Nước Nga với nỗ lực hướng Đông
Những nỗ lực của Nga nhằm tạo dựng mối liên kết trên khắp khu vực Đông Á là một phần trong chính sách đa dạng hóa của Nga khi nước này đang chú trọng thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế Nga đứng thứ 12 thế giới với GDP đạt 1.600 tỷ USD được coi như một lợi thế.
Trên thực tế, hơn 2 thập niên qua, Nga đã can dự vào khu vực Đông Á dưới hình thức song phương và thông qua các diễn đàn khác nhau như Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Nhưng phải đến chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của Tổng thống Putin đến Singapore tháng 11-2018 mới phát đi tín hiệu rõ ràng về việc Moscow tập trung vào khu vực này.
Từ năm 2010, Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố Nga sẽ “hướng sang phía Đông” và tăng cường can dự với châu Á. Gốc rễ của chính sách này là việc thúc đẩy tăng trưởng bất chấp các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Trong đó, quan hệ Nga – Trung Quốc được cho là “thành công lớn nhất trong chính sách đối ngoại của ông Putin” – Viện Lowy từ Australia.
Cụ thể, Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp nhau nhiều hơn so với bất kỳ cặp nhà lãnh đạo quốc tế nào – viện dẫn một bình luận của Tổng thống Putin khi ông nói rằng ông đã gặp Chủ tịch Tập Cận Bình 30 lần trong 6 năm qua – trong khi thương mại song phương đã vượt mức 100 tỷ USD, bên cạnh những hợp tác quân sự quan trọng khác.
Moscow đã tiếp tục thảo luận với Tokyo về quần đảo tranh chấp Kuril, tiếp cận cả CHDCND Triều Tiên lẫn Hàn Quốc, tăng cường quan hệ với các nước công hòa Trung Á và củng cố quan hệ kinh tế với Ấn Độ. Theo các số liệu chính thức, kim ngạch thương mại giữa Nga và các nước ASEAN đã tăng từ 18 tỷ USD năm 2017 lên 19 tỷ USD năm 2018 và đạt gần 10 tỷ USD trong nửa đầu năm 2019, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.
Phần lớn kết quả này đến từ những thương vụ mua bán vũ khí. Nga là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới sau Mỹ và Đông Nam Á chiếm hơn 12% kim ngạch xuất khẩu vũ khí của nước này từ năm 2013 đến năm 2017 – gần gấp đôi so với 1 thập kỷ trước.
Phần lớn kim ngạch thương mại giữa Nga với ASEAN là từ những thương vụ mua bán vũ khí.
Video đang HOT
Các nước ASEAN cũng có những động cơ khác khiến họ củng cố quan hệ với Nga, đặc biệt là trong lúc cả khu vực đang phải vật lộn với những bất trắc do cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và tình hình phức tạp trên Biển Đông. Điển hình là Malaysia, không những tăng cường quan hệ kinh tế với Nga mà còn được nước này đề nghị chia sẻ chuyên môn và công nghệ hàng không vũ trụ.
Malaysia đã mời Nga đầu tư vào hệ thống giáo dục của mình và tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông tháng 9-2019, Malaysia đã nồng nhiệt đón nhận lời đề nghị từ phía Nga về việc thành lập trường đại học hàng không vũ trụ ở nước này.
Công ty năng lượng nhà nước của Nga Rosneft đã có thỏa thuận với công ty dầu mỏ nhà nước của Indonesia Pertamia để xây dựng một nhà máy lọc dầu trị giá 8,8 tỷ USD ở Indonesia và đang tham dự các cuộc đàm phán về nhiều dự án khác nhau với Philippines.
Tổng thống Putin đã bày tỏ mong muốn rằng đến năm 2020 sẽ tăng gấp đôi kim ngạch thương mại song phương với Indonesia, hiện đang ở mức 2,5 tỷ USD trong năm 2017. Từ năm 2000 đến năm 2017, Indonesia chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga sang khu vực này.
Với Philippines, mối quan hệ với Moscow là trọng tâm chính sách đối ngoại độc lập mà Tổng thống Duterte đang theo đuổi, nhằm đưa nước này tách khỏi các đối tác truyền thống như Mỹ để tập trung vào mối quan hệ tốt đẹp hơn ra bên ngoài. Và Moscow đương nhiên hoan nghênh sự thay đổi đó khi đang nóng lòng lôi kéo các đồng minh của Washington.
Phải biết rằng Philippines và Thái Lan là hai đối tác thuộc ASEAN duy nhất ký hiệp ước phòng thủ với Mỹ. Và Philippines có nguy cơ phải gánh chịu các biện pháp trừng phạt của Mỹ theo một điều luật năm 2017 nếu nước này tiếp tục mua vũ khí từ tập đoàn xuất khẩu vũ khí lớn của Nga Rosoboronexport.
