Nước Mỹ dưới thời Trump 2.0
Cựu Tổng thống Donald Trump đã tái đắc cử để quay lại làm chủ nhân Nhà Trắng một lần nữa, liệu chính sách của Mỹ trong thời gian tới sẽ như thế nào?
Trước mắt, giới quan sát đang hướng mắt về kế hoạch bộ máy sắp tới của ông Trump. Nhiều ý kiến của các chuyên gia về chính trị Mỹ ở thủ đô Washington D.C đều dự báo sau những biến cố cấp dưới “quay lưng” sau lần bầu cử năm 2020, việc lựa chọn “bộ sậu” sắp tới ở Nhà Trắng sẽ được ông Trump ưu tiên dựa trên khả năng trung thành. Một cựu quan chức cấp cao Mỹ và là thành viên đảng Cộng hòa dự báo kế hoạch nhân sự của nội các mới sẽ được hoàn thiện trước Giáng sinh năm nay.
Nước Mỹ trông chờ vào chính sách của ông Donald Trump (ảnh chụp: Đài tưởng niệm Washington ở thủ đô Washington D.C ngày 5.11). ẢNH: NGÔ MINH TRÍ
Tương lai đối ngoại của Mỹ
Tất nhiên, ông Trump đã vạch ra một số định hướng cơ bản cho chính sách đối ngoại nhưng chi tiết hành động, kế hoạch thực thi sẽ là một dấu hỏi mà “bộ sậu” sắp tới của Nhà Trắng sẽ là nhân tố quan trọng quyết định rất lớn đối với câu trả lời. Một số chuyên gia tại Washington D.C đã chia sẻ nhận định với Thanh Niên như sau.
Đối với khu vực Indo-Pacific, Trung Quốc vẫn là đối thủ cạnh tranh lớn của Mỹ và nhiều khả năng ông Trump sẽ tiếp tục gia tăng sức ép kinh tế đối với Bắc Kinh. Việc tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc gần như sẽ chắc chắn, và thậm chí có thể kèm theo một số biện pháp để áp dụng cho một số quốc gia ở khu vực đang xuất siêu lớn vào Mỹ. Một thỏa thuận với Trung Quốc để cân bằng thương mại song phương sẽ là điều mà ông Trump nhắm đến để đáp ứng nhu cầu đối nội.
Bên cạnh đó, có thể ông Trump còn tạo sức ép để Trung Quốc phải phối hợp “hạ nhiệt” CHDCND Triều Tiên.
Trong khi đó, mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc có thể gặp thách thức nhất định vì dưới thời ông Trump, Washington có thể yêu cầu Tokyo và Seoul chia sẻ gánh nặng nhiều hơn. Tương tự, sự bảo trợ của Mỹ dành cho Đài Loan có thể khiến Đài Bắc phải “đổi chác” nhiều hơn.
Cũng tại Indo-Pacific, ông Trump có thể vẫn sẽ tiếp nối chính sách của người tiền nhiệm về việc đẩy mạnh các hợp tác đa phương ở quy mô nhỏ như “Bộ tứ” hay thỏa thuận AUKUS (gồm Mỹ – Úc – Anh) vì đây là cách thức phù hợp với quan điểm của ông Trump và đặc trưng của khu vực này – vốn khó hình thành các mạng lưới đa phương lớn như NATO.
Video đang HOT
Đối với cuộc xung đột ở Ukraine, dự báo ông Trump sẽ gây sức ép với Tổng thống Volodymyr Zelensky phải chấp nhận một số điều kiện, mà lâu nay Kyiv quyết không thỏa hiệp, đàm phán với Nga nhằm đi đến giải pháp hòa bình. Trong khi đó, việc giải quyết xung đột ở Trung Đông có thể là một thách thức lớn đối với ông Trump sau khi làm chủ Nhà Trắng.
Dấu hỏi về Project 2025 ?
