Nước mắt tuôn rơi khi nhận hộp quà bí ẩn từ ‘người lạ’ trước ngày cưới
Anh nghĩ có nên nói cho con biết sự thật rằng nó không phải con để chúng ta không? Em nghĩ là con nên biết, bởi nó cần tìm về cội nguồn của mình anh ạ.
30 tuổi Huệ chưa có lấy một mảnh tình vắt vai, cũng bởi cô mải theo đuổi sự nghiệp học hành. Kể từ ngày Huệ kết thúc kỳ du học với tấm bằng giỏi trong tay, cô chưa kịp về nước đã có công ty gọi cô đi làm. Mọi thứ diễn ra thật nhanh, khiến Huệ không kịp cảm nhận hết được sự hãnh diện cũng như niềm hạnh phúc vô bờ bến của bố mẹ cô.
Sau khi Huệ đi làm cô được bố mẹ tậu cho một căn hộ chung cư riêng và cũng là quà cưới để thúc giục cô sớm yên bề gia thất. Mẹ cô thủ thỉ “bố mẹ có mỗi đứa con duy nhất, nên mong cháu bế bồng lắm. Con sớm mà kiếm lấy một tấm chồng để bố mẹ còn yên tâm mà nghỉ ngơi, đi du lịch đây đó”.
Cũng để bố mẹ toại nguyện, Huệ đã nhận lời tìm hiểu của một số chàng trai. Và rồi cô phải lòng Quân một gã trai gốc Hà Thành. Dù Quân đã trải qua một cuộc hôn nhân, nhưng Huệ vẫn tin anh chân thành, cô tin tưởng tuyệt đối người đàn ông như anh nên không bao giờ suy nghĩ hay dò hỏi về quá khứ anh đã trải qua. Với cô, cô yêu Quân của hiện tại và tương lai, thế là quá đủ.
Sau khi hẹn hò được 6 tháng, Huệ và Quân quyết định đi đến kết định kết hôn. Ngày Quân ra mắt gia đình Huệ, bố mẹ cô mừng rơi nước mắt. Chàng rể dù đã 35 tuổi nhưng vẫn đẹp trai phong độ ngời ngời. Chưa kể, Quân hiện đang là giám đốc một doanh nghiệp tư nhân có tiếng.
Thời gian trôi nhanh, chỉ sau khi đi học giáo lý hai ngày, Huệ và Quân háo hức đi chụp ảnh cưới. Hôm đó, cô trở về nhà trong trạng thái mệt nhoài, khi vừa bước xuống xe, có một người phụ nữ tầm 60 tuổi đứng đầu ngõ đôi mắt cứ nhìn cô không chớp. Nhanh chóng, người phụ nữ đi về phía cô gọi hai tiếng “Con ơi!”.
Nghe âm thanh nhẹ nhàng, có phần nghẹn ngào đó, Huệ giật mình. Sau đó, người phụ nữ xin cô 5 phút để được nói chuyện với cô. Huệ chưa hết ngạc nhiên, nhưng vẫn gật đầu vào quán cà phê gần nhà với người phụ nữ lạ mặt kia.
Quán cà phê chiều cuối đông lạnh lẽo. Người phụ nữ gương mặt khắc khổ, trầm tư. Đôi mắt dường như sắp khóc ấy cứ nhìn Huệ. Khi cô thúc giục “Cô là ai? Cô muốn nói gì với nhau thì nói nhanh lên! Cháu phải về không mẹ cháu đợi cơm”.
Video đang HOT
Bỗng dưng người phụ nữ bỗng bật khóc đưa cho cô một hộp quà rồi vội vàng nói “Chúc con hạnh phúc”. Huệ chưa kịp bình tĩnh người phụ nữ đã lên taxi và bỏ đi.
Huệ cầm hộp quà trong tay, vội vàng đi về. Khi cô kể chuyện bố mẹ cô ai cũng đứng trân trân nhìn con gái. Một thoáng ngạc nhiên, mẹ cô ôm con gái rồi cầm lấy hộp quà. Bà giục giã cô lên phòng tắm rửa xuống ăn cơm “Thôi kệ chắc họ nhầm lẫn gì đó. Nhanh. Con lên tắm xuống ăn cơm”.