Bất chấp điều đó, trong chuyến thăm Moscow vừa qua, ông Duterte tuyên bố Philippines sẵn sàng hợp tác với Nga trong các nỗ lực chống khủng bố, trong khi cũng ký các thỏa thuận về việc chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp của hai nước.
Rosneft đã có thỏa thuận với Pertamia để xây dựng nhà máy lọc dầu trị giá 8,8 tỷ USD ở Indonesia.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng Mỹ không chỉ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các đồng minh hiệp ước mà còn với bất kỳ nước nào có hoạt động thương mại trong lĩnh vực quốc phòng và tình báo với Nga. Đây là điều các nước ASEAN phải cân nhắc khi xích lại gần Moscow.
Các chuyên gia cho rằng các nước ASEAN sẽ tiếp tục có quan điểm thực dụng trong cách tiếp cận với Nga, sẵn sàng tăng cường sự can dự về kinh tế và mua vũ khí của Nga nhưng thận trọng đối với việc tin tưởng vào Moscow như một đối trọng với tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh.
Lý do là bởi, theo các nhà phân tích, lợi ích của Nga ở châu Á trước hết tập trung vào Trung Quốc, điều này sẽ ngăn cản Moscow thông qua bất kỳ lập trường nào ở Đông Nam Á mà có thể gây ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ này.
Chuyên gia Gorenburg đến từ Đại học Harvard cho rằng với thái độ hoài nghi về năng lực của Nga trong việc hậu thuẫn các nước ASEAN đồng nghĩa rằng họ sẽ không sẵn lòng phụ thuộc quá nhiều vào Moscow. Và đó là điều chính đáng – theo Gorenburg.
Huy Thông (tổng hợp)
Theo antg.cand.com.vn
Su-35 Nga, F-16 Thổ Nhì Kỳ suýt không chiến trên bầu trời Syria
Hai chiếc Su-35 Nga đã ngăn chặn tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào không phận Idlib của Syria để bảo vệ phiến quân ở Khan Sheikhun.
Tiêm kích Su-35 của Nga.
Theo Avia.Pro, 2 tiêm kích Su-35 của Nga đã xuất kích từ căn cứ không quân Khmeimim để ngăn chặn các máy bay Thổ Nhĩ Kỳ. Các phi công Nga đã buộc máy bay Thổ Nhĩ Kỳ rời khỏi không phận Syria chỉ trong vài phút.
Bản tin cho hay các máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc phải rời không phận Syria sau khi chỉ đi vào được 30-40km. Các máy bay Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã được cảnh báo trước hoặc chỉ đơn giản là nhìn thấy các máy bay Nga qua radar của họ.
Sau đó, 2 máy bay Su-35 của Nga được phát hiện trực tiếp tại khu vực gần thị trấn Khan Sheikhun.
"Chiến đấu cơ Su-35 hộ tống và bảo vệ không quân Syria khi triển khai cuộc tấn công trên vùng trời Khan Sheikhun sau khi có các mối đe dọa từ Thổ Nhĩ Kỳ" - South Front dẫn lại bản tin này.
Các chuyên gia không loại trừ khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết trong thời gian ngắn để tấn công vào các vị trí của quân đội Syria gần Khan Sheikhun bởi nếu không một trạm quan sát của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng nổi dậy được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn sẽ bị bao vây.
Diễn biến trên không giữa máy bay Nga và Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra ngay sau khi quân đội Arab Syria tấn công đoàn xe của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib.
Thổ Nhĩ Kỳ cho biết 3 dân thường thiệt mạng và 12 người bị thương trong vụ việc. Ankara tuyên bố, đoàn xe chở nhu yếu phẩm nhân đạo tới cho Điểm quan sát số 9 và yêu cầu mở đường tiếp tế và ngăn chặn thương vong cho dân thường trong khu vực.
Thổ Nhĩ Kỳ cho hay đoàn tiếp tế này gồm 28 phương tiện quân sự, trong đó có ít nhất 7 xe tăng và đang hướng về phía phiến quân ôn hòa (các phiến quân có liên kết với al-Qaeda) đang bị quân đội Syria tấn công trong những tuần gần đây.
Từ 19.8, quân đội Arab Syria và các lực lượng thân chính phủ khác đã bắt đầu tiến vào Khan Sheikhun, cắt đứt tuyến cao tốc huyết mạch M5 thường được Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng để "hỗ trợ nhân đạo" cho các lực lượng nổi dậy trong thị trấn.
Theo Thanh Hà (Lao động)
Tin thế giới: Căng thẳng Nga-Ukraine tồi tệ hơn dưới thời Zelensky Tính đến tháng 8/2019, sau vài tháng ông Volodymyr Zelensky làm tổng thống Ukraine, quan hệ giữa nước này và Nga đã trở nên tồi tệ hơn. Quan hệ giữa Nga và Ukraine căng thẳng hơn dưới thời Tổng thống Volodymyr Zelensky Theo Southfront, tình hình tại đường liên lạc giữa các lực lượng vũ trang Ukraine và lực lượng tự vệ của...