Bên cạnh đó, một tổ chức báo chí điều tra có trụ sở tại Anh là CCR (The Centre for Climate Reporting) vào tháng 8 vừa qua đã công bố đoạn phim có chứa hội thoại của ông Russell Vought – một đồng tác giả của Dự án 2025 (Project 2025). Đây cũng là người từng lãnh đạo Cơ quan Quản lý hành chính và ngân sách của Mỹ (trực thuộc Nhà Trắng) dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Theo đó, nhóm thực hiện Dự án 2025 đã lên kế hoạch chính sách nếu ông Trump quay lại làm chủ nhân Nhà Trắng, với điểm nhấn là mở rộng quyền lực tổng thống, đồng thời siết chặt nhập cư. Thậm chí, nhóm thực hiện Dự án 2025 còn soạn thảo hàng trăm mệnh lệnh hành pháp, quy định và bản ghi nhớ nhằm đặt nền tảng cho hành động nhanh chóng đối với các kế hoạch của ông Trump.
Thế nhưng, Dự án 2025 bị chỉ trích mạnh mẽ do tăng cường quyền lực quá lớn cho chủ nhân Nhà Trắng. Vì lẽ đó, ông Trump đã lên tiếng bác bỏ sự liên quan với Dự án 2025.
Tuy nhiên, đây là kế hoạch được bảo trợ và thực hiện bởi Quỹ Di sản (Heritage Foundation) – một tổ chức nghiên cứu và tư vấn chính sách đầy ảnh hưởng tại Mỹ đồng thời có quan hệ gắn bó khá mật thiết với ông Trump. Giai đoạn đầu nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Quỹ Di sản đã có ảnh hưởng rất lớn trong việc Nhà Trắng định hình và thực thi chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific), hướng đến hình thành nhóm “Bộ tứ” (Mỹ – Nhật Bản – Úc – Ấn Độ).
Chính vì thế, giới quan sát vẫn đặt dấu hỏi về việc liệu ông Trump sau khi tiếp quản Nhà Trắng vào đầu năm 2025 thì có theo đuổi Dự án 2025 hay không? Đáp án của câu hỏi này có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai nước Mỹ trong thời gian tới.
Ziklag - Bộ máy vận động hành lang đắt đỏ?
Nước Mỹ ngay từ khi thành lập đã có hiến pháp quy định rõ ràng về việc chính quyền và tôn giáo phải hoàn toàn độc lập với nhau.
Trên thực tế thì tôn giáo vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị Mỹ. Khối cử tri Thiên Chúa Giáo Mỹ đặc biệt nổi tiếng vì tính bảo thủ của mình. Một xu hướng đáng lo ngại là khối cử tri trên đang càng ngày phớt lờ những nguyên tắc dân chủ.
Vận động hành lang dựa vào tôn giáo
Các nhà truyền đạo Mỹ đóng vai trò "cầu nối" giữa tôn giáo và chính trị ở nước này. Họ kết hợp hoạt động giảng đạo với tuyên truyền chính trị nhằm kêu gọi con chiên bầu cho nhà chính trị này, chính sách mà họ cho là tuân theo các nguyên tắc Thiên Chúa. Còn nhớ trong giai đoạn 1980-2000, hai nhà truyền đạo Pat Robertson và Jerry Falwell Sr. có đến 6 - 7 triệu tín đồ sẵn sàng bỏ phiếu cho bất kỳ ai theo lời họ.
Trong bối cảnh niềm tin của cử tri Mỹ vào nền dân chủ nước mình suy giảm, không có gì lạ khi bộ máy vận động hành lang của Công giáo Mỹ cũng thay đổi theo. Tiến sỹ thần học Matthew Taylor giải thích: "Các nhà truyền đạo muốn vận động cử tri đi bầu, nhưng giới lãnh đạo tôn giáo ngày nay không còn coi trọng việc đó nữa. Họ muốn "nắm lấy tóc" các chính trị gia để khiến bộ máy chính trị làm những gì họ muốn. Đấy là vì họ không còn tin vào khả năng cử tri buộc cải cách phải đến".
Bà Cleta Mitchell phát biểu tại Nhà Trắng.
