Nước nào xây dựng luật chơi trên Biển Đông?
Trên bàn cờ Biển Đông, các khán giả đã dần trở thành những người chơi chính và trò chơi này đang thu hút ngày càng nhiều người tham gia. Vậy luật chơi do ai đưa ra? Câu hỏi này chính là điểm mới trên bàn cờ Biển Đông trong năm 2014. Sau nhiều động thái, những người chơi đã tập trung tại Nay Pyi Taw, thủ đô Myanmar trong tháng 8 vừa qua để tham gia vào một cuộc tranh luận.
Mỹ đề nghị Trung Quốc “đóng băng” vấn đề Biển Đông
Đầu tiên, đề xuất đóng băng có một số điểm gây khó hiểu. Trò chơi diễn ra vào tháng 8 vừa qua có thể tóm tắt trong 3 nước đi. Một là đề xuất của ông Kerry. Ông cho rằng, tất cả các bên có yêu sách trong tranh chấp Biển Đông nên ngừng các hoạt động gây hấn, kể cả việc cải tạo và xây dựng trên các đảo tranh chấp.
Tiếp theo là cách tiếp cận của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị. Ông Vương phát biểu rằng, “Trung Quốc và ASEAN đã tìm thấy con đường giải quyết vấn đề Biển Đông, ví dụ như, các tranh chấp nên được các nước liên quan trực tiếp giải quyết thông qua thảo luận, đàm phán. Hòa bình, ổn định ở Biển Đông sẽ được duy trì bởi nỗ lực chung của cả Trung Quốc và các nước ASEAN.
Thứ ba là kế hoạch ba bước. Về ngắn hạn là nhằm chấm dứt các hành động làm tình hình thêm căng thẳng. Về trung hạn, các bên sẽ đi đến ký kết một Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý. Và cuối cùng là giải quyết tranh chấp chủ quyền một cách hòa bình. Sau các cuộc hội đàm, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN cũng không đề cập đến vấn đề “đóng băng” trong tuyên bố chung. Họ chỉ nêu ra đề xuất ba bước và hối thúc đẩy nhanh quá trình đàm phán về COC. Công bằng mà nói, Mỹ đã bỏ lỡ cuộc chơi; ASEAN không thắng và cũng không mất mát điều gì còn Trung Quốc đã giành được một thắng lợi nhỏ.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton: “Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông”
Logic của đề xuất đóng băng chính là việc Mỹ dựng sẵn một cái bẫy cho Trung Quốc và các nước ASEAN. Vấn đề là: Tại sao Mỹ lại định hình luật chơi cho các nước khác và tại sao những nước đó lại phải chấp nhận luật chơi do Mỹ thiết kế? Các nhà bình luận tin rằng, Mỹ nên lãnh đạo bằng dẫn chứng cụ thể chứ không phải thông qua việc áp đặt luật chơi cho các nước khác trong khi mình lại đứng ngoài.
Các nhà chiến lược Trung Quốc cho rằng, chiến lược Tái cân bằng sang Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ và những động thái dùng các tranh chấp ở Biển Đông của Mỹ để cạnh tranh với quan hệ giữa Trung Quốc với ASEAN là nguồn gốc của những bất ổn trong khu vực. Nếu Trung Quốc đặt câu hỏi liệu Mỹ có đóng băng các hành động gây căng thẳng ở Biên Đông của họ hay không thì chắc chắn câu trả lời từ Mỹ sẽ là không. Mặc dù một số nước thành viên ASEAN cần sự hỗ trợ an ninh của Mỹ nhưng việc Mỹ đưa ra sự hướng dẫn trực tiếp như vậy lại được coi là không phù hợp với thông lệ trao đổi giữa các nước cũng như phương thức ASEAN (coi trọng tinh thần tự nguyện của các bên). Thậm chí đề nghị của Philippines nhằm đóng băng được coi là bước đầu tiên trong ba bước đã được đón nhận một cách lạnh nhạt.
Bộ trưởng Ngoại giao Singapore nghi ngờ về phạm vi áp dụng và mục tiêu của đề xuất này. Một số nước quan ngại rằng, áp dụng đóng băng sẽ làm suy yếu kinh tế biển và kiềm chế các hành động của họ. Các bên không có yêu sách trong tranh chấp như Indonesia, Campuchia, Myanmar và Lào đều không muốn làm phức tạp vấn đề Biển Đông vì lo ngại rằng, một viễn cảnh như vậy sẽ làm tổn hại đến sự hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN.
Theo Vietbao
Myanmar-Nhật Bản cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng
Ngày 28/5, Tổng thống Myanmar U Thein Sein đã gặp Tham mưu trưởng Các Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, Tướng Shigeru Iwasaki đang ở thăm Nay Pyi Taw.
Theo thông báo của Văn phòng Tổng thống Myanmar, tại cuộc gặp, hai bên đã thảo luận về quan hệ hợp tác và hữu nghị Myanmar - Nhật Bản, cũng như sự trợ giúp của Nhật Bản về công nghệ cũng như những khoản vay dành cho quốc gia Đông Nam Á này.
Trước đó, hôm 27/5, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, Đại tướng Min Aung Hlaing cũng đã gặp ông Iwasaki và hai bên cam kết tăng cường hơn nữa hợp tác quốc phòng.
Tổng thống Myanmar Thein Sein (phải) có cuộc gặp với Tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản Shigeru Iwasaki
Thông báo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết Tướng Iwasaki và người đồng cấp Myanmar đã "nhất trí về tầm quan trọng của hoạt động giao lưu ở tất cả các cấp giữa Các lực lượng phòng vệ Nhật Bản và Các lực lượng vũ trang Myanmar".
Ngoài ra, hai bên cũng trao đổi quan điểm về tình hình an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhất trí rằng "các giải pháp thông qua đối thoại là rất quan trọng đối với các vấn đề khu vực".
Chuyến thăm của Tướng Iwasaki là chuyến thăm đầu tiên của chỉ huy quân sự cấp cao nhất của Nhật Bản đến Myanmar kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II.
Tháng 5/2013, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thăm Myanmar và trở thành vị thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản đến nước này kể từ năm 1977.
Năm 2014, Myanmar và Nhật Bản kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Myanmar cũng sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN - Nhật Bản lần đầu tiên tại Nay Pyi Taw.
Theo Vietbao
Vụ máy bay rơi ở Lào: Đoàn cấp cao Việt Nam dự lễ tang Chính phủ Lào quyết định quốc tang ba ngày từ ngày 17 đến 19/5 cho các quan chức cao cấp của nước này tử nạn trong vụ chiếc máy bay Antonov AN-74TK-300 rơi. Hiện trường nơi chiếc máy bay rơi - Ảnh: Reuters Trong ngày hôm nay, lễ truy điệu cùng lễ hỏa táng các quan chức cấp cao của Lào cũng sẽ...