Nước mắt ‘vàng trắng’ sau siêu bão
Nhiều nông dân với giấc mơ làm giàu từ cây cao su trong phút chốc trở nên trắng tay khi cơn bão với sức gió giật trên cấp 12 đổ bộ tàn phá hơn 11 ha cao su ở huyện Bố Trạch (Quảng Bình).
Sau siêu bão Wutip đổ bộ vào Quảng Bình hôm 30/9, những cánh rừng bạt ngàn cao su của người dân huyện Bố Trạch chỉ còn lại cảnh tan hoang. Dọc đường Hồ Chí Minh qua huyện này, nhiều đoạn cây cao su đổ cả ra đường.
Vườn cao su giá trị hàng tỷ đồng, mà người dân gọi là “ vàng trắng”, bị bão vùi dập tơi tả. Các chủ vườn ngao ngán nhìn những thân cân non bị bẻ ngang thân, tứa nhựa…
Hoặc bị gió bão xoáy đứt lìa thân.
Ông Hoàng Văn Tiến, thôn Bàn, xã Hoà Trạch (huyện Bố Trạch), cán bộ phòng nông nghiệp huyện trồng được hơn 4ha cao su thì đến nay đều mất trắng.
Còn ông Nguyễn Văn Dương (53 tuổi, thị trấn nông trường Việt – Trung, Bố Trạch) trồng hơn 5 ha cao su thì bị gãy đổ hoàn toàn. Vườn cao su này được ông trồng cách đây 18 năm và đã thu hoạch 13 năm nay, mỗi ngày thu bình quân 2,5 triệu đồng.
Video đang HOT
Nhiều cây cao su khi bị bão quật đổ vẫn còn tứa nhựa trắng. Người dân trồng lại thì ngoài tốn chi phí hàng trăm triệu đồng ban đầu, cũng phải đợi 5 năm sau mới có thể thu hoạch.
Không ít cây còn cho nhựa, nhưng theo các chủ vườn, không thể sử dụng được nữa, và cây cao su đã bị gió lay gốc cũng sẽ không thể cho nhựa.
Bà Lê Thị Hiền (thị trấn nông trường Việt – Trung) thần người nhìn những giọt nhựa từ cây cao su bà vừa phải dùng rựa phát quang để lấy lối đi vào rừng cao su của gia đình mình. “Nhà tôi hơn 5 ha đã thiệt hại hơn 1 tỷ đồng rồi. Ở đây nhiều nhà trồng từ 15 ha đến 20 ha cao su. Giờ dân chúng tôi trắng tay với vàng trắng rồi còn đâu”, bà Hiền bật khóc.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Đổ nát tại tâm bão Quảng Bình
Sau khi bị siêu bão Wutip hoành hành suốt 4 giờ, sáng nay khắp nơi trên Quảng Bình cũng thấy cảnh nhà tốc mái, cột điện, cây cối đổ ngổn ngang, giao thông ùn ứ. Điện sinh hoạt vẫn chưa được cấp trở lại.
Là tâm bão, chịu hoành hành của siêu bão cấp 11-12 suốt 4 giờ, tỉnh Quảng Bình đã có 26 ngôi nhà bị sập và gần 90.000 nhà tốc mái, trong đó có 3 trường học và một bệnh viện. Sáng 1/10, đi tới đâu cũng thấy cảnh tan hoang, tiêu điều.
Nhà mái ngói hay mái tôn... đều bị gió cuốn phăng. Mệt mỏi vì phải chạy và chống bão, nhiều người vẫn chưa kịp nghĩ đến chuyện sửa chữa.
Tiệm bán đồ gỗ rộng cả trăm m2 ở thành phố Đồng Hới bị gió tốc mái, đánh sập.
Dù đã được giằng néo cẩn thận nhưng nhiều mái nhà ở huyện Lệ Thủy vẫn bị cuốn bay.
Những tấm tôn lớn bị quật méo, không thể lợp lại được nên người dân đành kéo xuống. Không ít người phải ra tận cánh đồng cách nhà vài trăm mét để thu gom những tấm tôn bị gió thổi bay.
Nhiều tòa nhà hành chính ở trung tâm thành phố Đồng Hới bị tốc mái, vỡ kính...
Mưa bão làm hàng chục cột điện tại Quảng Bình bị gãy, đổ. Theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh, riêng thành phố Đồng Hới bị gãy 10 cột điện.
Ngành điện lực đang tập trung khắc phục sự cố, nhưng đến trưa 1/10 Quảng Bình vẫn chưa có điện trở lại.
Nhiều tuyến đường tạm bắc qua kênh bằng tấm bê tông cũng bị nước cuốn trôi. Những thanh niên này đang phải đi tìm những tấm bê tông về lắp lại cầu.
Pano tuyên truyền khổ lớn cũng bị gió quật nát.
Cây lớn bật gốc, đổ đè vào nhà khiến công tác thu dọn gặp nhiều khó khăn.
Do nhiều cây đổ chắn ngang đường nên sáng 1/10, tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua Quảng Bình mới chỉ thông xe một chiều. Cảnh sát giao thông cùng công nhân cưa, cắt cây để đảm bảo thông xe.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Bão Wutip tàn phá miền Trung như thế nào Wutip, cơn bão số 10 ở Việt Nam đã đi qua vài ngày, các tỉnh miền Trung vẫn đang phải khắc phục hậu quả nặng nề do nó để lại. Thiệt hại từ cơn bão lên tới hàng nghìn tỷ đồng, với 9 người chết và 199 người bị thương. Bão đánh bập gốc cây lớn ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Ảnh:...