Nước Mỹ tưởng niệm 14 năm vụ khủng bố 11/9
Các lễ tưởng niệm vụ tấn công khủng bố 11/9 đã diễn ra ở Nhà Trắng, Bộ Quốc phòng Mỹ, khu vực Tòa Tháp Đôi cũ, và bang Pennsylvania.
Hôm qua (11/9), tại nhiều nơi trên nước Mỹ, đặc biệt là thủ đô Washington và thành phố New York diễn ra các hoạt động tưởng niệm nhân kỷ niệm 14 năm ngày xảy ra vụ tấn công khủng bố nước Mỹ cướp đi sinh mạng của gần 3.000 người.
Tên các nạn nhân vụ khủng bố 11/9 được khắc tại quần thể công trình quốc gia (Mỹ) tưởng niệm sự kiện bi thảm này trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: AP.
Tại Washington, đúng 8h46 giờ địa phương, đúng thời khắc ngày 11/9/2001 không tặc điều khiển chiếc máy bay đầu tiên đâm vào tòa phía Bắc của tháp đôi Trung Tâm Thương mại Thế giới, Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân, cùng Cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice và hàng trăm nhân viên của Nhà Trắng đã dành một phút tưởng niệm tại bãi cỏ trong khuôn viên tòa nhà.
Sau đó, Tổng thống Obama đã chủ trì một buổi gặp mặt với các binh sỹ tại căn cứ Fort Meade ở bang Maryland. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng chủ trì một buổi lễ riêng tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công cùng ngày tại Bộ Quốc phòng.
Cùng lúc, tại New York, người thân của gần 3.000 nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố này đã tập trung tại Khu vực số 0, nay là Bảo tàng Tưởng niệm các nạn nhân vụ 11/9, cùng lần lượt đọc to tên những người đã thiệt mạng trong các vụ tấn công ở New York, Bộ Quốc phòng và Shanksville, Pennsylvania.
Trong khi đó, thân nhân của 40 hành khách cùng phi hành đoàn trên chuyến bay 93 của hãng hàng không Mỹ tập trung tại Khu Tưởng niệm quốc gia Chuyến bay 93 ở Tây Nam Pennsylvania vừa khánh thành ngày 10/9.
Tại đây có Bức tường đăng ảnh kèm tên tuổi 40 nạn nhân, Quảng trường Tưởng niệm và một tảng đá đánh dấu nơi máy bay rơi. Đường bay cuối cùng của Chuyến bay số 93 được ghi nhớ bằng một con đường lát đá granite tối màu, chia đôi Trung tâm Tưởng niệm Quốc gia.
Những người tới dự chia sẻ:”Tôi đến đây để tưởng nhớ bạn tôi. Tôi thường đến đây vào ngày này để nhớ về anh ấy”…. “Tôi chẳng còn kỷ vật gì của con trai. Đây là nơi con tôi yên nghỉ. “.
Trong dòng người có mặt tại các địa điểm diễn ra các sự kiện tưởng niệm ngày 11/9 có không ít người nước ngoài. Họ đến để tưởng nhớ những người đã khuất và cũng để cầu mong những thảm họa như vụ tấn công 11/9 không còn tái diễn.
Video đang HOT
“Tôi đến là để tưởng nhớ các nạn nhân vụ 11/9. chúng tôi vẫn nhớ đó là một ngày kinh khủng. Nhớ về ngày này, chúng ta càng phải cùng nhau chống khủng bố”.
“Chúng ta cần đoàn kết với nhau vì hòa bình bởi khái niệm hòa bình là rất quan trọng. Nếu chúng ta sống trong hòa bình, chúng ta có thể tránh được các thảm hỏa như thế này tái diễn”.
Trước đó, an ninh đã được siết chặt tại các thành phố lớn. Chính phủ Mỹ đã chỉ đạo tăng cường công tác giám sát an ninh trong những ngày này tại các điểm công cộng, thành phố lớn trên cả nước./.
Vụ khủng bố 11/9: Tôn vinh 40 hành khách máy bay tình nguyện hy sinh
Trong loạt vụ khủng bố 11/9, khi biết máy bay bị biến thành vũ khí khủng bố, các hành khách đã sẵn sàng hy sinh trước để bảo vệ thủ đô nước Mỹ.
Hồng Nhung
Theo_VOV
Bài học không bao giờ cũ từ ngày đen tối nhất trong lịch sử
Mười bốn năm đã trôi qua, ngày 11/9/2001 vẫn ám ảnh trong tâm trí người dân Mỹ và toàn thế giới. Vụ khủng bố kinh hoàng đã biến 11/9 đó trở thành ngày đen tối nhất trong lịch sử nước Mỹ.=
Hình ảnh tòa Tháp Đôi bốc cháy dữ dội trước khi sụp đổ
Hơn một thập kỷ đã trôi qua mà người dân Mỹ vẫn chưa hết bàng hoàng, nỗi đau vẫn vẹn nguyên trong lòng họ mỗi khi nhớ về sự kiện khủng khiếp này.
Sau vụ khủng bố ngày 11/9, người dân Mỹ đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc trái ngược và đan xen nhau từ bất ngờ, sửng sốt, đến choáng váng, căm giận và gia tăng tình đoàn kết. Cũng kể từ đó, nước Mỹđược đánh giá là có sự thay đổi lớn, nhất là tư duy về vị thế toàn cầu, đối tượng, đối tác và cách hành xử quốc tế...
Mỗi năm nước Mỹ đều tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố 11/9, tuy nhiên, lễ kỷ niệm lần này diễn ra trong sự cảnh giác cao độ hơn.
