Nước Mỹ với những bài học về chiến tranh Việt Nam
Hội thảo chiến tranh Việt Nam là một cách để người Mỹ nhìn lại lịch sử, hướng tới tương lai.
Tại thành phố Austin, bang Texas,Mỹ đang diễn ra một chuỗi các cuộc hội thảo quy mô lớn về chiến tranh Việt Nam – một cuộc chiến đã gây nhiều tranh cãi và chia rẽ ngay trong lòng nước Mỹ. Chuỗi sự kiện này được tổ chức với mục tiêu tìm hiểu về những bài học cũng như di sản của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Cựu Ngoại trưởng, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger là nhân vật gây nhiều tranh cãi với vai trò cố vấn cho vài đời Tổng thống Mỹ trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam. Phát biểu tại hội thảo, vị cựu Ngoại trưởng nay đã 93 tuổi không thừa nhận bất cứ quyết định sai lầm nào liên quan tới cuộc chiến nhưng thừa nhận, nước Mỹ đã thất bại.
Ngoài các bài phát biểu của cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, Ngoại trưởng đương nhiệm Mỹ John Kerry, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh, tại hội thảo còn các diễn ra các chuyên đề về chiến tranh Việt Nam qua góc nhìn của báo chí, của các cựu chiến binh, qua cái nhìn của giới phản chiến, của các nhà làm phim.
Chuỗi hội thảo chiến tranh Việt Nam kéo dài 3 ngày trong khuôn viên thư viện mang tên Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson, Đại học Texas Austin. Trong thời gian Tổng thống Johnson nắm quyền, nước Mỹ đã tăng cường leo thang và mở rộng tham dự trong cuộc chiến tại Việt Nam.
Năm 1971, phát biểu tại thư viện này, Tổng thống Mỹ Johnson đã nói rằng: Ở đây không lưu giữ hồ sơ về những sai lầm, những thất vọng và những lời chỉ trích. Ông muốn rằng thư viện này sẽ phản ánh không chỉ những thành công, mà cả những thất bại của chính quyền của ông, để nước Mỹ nhìn vào đó, rút ra bài học nhằm xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Hội thảo chiến tranh Việt Nam lần này cũng là một cách để người Mỹ nhìn lại lịch sử, hướng tới tương lai.
Theo_VTV
Video đang HOT
10 cuộc chiến "hao người, tốn của nhất" của Mỹ
Sau đây là 10 cuộc chiến "hao người, tốn của nhất" trong lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ, nổi bật là Thế chiến II và chiến tranh Việt Nam.
Chính thức tham chiến vào 8/12/1941, hai năm kể từ khi Thế chiến II bắt đầu nhưng Mỹ đã phải bỏ ra hơn 4.000 tỉ USD và thiệt hại hơn 400.000 quân sĩ. Đây là một trong 10 cuộc chiến "hao người, tốn của nhất" mà nước Mỹ phải gánh chịu Cuộc xung đột ở Iraq và Afghanistan tiêu tốn của Mỹ hơn 1.600 tỉ USD tính đến năm 2010. Trongchiến tranh Việt Nam, cái giá mà Mỹ phải bỏ ra là 738 tỉ USD, hoặc chỉ tính riêng trong năm 1968, chi phí này đã chiếm 2,3% GDP của Mỹ. Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã tốn của Mỹ 334 tỉ USD và gần 34.000 binh lính Mỹ thiệt mạng. Tham chiến chính thức vào Thế chiến thứ nhất 3 năm sau khi cuộc chiến bắt đầu nhưng Mỹ đã phải tiêu tốn 334 tỉ USD, tương đương gần 14% GDP nước này vào năm 1919. Chiến tranh vùng Vịnh diễn ra nhanh chóng nhưng nó đã khiến đế quốc số 1 phải bỏ ra 102 tỉ USD, con số này chiếm 0,3% GDP nước Mỹ năm 1991. Cuộc chiến tranh thảm khốc giữa các tiểu bang đã lấy đi sinh mạng của hơn 750.000 binh sĩ. Cái giá cho cuộc nội chiến Mỹ là gần 80 tỉ USD. Cuộc chiến Tây Ban Nha-Mỹ kết thúc nhanh chóng nhưng cái giá mà nền kinh tế số 1 thê giới phải chi ra không phải là nhỏ, 9 tỉ USD. Cuộc chiến giành lại nền độc lập kéo dài gần 9 năm của nhân dân Mỹ từ tay thực dân Anh đã lấy đi của nước này hơn 2,4 tỉ USD và gần 4.500 sinh mạng. Chiến tranh Mexico - Mỹ kéo dài gần hai năm tiêu tốn của Mỹ 2,4 tỉ USD và được xếp vào danh sách những cuộc chiến đắt nhất lịch sử nước Mỹ.
Chính thức tham chiến vào 8/12/1941, hai năm kể từ khi Thế chiến II bắt đầu nhưng Mỹ đã phải bỏ ra hơn 4.000 tỉ USD và thiệt hại hơn 400.000 quân sĩ. Đây là một trong 10 cuộc chiến "hao người, tốn của nhất" mà nước Mỹ phải gánh chịu
Cuộc xung đột ở Iraq và Afghanistan tiêu tốn của Mỹ hơn 1.600 tỉ USD tính đến năm 2010.
Trong chiến tranh Việt Nam, cái giá mà Mỹ phải bỏ ra là 738 tỉ USD, hoặc chỉ tính riêng trong năm 1968, chi phí này đã chiếm 2,3% GDP của Mỹ.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã tốn của Mỹ 334 tỉ USD và gần 34.000 binh lính Mỹ thiệt mạng.
Tham chiến chính thức vào Thế chiến thứ nhất 3 năm sau khi cuộc chiến bắt đầu nhưng Mỹ đã phải tiêu tốn 334 tỉ USD, tương đương gần 14% GDP nước này vào năm 1919.
Chiến tranh vùng Vịnh diễn ra nhanh chóng nhưng nó đã khiến đế quốc số 1 phải bỏ ra 102 tỉ USD, con số này chiếm 0,3% GDP nước Mỹ năm 1991.
Cuộc chiến tranh thảm khốc giữa các tiểu bang đã lấy đi sinh mạng của hơn 750.000 binh sĩ. Cái giá cho cuộc nội chiến Mỹ là gần 80 tỉ USD.
Cuộc chiến Tây Ban Nha-Mỹ kết thúc nhanh chóng nhưng cái giá mà nền kinh tế số 1 thê giới phải chi ra không phải là nhỏ, 9 tỉ USD.
Cuộc chiến giành lại nền độc lập kéo dài gần 9 năm của nhân dân Mỹ từ tay thực dân Anh đã lấy đi của nước này hơn 2,4 tỉ USD và gần 4.500 sinh mạng.
Chiến tranh Mexico - Mỹ kéo dài gần hai năm tiêu tốn của Mỹ 2,4 tỉ USD và được xếp vào danh sách những cuộc chiến đắt nhất lịch sử nước Mỹ.
Theo_Kiến Thức
Người Mỹ nhắc nhau tránh sai lầm Việt Nam Giới lãnh đạo Mỹ đã biết trước rằng cuộc chiến sẽ thất bại nhưng vẫn tiếp tục đưa lính Mỹ tới Việt Nam để đánh nhau và chết. Nhân dịp 40 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam (1975-2015), người Mỹ vẫn tiếp tục viết về đề tài này. Một trong những bài viết đáng chú ý mang tên "Ám ảnh ác mộng...