Nước nào sẽ thay thế Syria làm đồng minh chiến lược của Iran?
Với tình thế hiện nay của Syria, Iran coi như đã mất đi một đồng minh chiến lược của mình trong khu vực. Theo giới bình luận quốc tế, Iran giờ đây đang đặt cược vào nước láng giềng Iraq.
Binh lính Iran diễu hành hồi tháng 9-2011 trong lễ kỷ niệm cuộc chiến tranh 8 năm với Iraq
Các nhà phân tích cho rằng: khi Mỹ rút hết 39.000 quân còn lại của mình khỏi Iraq vào cuối năm 2011, ảnh hưởng của Iran đối với giới lãnh đạo ở Baghdad sẽ tăng lên. Tình huống này quả làm cho Washington khó chịu.
Hôm 21-10, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẽ rút hết quân khỏi Iraq theo đúng lộ trình vào cuối năm 2011, xóa bỏ những đồn đoán rằng Washington đang vận động Baghdad để cho Mỹ duy trì một số quân chiến đấu ở nước Nam Á này sau thời hạn rút quân. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã lập tức khuyến cáo Tehran không can thiệp vào Baghdad. Phía Mỹ vẫn thường xuyên cáo giác Iran, đất nước Hồi giáo với đa số tín đồ thuộc phái Shiite, đang can thiệp vào hoạt động chính trị của chính phủ do phái Hồi giáo Shiite lãnh đạo ở Iraq. Thậm chí Washington nói rằng Iran đã huấn luyện và hậu thuẫn cho những nhóm phiến quân chống lại lính Mỹ ở miền nam Iraq.
Video đang HOT
Thực tế là Iraq và Iran, hai nước láng giềng vùng vịnh từng là kẻ thù không đội trời chung với nhau trước cuộc chiến tranh Iraq 2003 và từng xâu xé nhau trong cuộc chiến tàn phá lẫn nhau 1980-1988, hiện nay cũng có những mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực, từ giao dịch thương mại song phương tới du lịch, đặc biệt là về tôn giáo. Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad của Iran đã nói rằng ông mong đợi “một sự thay đổi sẽ xảy ra” trong mối quan hệ Iran – Iraq, và nhấn mạnh rằng hai nước láng giềng này có “những mối quan hệ đặc biệt”. Ông tin rằng “nếu như mối quan hệ Iran – Iraq được tận dụng từ cách đây 7 hay 8 năm thì lính Mỹ và Iraq ắt đã ít thương vong hơn”.
Ali al-Saffar, một nhà phân tích về Iraq ở Luân Đôn (Anh), nhận xét: “Ảnh hưởng của Iran đối với Iraq nói chung là rộng, và sâu ở một số nơi, cụ thể là ở miền nam. Sau khi Mỹ rút quân, ảnh hưởng của Washington sẽ yếu đi và tôi cho rằng cả Iran (thông qua các đồng minh của mình) lẫn các nước Ảrập láng giềng của Iraq (thông qua các ứng cử viên có thể đồng thuận) sẽ tìm kiếm cách nhảy vào Iraq để hỗ trợ cho các đảng phái mà họ ưa thích”.
Các nhà bình luận quốc tế cho rằng tình trạng bất ổn chính trị và xã hội hiện nay ở Syria – nước đồng viên chính của Iran ở Trung Đông sẽ khiến Tehran tập trung hơn nữa vào Iraq. Iran cũng đã bày tỏ sự lo ngại về khả năng sụp đổ của chính quyền Syria. Trước đây Tehran vẫn tránh đề cập tới thái độ trấn áp cứng rắn của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đối với những người biểu tình chống đối (hiện đã khiến hơn 3.000 người chết). Nhưng hôm 22-10, Tổng thống Iran đã bất ngờ lên án “những vụ giết người và thảm sát” ở Syria. Dường như gió đã bắt đầu đổi chiều.
Theo CATP
Mỹ khẳng định vai trò ở châu Á-Thái Bình Dương
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết Washington vẫn sẽ duy trì lực lượng ở châu Á-Thái Bình Dương, bất chấp nguồn ngân sách quốc phòng eo hẹp.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta bắt tay người đồng cấp của Indonesia, ông Purnomo Yusgiantoro, trước cuộc gặp song phương bên lề hội nghị ở Indonesia hôm qua. Ảnh: AFP
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hôm qua tham dự cuộc họp với 10 người đồng cấp ở ASEAN tại Indonesia. Trong cuộc họp này, ông Panetta khẳng định Mỹ sẽ giữ vững những cam kết về an ninh đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
"Tôi đảm bảo rằng Mỹ sẽ duy trì hiện diện ở châu Á", AFP dẫn lời ông Panetta.
Ông khẳng định việc ngân sách quốc phòng bị cắt giảm sẽ không ảnh hưởng đến vai trò của châu Á-Thái Bình Dương đối với Mỹ.
Về vấn đề biển Đông, Washington kêu các nước có liên quan nhanh chóng hoàn thiện bộ quy tắc về ứng xử giữa các bên ở biển Đông. Ông cũng nhắc lại quan điểm của Mỹ về quyền tự do hàng hải thông qua tuyến đường vận chuyển quan trọng này.
Trong cuộc gặp sáng nay với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng hứa sẽ giúp Jakarta nâng cấp hệ thống trang thiết bị quân sự đã lỗi thời, trong đó có hệ thống radar. Mỹ đang trợ giúp cho Indonesia hệ thống radar kiểm soát eo biển Malacca, nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Washington cũng đồng ý bán 30 máy bay F-16 cũ cho không quân Indonesia.
Hôm nay, ông Panetta lên đường đến Nhật Bản, trước khi bay sang Hàn Quốc. Tại Tokyo, ông chủ Lầu Năm Góc sẽ cùng các quan chức cấp cao chính phủ Nhật Bản thảo luận một loạt vấn đề quốc phòng, trong đó có kế hoạch di dời căn cứ không quân Futenma và các hợp đồng vũ khí.
Đây là chuyến công du thứ ba và là chuyến thăm châu Á đầu tiên kể từ ông Panetta nhậm chức hồi tháng 7.
Theo VNExpress
3 người chết vì nổ nhà hàng tại Brazil Vụ nổ xảy ra ở một nhà hàng tại trung tâm thành phố Rio de Janeiro, Brazil hôm qua, làm 3 người chết và ít nhất 13 người khác bị thương. BBC dẫn lời các quan chức cho hay, vụ nổ xảy ra lúc 7h30 sáng (giờ địa phương) hôm qua và được nghi do rò rỉ khí gas. Vụ nổ đã gây...