Theo Cảnh sát trưởng New York, ông Bill Bratton, kể từ ngày 11/9/2001 đến nay thành phố đã triệt phá hơn 20 âm mưu khủng bố và vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công cao hơn. Nguy cơ lớn nhất là từ nhóm khủng bố có biệt danh "sói đơn độc" và những kẻ quá khích ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Giới chức an ninh Mỹ cho biết, cuộc chiến chống khủng bố đang phải dàn trải trên quy mô rộng lớn và khó nhận biết hơn, đồng thời Mỹ cũng phải đối mặt với các đối tượng khủng bố xuất phát từ Trung Đông cùng những phần tử quá khích ngay trong lòng đất nước này.
Có thể có nhiều cách rút ra bài học có ích cho nước Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, bài học về cảnh giác và ứng xử trước những mất mát, đau thương của nước Mỹ xem ra được quan tâm nhiều nhất.
1/. Người ta không hiểu bằng cách nào mà bọn khủng bố lại chuẩn bị hết sức công phu, từ đào tạo phi công, tổ chức trinh sát, hợp đồng tác chiến, với gần 20 đối tượng ngay trước mắt 16 cơ quan tình báo hàng đầu thế giới của Mỹ như CIA, FBI, NSA, NRO, DIA, DEA, INR...
Các tổ chức tình báo có tới hơn 100.000 nhân viên, với chi phí hàng năm khoảng hơn 40 tỷ USD. Văn phòng Tình báo quốc gia là cơ quan phụ trách, kiểm soát, điều phối hoạt động của 16 cơ quan tình báo này.
Nỗi băn khoăn trên chắc chắn chỉ có người đứng đầu nước Mỹ mới có câu trả lời chính xác.
Gần đây, sau vụ MH-370 của Malaysia mất tích, người ta có thêm bằng chứng để đánh giá phần nào năng lực của nước Mỹ bao gồm cả về tình báo và trình độ công nghệ cao.
Mỹ đã tuyên bố có thể tiêu diệt tên lửa của đối phương khi nó mới rời khỏi bệ phóng theo Chương trình Phòng thủ quốc gia (NMD), nhưng chiếc máy bay MH-370 to gấp mấy chục lần quả tên lửa mà các cơ quan chức năng Mỹ vẫn không phát hiện được nó rơi xuống đâu (?)
2/. Còn về cách ứng xử thì cho đến nay vẫn có quá nhiều lập luận khác nhau, nhưng người ta không thể không nhắc đến các cuộc chiến tranh mà nước Mỹ tiến hành từ sau cái ngày định mệnh "đau khổ" 11/9/2001 ấy.
Thống kê chính thức có bao nhiêu tên khủng bố bị tiêu diệt hiện vẫn chưa được công khai, nhưng số người bị chết, bị thương và phải đi lánh nạn của các bên tham chiến đã lên đến hàng triệu.
Về chứng cứ để kết tội các nhà nước được gọi là khủng bố hoặc bảo trợ khủng bố, cho đến nay cũng chưa từng có bản công bố nào được coi là "minh bạch". Từ Iraq, Afghanistan đến Syria... ngay cả Cuba sau 56 năm bị coi là "bảo trợ khủng bố" nay đã nối lại mối quan hệ, nhưng cũng chưa được "minh oan".
Giới nghiên cứu từng đặt những câu hỏi rằng:
Vì sao cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu do Mỹ phát động và đi tiên phong lại không nhanh chóng tiêu diệt được tận gốc chủ nghĩa khủng bố?
Vì sao Mỹ và NATO càng đánh thì lực lượng khủng bố lại càng chứng tỏ mạnh lên đến mức nảy sinh tiếp IS, với lực lượng tàn bạo hiện hữu hầu như khắp nơi trên thế giới bao gồm cả châu Âu và Mỹ?
Vì sao Tổng thống Obama đã phải dành cả hai nhiệm kỳ để "sửa sai" của những người tiền nhiệm tại Iraq và Afghanistan, trong khi các nghị sỹ của đảng Cộng Hòa lại coi ông là "nhát gan"...?
Gần đây trong giới nghiên cứu quốc tế, có nhiều người đã đề cập đến việc xem xét lại toàn bộ chính sách của nước Mỹ bao gồm cả quan điểm về chiến lược toàn cầu, chiến lược khu vực và chiến lược dân tộc, tôn giáo...
Tổng thống Obama đã có lý khi ông nói rằng: cục diện hỗn loạn tại Iraq và Afghanistan cũng đem lại những bài học cho nhiều nhà chiến lược Mỹ và từ đó dần nhận ra rằng, áp dụng khuôn mẫu chế độ tự do, dân chủ của phương Tây đối với các nước không cùng lịch sử, văn hóa, tư tưởng và tôn giáo là không thích hợp.
Vì thế, kỷ niệm ngày đau buồn 11/9, nhân dân Mỹ và thế giới không chỉ nhớ về cuộc sống của gần 3.000 con người đã vĩnh viễn mất đi, mà còn suy ngẫm về năng lực trách nhiệm và cách ứng xử của cơ quan công quyền trong bối cảnh an ninh toàn cầu ngày càng bất ổn hiện nay./.
Nguyễn Nhâm
Theo Dantri
Cầu vồng xuất hiện ở Trung tâm Thương mại Thế giới Nhiều bức ảnh chụp cầu vồng ở Trung tâm Thương mại Thế giới, Mỹ, được chia sẻ trên mạng xã hội, một ngày trước lễ kỷ niệm 14 năm vụ tấn công khủng bố làm chấn động thế giới. Ảnh chụp cầu vồng được chia sẻ trên trang cá nhân của Sturner. Ảnh: Twitter Ben Sturner, giám đốc điều hành của một công...