Cùng với đó là sự lên ngôi của chủ nghĩa quốc gia mang màu sắc Thiên Chúa giáo. Hệ tư tưởng này cho rằng Washington nên tuyên bố rằng Hoa Kỳ là quốc gia Công giáo và cải tổ hệ thống luật pháp nước này theo các quy tắc Công giáo. Chủ nghĩa quốc gia mang màu sắc Thiên Chúa giáo đồng thời cũng cho rằng sự suy sụp của nền chính trị - kinh tế - xã hội Mỹ là do quốc gia này đã tiếp nhận quá nhiều người nhập cư mang theo những tôn giáo "ngoại lai". Chỉ có cách đóng cửa biên giới Mỹ và buộc tất cả công dân Mỹ sống theo những lời Chúa dạy thì đất nước này mới trở lại thời hoàng kim.
Từng có thời chủ nghĩa quốc gia mang màu sắc Thiên Chúa giáo bị coi là quan điểm cực đoan ở Mỹ, nhưng hiện càng ngày có nhiều cử tri và chính trị gia tin vào nó. Theo sử gia về luật pháp Mỹ Mary Ziegler thì xu hướng trên có liên quan trực tiếp đến các tổ chức như Ziklag: "Phe bảo thủ Công giáo Mỹ luôn kêu ca rằng họ không có tiền hoạt động, rằng con chiên Mỹ luôn đóng góp ít tiền hơn là tín đồ các tôn giáo khác hay những người có đức tin. Tiền đóng vai trò quan trọng trong nền dân chủ Mỹ. Anh có thể nói gì cũng được, nhưng chẳng ai nghe theo anh nếu như trong túi anh không có vài triệu USD. Quỹ Ziklag thực ra chính là cái túi tiền đó. Nhờ được Ziklag tài trợ mà mới có nhiều chính trị gia theo chủ nghĩa quốc gia thắng cử như hiện nay".
Ziklag là một quỹ từ thiện "đóng", nghĩa là chỉ có những người được mời mới được đóng góp và tham gia các sự kiện của tổ chức này. Theo tài liệu nội bộ của Ziklag được hãng tin ProPublica đăng tải thì quỹ này hiện có khoảng 125 thành viên, phần lớn là các gia đình tỷ phú. Có thể kể đến cặp vợ chồng Richard & Elizabeth Uihlein (chủ "đế chế" bia Joseph Schlitz), gia đình ông David Green (chủ chuỗi cửa hàng đồ thủ công Hobby Lobby), và dòng họ Cooper (chủ tập đoàn may mặc Jockey). Số tiền mà quỹ này nhận được đang tăng theo từng năm, từ mức 1,3 triệu USD trong năm 2018 lên đến 12 triệu USD trong năm 2023.
Vậy những ai đang nhận được tiền tài trợ của Ziklag? Đó là những tổ chức vận động hành lang như Alliance Defending Freedom và Turning Point USA. Những tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc vận động cấm hàng loạt sách báo khỏi thư viện nhiều trường học tại Mỹ, hay là việc tòa án tối cao dỡ bỏ rào cản pháp lý nhằm tạo cơ hội cho chính quyền các bang ra lệnh cấm nạo phá thai. Đó là hai vấn đề rất được khối cử tri Công giáo bảo thủ Mỹ coi trọng.
Ziklag là "con đẻ" của triệu phú Ken Eldred, người sáng lập và nguyên giám đốc tập đoàn máy tính Inmac. Ông này cũng là chủ tịch một tổ chức vận động dân chủ mang tên United In Purpose. United In Purpose là một trong những tổ chức đầu tiên đứng ra ủng hộ ông Donald Trump khi ông ra tranh cử chức ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa năm 2016. Cũng vào thời điểm đó thì Ken Eldred thành lập ra quỹ Ziglak theo tên của một thị trấn trong Kinh Thánh.
Ngân quỹ và danh tiếng của Ziklag lớn dần lên sau khi ông Trump đắc cử. Cứ mỗi khi tổ chức này tổ chức sự kiện gây quỹ thì lại xuất hiện những quan chức cấp cao của chính quyền ông Trump như cựu Phó tổng thống Mike Pence, cựu Bộ trưởng Bộ Nhà ở & phát triển đô thị Ben Carson, Thượng nghị sỹ Ted Cruz và thẩm phán tối cao Amy Coney Barrett.
Cựu Tổng thống Donald Trump bắt tay một thành viên cấp cao của Ziklag.
