Nước nào là mục tiêu của vũ khí thanh ray và laser mới của Mỹ?
Một báo cáo vừa được công bố trên website của Viện nghiên cứu hải quân Mỹ đã tiết lộ nước nào là mục tiêu tiềm năng của những chương trình vũ khí laser, thanh ray điện từ và đạn siêu tốc mới được phát triển cho hải quân Mỹ.
“Hải quân Mỹ hiện đang phát triển 3 loại vũ khí tiềm năng mới có thể cải thiện sức mạnh của các tàu chiến trong việc tự vệ trước các tên lửa của đối phương, đó là vũ khí laser bán dẫn (SSL), súng thanh ray điện từ (EMRG), và đạn siêu tốc (HVP)”, báo cáo có đoạn viết.
Theo báo cáo, bất kỳ một trong số công nghệ vũ khí mới này, nếu được phát triển và triển khai thành công, đều có thể được coi là một “vũ khí thay đổi cuộc chơi” trong việc bảo vệ các tàu nổi của hải quân chống lại các tên lửa của đối phương.
Một vụ thử nghiệm súng thanh ray điện từ được Mỹ thực hiện từ năm 2008
Báo cáo trên còn khẳng định rằng, nếu 2 hoặc 3 trong số các vũ khí này được phát triển và triển khai thành công thì kết quả có thể không chỉ được coi là vũ khí thay đổi cuộc chơi, mà là một cuộc cách mạng.
Ngoài ra, SSL, EMRG và HVP còn có tiềm năng ứng dụng cho các máy bay quân sự, thiết bị mặt đất khác, chứ không chỉ cho các tàu chiến hải quân. SSL, EMRG và HVP có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ khác ngoài việc chống lại các tên lửa hành trình đối hạm và tên lửa đạn đạo đối hạm.
Báo cáo tập trung vào nỗ lực của hải quân trong việc phát triển SSL, EMRG và HVP để bảo vệ các tàu chiến của hải quân. Tuy nhiên, báo cáo cũng đề cập đến việc nước nào có thể là mục tiêu thực sự của những vũ khí mới phát triển này.
“Một số nhà quan sát quan ngại về khả năng sống sót của các tàu nổi hải quân Mỹ trong những tình huống chiến đấu tiềm năng chống lại các đối thủ, như Trung Quốc, vốn được trang bị các tên lửa hành trình đối hạm và tên lửa đạn đạo đối hạm hiện đại.
“Quan ngại về vấn đề này đã dẫn đến việc một số nhà quan sát kết luận rằng, hạm đội tàu chiến của hải quân Mỹ trong những năm tới có thể cần phải tránh hoạt động tại các vùng biển nằm trong tầm bắn của những vũ khí này, hoặc hải quân Mỹ có thể cần hướng tới một cấu trúc hạm đội khác ít dựa vào các tàu nổi lớn và dựa nhiều và các tàu nổi nhỏ và tàu ngầm”, báo cáo viết.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
Tên lửa phòng không kiêm chống tăng kỳ lạ của Thụy Sĩ
Thụy Sĩ từng chế tạo hệ thống tên lửa có thể bắn hạ máy bay lẫn xe tăng mang tên ADATS, tuy nhiên, dự án không thành công do tính chất kỳ lạ của nó.
Đa dạng hóa khả năng tác chiến của vũ khí là vấn đề nhận được sự quan tâm của quân đội nhiều nước trên thế giới. Hệ thống vũ khí đa năng vừa đảm bảo hiệu suất tác chiến, trong khi giảm số trang bị cần thiết, giúp tiết kiệm chi phí và nhân lực.
Theo Military Today, những năm 1970, Công ty Oerlikon Aerospace của Thụy Sĩ đã hợp tác cùng Martin Marietta (nay là tập đoàn Lockheed Martin) phát triển hệ thống tên lửa di động đa năng mang tên ADATS. Quá trình phát triển bắt đầu từ năm 1979, mẫu thử nghiệm được giới thiệu vào năm 1981.
Đến những năm 1980, quân đội Mỹ có nhu cầu về một hệ thống vũ khí phòng không tầm thấp nhằm thay thế cho pháo phòng không tự hành M167 Vulcan và tên lửa phòng không tầm thấp MIM-72. Chương trình được gọi là "Phòng không cứ điểm thế hệ tiếp theo".
ADATS cạnh tranh cùng với hệ thống phòng không tầm thấp Crotale của Pháp, Raiper của Anh. ADATS được tuyên bố thắng thầu vào năm 1987.
Ý tưởng độc đáo
ADATS là viết tắt của cụm từ "Air Defense Anti Tank System" (Hệ thống Chống tăng Phòng không). Các nhà thiết kế muốn kết hợp tính năng chống tăng và phòng không vào cùng một thiết kế. ADATS sẽ được triển khai trong các đơn vị bộ binh cơ giới để bảo vệ cả trên không lẫn trên mặt đất.
Tên lửa ADATS bắn thử trong một thử nghiệm. Ảnh: Military Today
Hệ thống được lắp trên khung gầm xe thiết giáp chở quân M113, hoặc trên bệ bán cố định. Tháp pháo lắp 2 cụm phóng với 4 đạn/cụm. Một hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại FLIR bố trí giữa 2 cụm phóng. Phía sau tháp pháo được lắp radar tìm kiếm mục tiêu trên không.
Radar hoạt động ở băng tần X với phạm vi tìm kiếm mục tiêu khoảng 25 km. Tháp pháo có thể quay 360 độ trong vòng chỉ 6 giây. Radar sẽ phát hiện mục tiêu, sau đó tham số sẽ được chuyển cho hệ thống FLIR để điều khiển hỏa lực.