Huệ lên nửa cầu thang, cô nhớ mình quên điện thoại trong phòng bố mẹ, cô trở xuống lấy thì bỗng dưng nghe được câu chuyện động trời mà bố mẹ cô giấu kín lâu nay: “Anh nghĩ có nên nói cho con biết sự thật rằng nó không phải con đẻ chúng ta không? Em nghĩ là con nên biết, bởi nó cần tìm về cội nguồn của mình anh ạ”.
Bà nói rồi ngồi bệt khóc nức nở. Còn bố cô vội vàng đi ra ngoài, nhưng khi thấy Huệ ông im lặng. Biết không giấu được con gái, ông đưa cô vào phòng rồi nhẹ nhàng trao lấy hộp quà. Huệ ôm mặt khóc nức nở, từng lời bố cô nói như xoáy vào tâm can của cô. Huệ không ngờ, món quà trước ngày cưới ấy lại khiến cô đau đớn tới như vậy.
“Huệ ạ! Con không phải là con đẻ của bố mẹ. Xưa kia bố mẹ vì lý do bất đắc dĩ không thể có con nên thông qua một người quen đã xin nhận nuôi con. Người phụ nữ con gặp chính là mẹ đẻ của con đấy. Gia đình bà ấy nghèo lắm, hiện đang sống ở quê. Hay tin con sắp lấy chồng, chắc bà ấy tìm lên để chúc mừng con đó”- Bố Huệ đưa tay lau vội giọt nước mắt.
Vậy mà suốt bao nhiêu năm qua, bố mẹ cô đã im lặng giấu cô sự thật ấy. Họ yêu thương chăm sóc cô như chính con mình sinh ra. Ân tình đó, cả đời Huệ sao quên được. Nhưng cô bối rối, cô không biết liệu có nên nhận lại người đã bỏ rơi mình suốt bao năm qua hay không?
Nếu là mẹ đẻ của cô ít ra bà ấy phải đến tìm cô, nhận lại con mình. Nhưng bà ấy chẳng một lần ngó ngàng tới cô suốt 30 năm qua…Những suy nghĩ, những câu hỏi cứ bủa vây lấy Huệ. Với Huệ, giờ cô vẫn không thể tin rằng những chuyện tưởng chừng như chỉ có trong phim ảnh nay lại xảy ra trong cuộc đời mình. Mọi thứ thật lạ lẫm, choáng váng.
Theo Người đưa tin
Đau đầu với lời vợ dạy con trai, con gái trước ngày cưới
Tôi nạt, bà khuyên con gái bắt chồng chia sẻ việc nhà với mình, quản lý chặt tiền bạc. Giờ lại dạy con trai tránh xa việc bếp núc, không cho vợ cầm tiền là sao? Bà nhà tôi sửng cồ lên cãi cùn, tôi làm thế là có lý cả...
Ngày con gái đi lấy chồng, vợ tôi kéo con vào thủ thỉ mấy chiêu dạy chồng. Con phải luôn đề cao cảnh giác, đàn ông không quản lý chặt là dễ ngoại tình lắm đấy. Đừng có chiều chồng quá. Có thể là rất yêu đấy, nhưng đôi lúc phải tỏ ra bất cần. Bắt chồng phải san sẻ việc nhà với mình, chẳng tội gì mà làm một mình. Đừng biến mình thành osin của chồng nghe chưa, cũng phải bắt nó phục vụ con chứ.
Còn nữa, phải kiểm soát hết tài chính của chồng, thâu tóm mọi nguồn thu vào tay con, có như thế mình mới luôn chủ động. Đề phòng tình huống xấu nhất là ly hôn mình cũng không bị trắng tay. Tài sản càng lớn, mình càng phải đấu tranh đứng tên sở hữu con ạ.
Con gái tôi nghe vậy gật gù, mẹ nói chí lý. Tôi nghe thấy mới gàn vợ, bà rõ là dở hơi... đương yên đương lành lại nói chuyện ly hôn. Vợ tôi cãi, bảo là bà ấy lo xa chứ có khuyên con bỏ chồng đâu.