Quỹ Ziklag gọi hệ thống mục tiêu của mình là "Seven Mountain Mandate" (tạm dịch: Thất Sơn Mệnh). Cái tên có nguồn gốc từ Kinh Thánh dạy rằng thủ đô Rome của đế chế La Mã (ngày nay là thành phố Rome của Ý) nằm trong một thung lũng có bảy quả núi. Theo Ziklag thì bảy "quả núi" này là: nghệ thuật và truyền thông; kinh tế; tôn giáo; giáo dục; gia đình; chính phủ; khoa học và công nghệ. Họ muốn tín đồ Thiên Chúa giáo phải "chiếm được" cả bảy quả núi này để "nhào nặn" lại nước Mỹ theo đức tin của mình.
Riêng trên mặt trận giáo dục thì Ziklag đang tài trợ cho các chính trị gia và tổ chức ủng hộ việc cho phép cha mẹ dạy con ở nhà. Đa phần các bậc cha mẹ không cho con đi học mà tự mình dạy con ở Mỹ là những người Công giáo bảo thủ. Họ cho rằng để cho con đến trường học những tư tưởng "ngoại đạo" là đầu độc con họ. Những đứa trẻ không được đến trường, không có bằng cấp, sau này rất khó xin được việc làm và thực hiện các thủ tục giấy tờ. Ziklag và phe Công giáo bảo thủ Mỹ mong muốn sửa đổi luật pháp Mỹ nhằm buộc các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước phải chấp nhận "trình độ" của những trường hợp được dạy học ở nhà.
Lấy ví dụ bộ phim "Sound of Freedom" từng gây xôn xao dư luận vào mùa hè 2023. Phim dựa theo tự truyện của Tim Ballard, CEO của tổ chức chống buôn bán người Operation Underground Railroad. Ziklag là nhà tài trợ chính của phim. Họ làm vậy bởi "Sound of Freedom" có hơi hướm bài trừ người xin tị nạn ở Mỹ vì coi họ là nạn nhân của tội phạm buôn người. Tuy vậy không lâu sau khi phim được công chiếu, sáu phụ nữ và một người đàn ông đứng lên tố cáo Tim Ballard đã hãm hiếp họ. Đồng thời các nhà quan sát cũng tỏ ý nghi ngờ về mức độ hiệu quả trong hoạt động của Operation Underground Railroad. Ziklag sau đó vì muốn tránh bị liên đới scandal nên đã phủ nhận mọi quan hệ với phim "Sound of Freedom". Tổ chức này tuy vậy vẫn tuyên bố giữ nguyên mục tiêu làm sao để cấm hẳn phim hạng R (phim bạo lực) và 80% số phim được sản xuất hàng năm mang tư tưởng Thiên Chúa Giáo.
Từ thiện hay chính trị?
Ziklag đang dốc tiền vào các hoạt động tuyên truyền tại bang Arizona. Họ muốn tăng số cử tri bang Arizona bầu cho ông Donald Trump trong cuộc bầu cử sắp tới thêm 10.640 người. Mặt khác thì Ziklag cũng đang thúc đẩy các chính trị gia bang Arizona đưa vào sử dụng hệ thống xét phiếu bầu sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên EagleAI.
EagleAI là sản phẩm của luật sư, cựu hạ nghĩ sỹ bang Oklahoma Cleta Mitchell. Bà Mitchell bị buộc từ chức sau khi dư luận phát hiện bà bí mật gây sức ép lên thống đốc bang Georgia nhằm buộc ông này thay đổi kết quả bầu cử tổng thống 2020 theo hướng có lợi cho ông Trump. Hiện bà Mitchell là chủ tịnh một mạng lưới gồm nhiều quỹ và tổ chức vận động chính trị vì sự "trong sạch trong bầu cử". Họ tuyên truyền rằng EagleAI đã và đang phát hiện ra hàng trăm nghìn trường hợp cử tri giả bầu cho đảng Dân chủ. Tuyên bố đã được kiểm chứng bởi một số chính quyền và tòa án cấp bang. Thực tế hoàn toàn đi ngược lại với tuyên bố. Tuy nhiên Ziklag hiện vẫn đang tiếp tục tài trợ cho việc vận hành và nhân rộng EagleAI. Họ vừa mới ủng hộ cho bà Cleta Mitchell 800.000 USD.
