Nước ngầm nhiễm mặn, vựa rau sạch lớn Đà Nẵng chết khô
Giữa cao điểm thiếu nước sạch trên địa bàn TP Đà Nẵng, vựa rau La Hường (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ khi 80% đất sản xuất đã nhiễm mặn khiến hoa màu chết khô.
Nằm ở bãi bồi sông Cẩm Lệ với diện tích gần 13 ha, vựa rau La Hường được xem là vùng chuyên canh rau sạch theo chuẩn VietGAP lớn nhất tại TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, những cánh đồng rau sạch xanh ngút ngàn đã dần không còn nữa. Người dân cho biết khoảng từ tháng 3-2019, nước tưới tiêu tại đây bắt đầu nhiễm mặn và phèn dẫn đến hoa màu dần chết khô. Hiện chỉ còn vài hộ canh tác, cố gắng cầm cự bằng cách khoan thêm giếng, lắng bể để lấy nước bề mặt nhằm giảm phèn…
Nông dân vẫn cố gắng cứu 20% diện tích đất chưa bị nhiễm mặn còn lại của vườn rau sạch La Hường
Thời gian qua, thương hiệu rau sạch La Hường chiếm lĩnh thị trường Đà Nẵng và mở rộng ra các chuỗi hệ thống siêu thị ở Quảng Nam. Đa phần diện tích đất ở La Hường được nông dân canh tác, trồng mùng tơi, rau cải, bí đao, khổ qua, rau muống… Chính nguồn phù sa từ sông Cẩm Lệ mỗi khi lũ về đem lại nguồn dinh dưỡng cho cây rau phát triển.
Video đang HOT
Bình quân mỗi ngày vùng rau này cung cấp ra thị trường gần 1 tấn rau củ quả sạch, đạt chất lượng cao. Bà Hứa Thị Thùy Phương, Chủ tịch Hội Nông dân quận Cẩm Lệ, cho biết để khôi phục lại 80% diện tích hoa màu bị bỏ hoang sau khi hết đợt nhiễm mặn, Hội Nông dân quận đề xuất Hội Nông dân TP và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Đà Nẵng hỗ trợ cung cấp cho 156 hộ trồng rau tại đây các loại giống mới.
Tin-ảnh: Q.Luật
Theo Nguoilaodong
Phục tài ông Chiến: Trồng 3ha bưởi da xanh thuần chủng lời 2 tỷ/năm
Ông Lê Quang Chiến, ngụ ấp 3, xã Tân Hưng, huyện Bàu Bàng (Bình Dương) là một trong những gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Bàu giai đoạn 2017-2019. Mỗi năm, vườn bưởi da xanh của ông Chiến mang về lợi nhuận gần 2 tỷ đồng.
Những năm đầu trồng bưởi ông gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của bản thân, gia đình cùng sự hỗ trợ của địa phương, những người đi trước đã giúp ông vươn lên, xây dựng thương hiệu bưởi da xanh Phượng Hằng.
Ông Chiến bên vườn bưởi của gia đình. Ảnh: HOÀNG PHẠM
Cần sự công phu
Theo chân ông Chiến, chúng tôi được "mục sở thị" vườn bưởi của gia đình. Trước mắt chúng tôi là những cây bưởi lá xanh tốt, trái bưởi căng tròn đang chờ thu hoạch. Ông Chiến chia sẻ, ông chọn vùng đất Tân Hưng (trước đây ông ở huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) để trồng bưởi vì thấy thổ nhưỡng ở đây rất thuận lợi cho việc trồng cây bưởi. Ngoài ra, ông nhận thấy nhu cầu thị trường bưởi đang có xu hướng tăng cao, nhất là ở khu vực miền Bắc nên quyết định gắn bó với loại cây này.
Năm 2007, ông đầu tư gần 500 triệu đồng trồng 3 ha cây bưởi da xanh. Ông Chiến cho hay, cái khó khi trồng bưởi là làm sao chọn được giống tốt, người trồng phải chăm sóc đúng kỹ thuật và chịu tổn thất trong thời gian đầu. Sau 4 năm trồng và chăm sóc, vườn bưởi của ông cho thu hoạch; thu nhập vụ đầu chưa bù được chi phí bỏ ra nhưng điều đáng mừng là thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Trong giai đoạn 2011-2013, sau khi trừ chi phí, vườn bưởi mang lại cho ông thu nhập khoảng 1 tỷ đồng. Từ nguồn thu nhập này, ông đã trả được chi phí đầu tư ban đầu và có điều kiện để chăm sóc vườn cây tốt hơn.
Ngoài việc áp dụng các phương pháp canh tác truyền thống, ông Chiến còn tìm hiểu những phương pháp canh tác mới, như sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học vừa bảo đảm các yếu tố về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt vừa tăng sức đề kháng cho cây, giảm được một số loại sâu, bệnh, nâng cao năng suất từ 20% trở lên.
Thu lời 2 tỷ đồng mỗi năm
Từ những kiến thức có được sau khi tham quan các mô hình sản xuất bưởi hiệu quả trong và ngoài tỉnh, đồng thời có sự góp ý, tư vấn của bà Nguyễn Thanh Thủy (chủ trang trại bưởi da xanh Thanh Thủy, huyện Bàu Bàng), ông Chiến đã mạnh dạn cắt bỏ những cây bưởi da xanh không thuần chủng để thay vào những cây bưởi da xanh thuần chủng, cho năng suất cao hơn.
"Ngoài việc trồng lại giống bưởi da xanh thuần chủng từ trang trại bưởi da xanh Thanh Thủy, tôi còn tham khảo tài liệu, sách báo để áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong chăm sóc vườn cây. Nhờ đó, từ năm 2014-2018 sản lượng bưởi của gia đình tăng lên, đạt năng suất cao, chất lượng tốt và được chứng nhận vườn cây đạt chuẩn VietGAP", ông Chiến nói.
Với việc mạnh dạn áp dụng giống bưởi mới, cùng khoa học - kỹ thuật, vườn bưởi 3 ha của ông đã cho kết quả khả quan; sau khi trừ chi phí ông có lãi gần 2 tỷ đồng/năm. Bưởi da xanh của ông chủ yếu cung cấp cho thị trường miền Bắc và cung ứng ở địa phương vào những dịp lễ, tết. Điều quan trọng nữa, với việc được cấp chứng nhận nhãn hiệu bưởi Phượng Hằng đã giúp vườn bưởi của ông ngày càng được nhiều người biết đến.
Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bàu Bàng, cho biết mô hình trồng bưởi của ông Lê Quang Chiến là một trong những mô hình sản xuất hiệu quả trên địa bàn huyện. Ngoài việc nâng cao thu nhập cho gia đình, mô hình này cũng góp phần nâng cao thương hiệu nông sản tỉnh Bình Dương trên thị trường và từng bước xây dựng nhãn hiệu nông sản của huyện Bàu Bàng.
Theo Hoàng Phạm (Báo Bình Dương)
LẠ: Đánh liều nuôi con rậm lông trên đất Phủ Quỳ, bán 200 ngàn/kg Nói đến nuôi cừu ở Việt Nam, người ta thường nghĩ đến tỉnh Ninh Thuận, vùng đất nắng hạn với hàng vạn con cừu sinh sôi, nảy nở. Thế nhưng, ở xóm 15A, xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa ( Nghệ An) đã có một nông dân "làm liều" mang cừu giống từ Ninh Thuận ra nuôi. Sau đôi lần thất bại,...