Đến lượt cậu cả đòi lấy vợ. Gần ngày cưới, bà lại kéo cậu con trai vào tư vấn mấy chiêu dạy vợ. Các cụ bảo rồi, dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về. Con gái bây giờ ghê gớm lắm, con phải nghiêm ngay từ đầu không thì nó ngồi lên đầu lên cổ mình.
Nhà cửa bếp núc là việc của đàn bà, con đừng mó tay mó chân vào, đàn ông mà đứng bếp thì vứt đi. Con cũng không được để vợ quản lý tiền bạc của mình, hàng tháng chỉ đưa nó số tiền đủ dùng cho sinh hoạt trong gia đình thôi, còn bao nhiêu con phải tự quản lý. Đừng để mình rơi vào cảnh ngửa tay xin tiền vợ, mất hết cái uy của đàn ông. Cậu cả nhà tôi nghe xong cũng gật gù, mẹ nói có lý.
Đến nước này thì đúng là bà vợ tôi dở hơi thật rồi. Tôi nạt, bà khuyên con gái bắt chồng chia sẻ việc nhà với mình, quản lý chặt tiền bạc. Giờ lại dạy con trai tránh xa việc bếp núc, không cho vợ cầm tiền. Thế là thế nào? Bà nhà tôi sửng cồ lên cãi cùn, tôi làm thế là có lý cả. Tôi hỏi vặn, lý là lý ở chỗ nào?
Lý ở chỗ một bên là con gái, một bên là con dâu. Đến nước này thì tôi đành thở dài ngao ngán, ngần ấy năm sống với tôi, bà có phải áp dụng mấy chiêu này không mà sao tôi với bà vẫn sống hạnh phúc tới giờ. Bà dạy con như thế thì chẳng bằng hại con, bà ơi...
"Con gái lấy chồng thì phải quản lý chồng nhưng con trai thì không được để vợ quản lý" (Ảnh internet)
Rồi mấy đứa con tôi cũng lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái. Lạy trời chúng không răm rắp làm theo lời vợ tôi dạy nên gia đình đều ấm êm hạnh phúc. Chỉ có điều vợ tôi vẫn không bỏ được cái tính phân biệt đối xử giữa con gái và con dâu.
Dẫu thường mắng yêu con gái là "đồ cái bòn" nhưng có gì ngon bà lại để dành rồi đùm dúm mang cho con gái, nó biếu một thì bà khen ngợi khoe khoang nó thành mười. Cuối tuần, thỉnh thoảng con gái mang cả chồng con sang chơi và ngủ lại.
Sáng, con gái dạy muộn một tí bà còn suỵt bảo để yên cho nó ngủ. Con dâu mà dậy muộn một chút thì bà vào lườm ra nguýt. Cả nhà quây quần nói chuyện, con gái có nói gì nhỡ miệng thì bà xí xóa cho qua, còn tặc lưỡi bảo tính nó vốn thẳng thắn. Con dâu mà nhỡ mồm như thế thì bà nhiếc móc "cho ra gì" ngay.
Có chuyện gì tâm sự bà cũng nhỏ to với con gái, bà bảo chẳng đứa nào đi nói xấu mẹ ruột bao giờ. Chứ kể với con dâu nhỡ nó mồm loa mép giải tồng tộc đi kể với cả làng thì ngượng mặt. Rồi bà chê con dâu sống không tình cảm, kiệm lời... Những chuyện như thế khiến mối quan hệ giữa mẹ chồng với con dâu luôn có khoảng cách.
Đến một hôm, vợ tôi ốm. Bà thều thào bảo con dâu: "Ăn sáng xong, con đi mua cho mẹ vỉ thuốc". Con dâu vội tất tả đi nấu cháo, mua thuốc, không quên tạt vào chợ mua ít hoa quả cho mẹ bồi dưỡng. Con gái tôi biết chuyện gọi điện sang hỏi "Mẹ ốm à, hôm nay nhà con bận, biết gửi cu Bi ở đâu bây giờ?". Đến trưa, con gái lại gọi điện sang "Mẹ đi chợ giúp con chưa, à quên, mẹ đang ốm nhỉ? Thế mẹ nhờ chị dâu đi chợ giúp con nhé, trưa con đi làm về qua lấy".