Triệu phú Ken Eldred, nhà sáng lập Ziklag.
Bất kỳ tổ chức vận động chính trị nào ở Mỹ cũng phải khai báo với chính quyền việc họ tài trợ cho dự án nào, chính trị gia nào vì mục đích gì. Nhưng Ziklag không phải tổ chức vận động chính trị. Họ đăng ký hoạt động là quỹ từ thiện. Mà đã là quỹ từ thiện thì không phải nộp thuế và không phải khai báo hoạt động với ai. Đổi lại thì quỹ từ thiện không được can thiệp vào chính trị.
Một nhóm sáu chuyên gia thuế độc lập mới đây đã tiến hành kiểm toán Ziklag và kết luận rằng Ziklag đang hoạt động như tổ chức vận động chính trị. Hiện cơ quan thuế IRS của Mỹ đang tiến hành điều tra Ziklag vì tội trốn thuế. Theo giáo sư luật Lloyd Hitoshi Mayer tại đại học Notre Dame thì: "Việc Ziklag phạm luật thì đã rõ, nhưng IRS cần thời gian để xây dựng hồ sơ khởi kiện. Họ phải tiến hành theo dõi hoạt động của Ziklag rồi thu thập bằng chứng cho thấy tổ chức này đang gây ảnh hưởng lên nền chính trị".
Trong trường hợp IRS khởi kiện thành công, Ziklag không những phải nộp số thuế còn nợ mà còn bị tước đi quyền miễn trừ nộp thuế. Điều đó chẳng khác gì "đòn đánh chỉ tử". Các tỷ phú Mỹ đóng góp từ thiện chủ yếu là để được giảm thuế, miễn thuế. Hiện Ziklag có trong ngân quỹ khoảng 25 triệu USD, nhưng họ dự định sẽ bỏ ra 12 triệu USD chỉ để vận động cho ông Trump trong kỳ bầu cử sắp tới. Nếu như Ziklag để mất quyền miễn thuế thì chắc hẳn nguồn đóng góp cho họ sẽ cạn, khiến họ không thể tiếp tục "chạy đua" được nữa.
Về phần mình thì Ziklag không có vẻ gì là đang chậm lại. Họ vừa mới công bố sẽ tài trợ cho các chính trị gia chuẩn bị tranh cử ở các bang Arizona, Colorado, Flordia, Ohio, Michigan, Montana và Nevada. Điểm chung của những chính trị này là họ đều tuyên bố sẽ cấm hẳn người chuyển giới. Bất kỳ bác sỹ và phòng khám nào làm phẫu thuật chuyển giới cũng sẽ bị khép vào tội hình sự.
Ziklag không muốn dừng lại ở người chuyển giới. Họ còn muốn các chính trị gia cấm kết hôn đồng giới và nạo phá thai. Từ khi tòa án tối cao Mỹ cho phép các tiểu bang tự quyết định việc cấm phá thai, nền chính trị nhiều bang đã bị chia rẽ giữa phe ủng hộ và phản đối lệnh cấm. Không chỉ có cử tri đảng Dân chủ phản đối lệnh cấm mà còn có nhiều cử chi đảng Cộng hòa nữa, đặc biệt là cử tri nữ. Việc bị mất nhiều phiếu như vậy không chỉ đe dọa đến kế hoạch thông qua lệnh cấm ở các bang mà còn hoàn toàn có thể khiến ông Trump thua trong cuộc bầu cử sắp tới. Ziklag hiện đang tìm mọi cách "băng bó" vết thương này.
Sau khi giành chiến thắng, ông Trump khen Elon Musk là thiên tài siêu phàm Ông Donald Trump đã ca ngợi Elon Musk là thiên tài siêu phàm và dịch vụ vệ tinh Starlink của vị tỷ phú đã giúp cứu rất nhiều mạng sống trong cơn bão Helene. Khi phát biểu trước những người ủng hộ vào rạng sáng 6/11 (theo giờ Mỹ), ông Trump cho biết dịch vụ vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk...