bất lợi đến môi trường và sức khỏe của những người dân sống tại các khu vực nói trên. Tỷ lệ các bệnh cấp và mãn tính về đường tiêu hóa (tả, lị, thương hàn…), chân tay miệng… ngày càng tăng.
Nếu không được phát hiện kịp thời và làm sạch nguồn nước sinh hoạt, bệnh có thể dẫn tới bệnh ung thư và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da.
Trước thực trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc cần xây dựng và hoàn thiện luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước để bảo vệ nguồn nước sạch, kiểm soát tốt nguồn gây ô nhiễm nước như xây dựng luật mới về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước trên cơ sở giữ các quy định phù hợp của luật hiện hành, bổ sung những quy định mới có tính kịp thời nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn nước…
Mai Hương
Theo laodongxahoi
Ninh Bình: Tăng cường quản lý tài nguyên nước
Hiên Ninh Binh đa câp 50 giấy phép khai thác, sử dụng nước cho 45 tổ chức, cá nhân (bao gồm 27 giấy phép khai thác nước dưới đất và 23 giấy phép khai thác nước mặt). Qua công tác rà soát có 43/50 giấy phép thuộc diện phải lập hồ sơ kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Công tac quan ly tai nguyên nươc trên đia ban Ninh Binh đa va đang co nhiêu kêt qua đang mưng
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Binh, đên nay Sơ đã tiến hành rà soát công tác cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh, thành phố trên địa bàn như: Rà soát, lập danh sách các chủ giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất đã được cấp phép thuộc trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định.
Riêng đôi với những đơn vị, doanh nghiệp chưa có giấy phép khai thác tài nguyên nước, Sở cung đã tổ chức rà soát và đôn đốc về việc lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước và hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Tính đến nay, toàn tỉnh đã cấp 50 giấy phép khai thác, sử dụng nước cho 45 tổ chức, cá nhân (bao gồm 27 giấy phép khai thác nước dưới đất và 23 giấy phép khai thác nước mặt). Qua công tác rà soát có 43/50 giấy phép thuộc diện phải lập hồ sơ kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Ngoai ra, Sở cung đã tiến hành kiểm tra, thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt hồ sơ kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho 42/43 giấy phép khai thác tài nguyên nước.
Bên canh đo, công tác quản lý tài nguyên nước trên đia ban toan tinh vân còn nhiều khó khăn, hạn chế như vân con nhiêu tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép; khai thac thiêu tinh bên vưng hoăc gây can kiêt, ô nhiêm nguôn nươc...
Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Binh cho biêt: Trong thơi gian tơi Sở sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân đang khai thác tài nguyên nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác nước mặt, nước dưới đất không lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước và không thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến việc kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, Sở sẽ có chế tài tử phạt vi phạm nghiêm theo đúng quy định cua phap luât.
Theo Anh Tú (Báo TNMT)
Quảng Nam: Nhà máy nhuộm vải, tiện thể nhuộm luôn ruộng lúa của dân Những năm gần đây, người dân các thôn Trung Đông và An Trung (xã Duy Trung, Duy Xuyên - Quảng Nam) rất bức xúc về hành vi xả thải gây ô nhiễm nguồn nước tưới và mạch nước ngầm của một công ty trong Cụm công nghiệp Tây An. Bức xúc vì ô nhiễm Ông Nguyễn Văn Kiều (thôn Trung Đông) có 1...