Hôm sau, con gái tôi sang thăm mẹ, chưa kịp hỏi thăm mẹ câu nào đã phụng phịu: "Mẹ ốm, chẳng ai trông cháu giúp con, buổi trưa đi làm cứ phải chạy về cho nó ăn mệt ơi là mệt". Còn con dâu, mấy hôm mẹ ốm, dù bận việc vẫn cố đẩy nhanh tiến độ công việc để xin nghỉ ở nhà chăm mẹ. Cậu cả nhà tôi ghé qua phòng hỏi thăm mẹ qua loa mấy câu rồi dặn dò vợ đủ thứ "Em chịu khó nghỉ làm chăm mẹ mấy hôm cho mẹ khỏi hẳn, đừng nhờ cái Hà Anh, tính nó ẩu lắm...".
Chắc mấy hôm ốm nằm bẹp một chỗ, vợ tôi có thời gian ngẫm nghĩ ghê lắm nên bảo với tôi, các cụ nói chẳng sai "Con gái là con người ta". Nuôi nó lớn, cho ăn học xong xuôi thì đi lấy chồng. Hơn hai chục năm ở cùng mẹ con gái có phải lo việc gì đâu, cơm nước, quần áo mẹ đều lo hết. Con gái chỉ cần đi làm, lương tháng bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, không ăn bám bố mẹ là được rồi.
Bóng con dâu vừa đi khuất qua cửa, bà mới thẽ thọt, con dâu cũng là con gái người ta mà, vậy mà... có lẽ tôi đã quá nuông chiều con gái chăng hay bởi tôi đẻ ra nó, hiểu rõ tính nó, nên bao dung và độ lượng hơn "người dưng", hả ông? Tôi chẳng chê con dâu điểm gì, chỉ phải cái nó chẳng tình cảm như con gái mình. Mà chao ôi, về nhà nó đến là kiệm lời, chẳng mấy khi nói chuyện với tôi câu nào.
Tôi tủm tỉm cười trêu vợ "Bà cứ yêu quí con dâu như con gái đi rồi nó sẽ yêu bà như mẹ ruột. Tôi nhớ lần nhà mình có cỗ, con dâu có vài góp ý không hợp lòng bà nên bà nhiếc nó mãi. Có lẽ nó cũng rõ điều ấy nên ít nói hẳn, nói nhiều sai nhiều, nói ít sai ít, không nói sẽ không sai. Bà chê con dâu không tình cảm, nó có biết lúc nào bà buồn bà vui đâu mà gần gũi to nhỏ, thân thiện với bà không khéo lại bị bà cho là "gần chùa gọi bụt bằng anh". Đàn bà các bà phức tạp lắm, thế nào cũng nghĩ được, chuyện gì cũng nói được. Cũng may con dâu nhà mình là đứa sống khéo léo, không thì đã chẳng ở được với bà. Bà vợ tôi nghe thủng chuyện, cười ngượng ngịu.
Tôi muốn chia sẻ với bạn đọc câu chuyện nhỏ trong gia đình tôi. Thiết nghĩ, từ nhỏ có thể xé thành to nếu những người trong cuộc không nhận ra cái sai trong cách đối nhân xử thế của mình. Có lẽ, đọc xong ai cũng nói, biết rồi, chuyện thường ngày ở huyện ấy mà. Nhưng không ai phủ nhận rằng, nó đang xảy ra rành rành trong mỗi gia đình và từ "chuyện thường ngày" ấy đã xảy ra nhiều những mâu thuẫn lớn. Để rồi sau mỗi mâu thuẫn là những đổ vỡ, và những người trong cuộc lại thở dài, giá như...
Theo Báo Tuổi trẻ & Đời sống
Hết thương rồi người ta đối xử còn thua cả người lạ! Anh giờ chắc có người khác tốt hơn em chăm sóc cho anh rồi, anh đào hoa thế cơ mà, vậy nên, điều tốt nhất em có thể làm là chúc anh thật hạnh phúc. Không làm phiền anh, để không nhận thêm sự khinh thường nào nữa, để không nhận thêm tổn thương nào nữa, cũng vì, mọi sự quan tâm của...