Nước nào mới thật sự là cường quốc vũ khí?
Theo đánh giá của Viện nghiên cứu các vấn đề thế giới Stockholm (SIPRI), kết quả năm 2010, 3 cường quốc xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới gồm: Mỹ (8,6 tỷ USD), Nga (6 tỷ USD) và Đức (2,3 tỷ USD). Israel xếp vị trí thứ 11 (472 triệu USD) trong danh sách những quốc gia xuất khẩu quốc phòng lớn nhất thế giới.
Tuy Nga, Mỹ, Đức được xem là một trong những cường quốc sản xuất vũ khí, cũng như có thứ hạng cao trong các nước hàng đầu về tiềm lực quân sự. Tuy nhiên, thực chất có những nước tỏ ra không hề kém cạnh trong ngành công nghiệp này. Nhưng vì vài lý do khách quan như: giá sản xuất, chưa có danh tiếng nhiều trên thị trường,… Vậy ngoài ba nước trên ai được xem là những quốc gia “giấu mặt” trong các bảng xếp hạng?
Israel
Forecast International từng đưa tin, xuất khẩu quốc phòng trong năm 2010 của Israel vượt mức 7,3 tỷ USD, theo đánh giá sơ bộ, con số này đạt mức 7,4 tỷ USD. Hằng năm, gần 80% tất cả các sản phẩm do Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng Israel sản xuất được dùng để xuất khẩu. Đồng thời, tổng giá trị xuất khẩu hàng năm tăng đáng kể. Trong tương lai, đối tác mua vũ khí của Israel sẽ chủ yếu là Ấn Độ và các nước Bắc Mỹ.
Tăng Merkava IV luôn nằm trong top 10 xe tăng đắt đỏ nhất thế giới
Đặc biệt, các loại vũ khí của quốc gia này được rất nhiều nước ưa chuộng, trong đó có cả Việt Nam. Tuy nhiên, vì giá cả được xem là khá đắt đỏ nên vũ khí của Israel khiến nhiều nước phải cân nhắc khi ký vào danh sách chi quốc phòng.
Việt Nam gần đây cũng rất ưa chuộng súng được sản xuất từ Israel
Video đang HOT
Nhật
Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 25/12 đưa tin, trong vòng 5 năm Nhật Bản có thể gia nhập đội ngũ top 5 quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, trong 10 năm có thể vượt mặt Anh và Nga trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí. Năm 1983, Nội các Yasuhiro Nakasone đã tuyên bố, theo Hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ – Nhật, việc Nhật Bản cung cấp vũ khí, công nghệ quốc phòng cho Mỹ không nằm trong phạm vi điều chỉnh của 3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí đã được giao ước từ trước.
Điều này cho thấy Nhật Bản vừa có một tiềm lực tài chính hùng hậu, đồng thời sở hữu nhiều công nghệ, kĩ thuật quân sự tiên tiến. Theo tờ nhật báo Sankei, tháng 4 năm nay trong chuyến công du Tokyo, Thủ tướng Anh David Cameron đã ký nhiều hiệp định hợp tác nghiên cứu, chế tạo vũ khí với Nhật, trong đó có dự án chế tạo lựu pháo tự hành 155 mm lớp 99, băng đạn tự động cho lựu pháo tự hành AS90 của Anh.
Pháo tự hành 155 mm lớp 99 của Nhật Bản
Ngày 9/7 vừa qua, tờ Sydney Morning Herald đưa tin, Úc có kế hoạch mua công nghệ tàu ngầm Black Dragon của Nhật để chế tạo tàu ngầm thế hệ mới. Nhật Bản không chỉ xuất khẩu công nghệ vũ khí cho các cường quốc quân sự mà Tokyo còn bán hoặc viện trợ các loại vũ khí hiện đại, hoàn chỉnh cho các nước đang phát triển, đặc biệt là tàu ngầm, tàu chiến, tàu tuần tra.
Ấn Độ
Từ lâu, Ấn Độ đã là một trong hai quốc gia mua vũ khí lớn nhất của Nga (chiếm 25% lượng vũ khí xuất khẩu của Nga). Trên thực tế, Ấn Độ dựa nhiều vào việc tiếp nhận hầu hết số vũ khí nhập khẩu từ Liên Xô, quốc gia được cho là cùng ý thức hệ với Ấn Độ.
Dù nước này không phải không muốn sở hữu vũ khí của phương Tây, nhưng vấn đề nằm ở chỗ do có quan hệ mật thiết với Nga nên người Ấn không thể nhận được sự chuyển giao công nghệ từ phương Tây, vì nhiều quốc gia lo sợ rằng những công nghệ chuyển giao cho phía Ấn Độ sẽ mau chóng nằm trong tay người Nga.