ADATS sử dụng tên lửa nhiên liệu rắn với tầm bắn tối đa 10 km, tầm cao 7 km. Tên lửa mang theo đầu đạn nặng 12,5 kg chất nổ mạnh với khả năng xuyên 900 mm giáp đồng nhất RHA. Ngoài ra, người ta bổ sung thêm tính năng phân mảnh khi nổ ở võ tên lửa để tăng hiệu quả tiêu diệt mục tiêu trên không.
Ê kíp vận hành hệ thống gồm 3 người. Khung gầm được bọc giáp nhôm hỗn hợp 5083 có khả năng chống đạn 12,7 mm ở vòng cung phía trước. Ê kíp vận hành được bảo vệ khỏi tác nhân sinh, hóa học NBC.
Đặc tính kỹ thuật kém
Sau khi được tuyên bố thắng thầu, nhà sản xuất nhanh chóng hoàn thành sản phẩm mẫu để chuyển cho quân đội Mỹ đánh giá. Tuy nhiên, quá trình hoàn thành sản phẩm liên tục gặp trục trặc và chi phí phát sinh. Tháng 12/1990, 3 năm sau tuyên bố chiến thắng, hệ thống ADATS đầu tiên mới được chuyển cho quân đội Mỹ thử nghiệm.
Hệ thống tên lửa phòng không-chống tăng ADATS tại một vị trí triển khai. Ảnh:Military Today
Ý tưởng kết hợp phòng không-chống tăng trên cùng một tên lửa có vẽ khả thi, nhưng khi thử nghiệm thực tế, nó nhanh chóng bộc lộ nhược điểm khó chấp nhận. ADATS sử dụng công nghệ dẫn đường khá bất thường đối với hệ thống phòng không. Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu theo công nghệ bám chùm laser bán chủ động, trong khi các tên lửa khác dùng hồng ngoại hoặc radar.
Công nghệ dẫn đường bằng laser có ưu điểm chính xác cao, miễn nhiễm với các biện pháp gây nhiễu điện từ. Tuy nhiên, việc chỉ thị mục tiêu di chuyển trên không với tốc độ cao bằng laser là rất khó khăn, ngay cả với công nghệ hiện đại của thế kỷ 21.
Sự phát triển mạnh của các hệ thống cảnh báo và đối phó laser có thể làm "mù" hệ cảm biến của ADATS. Bên cạnh đó, việc kết hợp tính năng phòng không và chống tăng trên cùng một hệ thống khiến chúng trở nên mâu thuẫn lẫn nhau.
Thông thường, bên tấn công thường sử dụng kết hợp cả không kích lẫn tấn công trên bộ bằng xe thiết giáp. Khi đó, người điều khiển dễ rơi vào trạng thái "tiến thoái lưỡng nan" giữa mục tiêu trên không và trên mặt đất.
Quá trình đào tạo cũng trở nên phức tạp, ê kíp vận hành khó lòng thuần thục cả hai nhiệm vụ phòng không và chống tăng cùng lúc.
Báo cáo thử nghiệm ADATS do Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Mỹ (GAO) công bố cho kết quả rất thấp, thời gian phát sinh lỗi trong quá trình hoạt động chỉ 9 giờ so với yêu cầu 60 giờ. Khả năng sẵn sàng tham chiến chỉ 39% so với yêu cầu tối thiểu là 71%. Thời gian cần thiết để bảo trì tới 1,5 giờ trong khi yêu cầu chỉ 0,62 giờ.
Hệ thống điều khiển hỏa lực hoạt động kém hiệu quả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Dù hiệu suất tác chiến kém, nhưng ADATS lại đắt một cách bất thường. Đơn giá mỗi hệ thống tới 16,6 triệu USD, mỗi quả tên lửa có giá tới 150.000 USD, đắt hơn cả tên lửa AGM-114 Hellfire của Mỹ.
Năm 1991, quân đội Mỹ hủy chương trình đặt hàng 387 hệ thống ADATS khiến nhà sản xuất rơi vào tình thế khó khăn. Oerlikon đã chi tới 1 tỷ Frank Thụy Sĩ (1,02 tỷ USD) vào chương trình trong khi khả năng xuất khẩu rất thấp.
Năm 1989, Canada mua 36 hệ thống, hợp đồng được thực hiện thông qua một vụ bê bối liên quan đến bất động sản. ADATS được quân đội Canada triển khai trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, tuy nhiên, không có tên lửa nào được sử dụng.
Quân đội Thái Lan cũng mua 12 hệ thống, nhưng chủ yếu dùng cho huấn luyện, việc triển khai sẵn sàng chiến đấu của ADATS rất hạn chế. Hệ thống tên lửa đa nhiệm ADATS là một dự án thất bại cả trên phương diện kỹ thuật và thương mại.
Công nghệ dẫn đường bám chùm laser bán chủ động là một kỹ thuật được sử dụng để điều khiển tên lửa đến mục tiêu. Với kỹ thuật này, hệ thống cảm biến trên tàu phóng sẽ chiếu một tia laser vào mục tiêu, tên lửa sử dụng cảm biến laser sẽ dựa vào tia laser phản xạ từ mục tiêu để điều khiển tên lửa. Yêu cầu bắt buộc với kỹ thuật này là người điều khiển phải duy trì việc chiếu tia laser vào mục tiêu cho đến khi tên lửa trúng đích.
Theo Danviet
SIPRI: Việt Nam mua hệ thống VL MICA cho chiến hạm SIGMA Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) vừa công bố báo cáo mới nhất cho thấy, Việt Nam đã mua hệ thống VL MICA trang bị cho chiến hạm SIGMA. Trong báo cáo mới nhất về tình hình thị trường vũ khí thế giới giai đoạn 2011-2015 của SIPRI, Việt Nam đã ký mua hai tàu hộ vệ SIGMA-9814 vào năm...