Tàu sân bay Vikramaditya, niềm tự hào của hải quân Ấn Độ
Sở hữu nhiều vũ khí của Nga khiến Ấn Độ có nền tảng nhất định trong ngành công nghiệp này. Đặc biệt, là khi hai nước đã ký nhiều hợp đồng hợp tác chế tạo vũ khí. Thời gian gần đây, Ấn Độ còn lên kế hoạch mua sắm các thiết bị quân sự của Mỹ, với tổng giá trị lên tới 5 tỷ USD.
Bao gồm 6 máy bay vận tải quân sự hạng trung C-130 J Hercules, 22 trực thăng tấn công Apache, 15 trực thăng vận tải hạng nặng Chinook và 140 pháo hạng nhẹ M777 155mm. Nếu được chuyển giao lô hàng này, thì coi như Ấn Độ sẽ có bước nhảy vọt khi có thể nghiên cứu nhằm kết hợp với các loại vũ khí hiện đại mà nước này vốn đang sở hữu.
Trung Quốc
Một trường hợp nổi bật trên thị trường sản xuất vũ khí hiện nay là Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí, số lượng nhập khẩu cũng không phải nhỏ. Theo Financial Times, giá trị xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đã tăng 1,6 lần trong giai đoạn 2008 – 2012 và đã lọt vào top 5 nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu của thế giới. Quan trọng hơn, thông qua xuất khẩu vũ khí, tầm ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc sẽ ngày càng lớn hơn.
Thế mạnh của nước này cũng là nền tảng các vũ khí từ Nga. Tuy nhiên, thay vì hợp tác sản xuất như Ấn Độ, Trung Quốc chọn giải pháp sao chép vũ khí từ các nước tiên tiến khác. Tuy hiệu quả chưa được kiểm chứng nhưng Trung Quốc vẫn được xem là lựa chọn của một số nước vì giá rẻ.
Nhiều người không tin vào năng lực của máy bay J-31 dù nó là phiên bản sao chép của F-35
Vẫn còn nhiều nước đang có tiềm năng rất lớn trong danh sách các nước mạnh về ngành công nghiệp vũ khí. Và trước tình thình leo thang căng thẳng trên thế giới như hiện nay hẳn bảng xếp hạng top 10 sẽ còn rất nhiều biến động.
Theo Đất Việt
Putin được đề cử cho giải Nobel Hòa bình?
Chủ tịch Quỹ Giáo dục Nga Sergei Komkov đã đề nghị Ủy ban Nobel đề cử Tổng thống Nga Vladimir Putin cho giải Nobel hòa bình.
"Vladimir Putin đã thể hiện cam kết của mình về việc gìn giữ hòa bình thế giới bằng những hành động thực tế. Với tư cách nhà lãnh đạo một trong những cường quốc của thế giới, ông luôn nỗ lực để duy trì hòa bình và ổn định, không chỉ cho đất nước mình, mà còn đóng góp tích cực cho việc giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp phát sinh trên thế giới."- tờ báo Nga rusnovosti cho biết.
Theo ông Komkov, người đứng đầu điện Kremli là một nhà lãnh đạo uy tín được thế giới công nhận. Ý kiến của Tổng thống Putin luôn được lãnh đạo tất cả các quốc gia và tổ chức xã hội coi trọng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Giải Nobel là một trong những giải thưởng quốc tế uy tín nhất thế giới hiện nay, trao giải cho những nghiên cứu khoa học xuất sắc, các phát minh mang tính cách mạng hay một đóng góp lớn cho nền văn hóa và xã hội.
Cho đến thời điểm này đã có nhiều cá nhân và tổ chức được vinh dự nhận giải Nobel hòa bình, trong số đó có mục sư Martin Luther King, Mẹ Teresa, tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, tổng thống Mỹ Barack Obama (năm 2009) và những người khác.
Theo T.M (Dân Việt/VZ)
Hành khách đốt ghế, máy bay hạ cánh khẩn Một máy bay chở 110 người phải hạ cánh khẩn cấp ở một thành phố Mỹ, sau khi một hành khách dùng thiết bị bắn laser tự chế đốt ghế máy bay. Một máy bay của hãng Sun Country Airlines. Ảnh: Flickr Chiếc máy bay của hãng Sun Country Airlines chở 105 hành khách và 5 người thuộc tổ bay tuần trước chỉ...