Nước mát trong mùa nắng nóng
Đây là các loại thực – thảo dược rất quen thuộc, rẻ tiền và dễ tìm giúp bạn tự chế biến những đồ uống giải khát bảo vệ sức trong mùa nóng.
Dừa
Dùng nước dừa uống để bổ dưỡng và giải khát. Ngày uống 2-3 trái, không thêm đường, muối, ướp lạnh càng tốt.
Rau má
Ngày dùng 50 g cây tươi giã nát, thêm nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc cho vào máy xay sinh tố) chia 2 lần uống trong ngày. Có thể nấu nước uống nhưng hiệu quả không bằng dùng tươi. Công dụng: Chữa sốt, sởi, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu chảy, táo bón, vàng da, đái dắt, tiểu buốt, thống kinh, khí hư bạch đới, giãn tĩnh mạch, mụn nhọt.
Sắn dây
Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g bột sắn dây pha với 200 ml nước sạch, uống nguội. Hoặc dùng 50 g rễ củ khô nấu với 1 lít nước, để sôi 15 phút, uống cả ngày. Công dụng: Chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, mụn nhọt.
Mía lau
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly ướp lạnh. Hoặc dùng 100 g cây mía tươi rửa sạch, chẻ nhỏ nấu với 2 lít nước, để sôi 15 phút, uống cả ngày. Công dụng: Chữa sốt, khát nước, tiểu tiện ra máu, chữa nôn ọe.
Rễ tranh
Mỗi ngày dùng 50 g rễ tranh 50 g râu ngô (râu bắp) và nấu với 2 lít nước, để sôi 15 phút, uống cả ngày. Công dụng: Chữa tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu, sốt nóng
Râu ngô
Còn gọi là râu bắp. Mỗi ngày dùng 50 g râu ngô nấu với 2 lít nước, để sôi 15 phút, uống cả ngày. Công dụng: Lợi tiểu, được dùng trong bệnh tim, tăng huyết áp, viêm bàng quang, viêm niệu quản, sỏi thận, viêm túi mật.
Video đang HOT
Mã đề
Tốt nhất là lá tươi rửa sạch, giã nát, thêm nước vắt lấy nước cốt. Liều cho 1 lần là 100 g, ngày uống 2 lần. Công dụng: Lợi tiểu, chữa phù, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu, sỏi thận, ho lâu ngày, viêm phế quản, đau mắt đỏ.
Râu mèo
Tốt nhất dùng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước sạch, vắt lấy nước cốt. Liều cho 1 lần là 100 g, ngày 2 lần. Nếu dùng lá khô thì chỉ được hãm nước sôi chứ không được nấu vì sẽ mất hoạt chất. Ngày 50 g lá khô cho vào 2 lít nước sôi, uống cả ngày. Công dụng: Lợi tiểu, chữa sỏi thận, phù, sốt phát ban, cúm, thấp khớp, viêm gan, vàng da, sỏi túi mật.
Bí đao
Dùng 500 g bí đao tươi cả vỏ, hạt nấu với 2 lít nước, để sôi 15 phút. Uống cả ngày. Công dụng: Tiêu phù, thông tiểu, giải khát, mát tim, trừ phiền nhiệt, tiêu sưng, tiêu mụn nhọt. Vỏ quả dùng chữa tiểu dắt do bàng quang nhiệt hoặc tiểu ra chất nhầy.
Thuốc dòi
Mỗi ngày dùng 200 g lá tươi rửa sạch, giã nát, thêm 300 ml nước sạch, vắt lấy nước cốt và thêm 1 muỗng canh mật ong. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Công dụng: Trị cảm ho hoặc ho lâu ngày, viêm họng, lỵ, viêm ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, bí tiểu tiện.
Hoa cúc
Dùng 20 g hoa cúc khô nấu với 2 lít nước, để sôi 15 phút. Uống cả ngày. Công dụng: Chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, sốt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nước mắt, mắt khô, mắt mờ, tăng huyết áp, mụn nhọt, sưng tấy.
Lười ươi
Ngày dùng 5 hạt bỏ vào 1 lít nước nóng, chờ 10 phút cho hạt nở ra, khuấy đều thành một thứ nước sền sệt như thạch, thêm đường hoặc mật ong vào cho đủ ngọt, chia uống nhiều lần trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải độc, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, chảy máu cam.
Mủ trôm
Mỗi lần dùng 20 g mủ trôm khô rửa sạch ngâm với 1 lít nước cho nở ra, thêm đường vào cho đủ ngọt. Công dụng: Ăn để giải khát, giải nhiệt, giải độc.
Sương sâm (còn có tên sâm long, dây sâm, sâm nam leo, lá mối).
Lấy 100 g lá sương sâm tươi già, bỏ lá úa, lá sâu. Rửa sạch, tránh làm rách lá, dùng 1 rây lớn đặt vào 1 thau sạch có sẵn 1 lít nước đun sôi để nguội. Bỏ lá sương sâm vào rây vò mạnh cho nát lá từ 15-20 phút, lọc nhanh, bỏ bã. Vớt hết bọt nổi lên trên mặt rồi để yên cho đông lại thành thạch sâm. Khi ăn thì xắt nhỏ, trộn đường. Công dụng: Lá có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường nhẹ. Chữa tiểu vàng, tiểu rắt, nóng ruột, sôi bụng.
Sương sáo
Thân lá sương sáo khô xay thành bột, đổ nước ngập dược liệu rồi nấu kỹ, lọc lấy nước, thêm ít bột gạo vào, khuấy đều và nấu cho sôi lại, để nguội sẽ có một thứ keo đặc nhưng mềm gọi là sương sáo. Khi ăn xắt nhỏ thạch đen và cho thêm đường. Công dụng: Mát.
Lương y – dược sĩ Bàng Cẩm
Người lao động
Những người nhất thiết 'chống chỉ định' với cà pháo khoái khẩu
Theo Đông y, cà pháo có tính hàn, vì vậy kiêng dùng đối với người hư hàn, thận trọng khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả...
Cà pháo bổ dưỡng
Theo Đông y, cà pháo vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao.
Đông y gọi quả cà là di tử hay giả tử, ải qua. Dân gian còn gọi là cà ghém, cà pháo, cà muối.
Cà pháo còn gọi là cà gai hoa trắng, tên khoa học là Solanum torum. Nó là cây nhỏ, lá xẻ thùy nông, có gai. Hoa màu trắng, quả màu trắng đổi màu vàng khi chín. Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc.
100g cà pháo cung cấp 1,5g protein (có đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể), 12mg canxi, 0,7mg sắt, 18mg magiê, 16mg phospho, 221g kali, 0,3mg kẽm. Ngoài ra nó còn chứa cả đồng và selen là các vi khoáng quý. Nhiều loại vitamin như tiền vitamin A, vitamin C (3mg/100g), vitamin B1, B2, PP cũng có trong cà pháo. Riêng phần hạt cà đúng là có nhiều sợi lông nhỏ nên có thể là nguyên nhân gây ho. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào công bố về tác hại này. Lượng sitosterol không đáng lưu tâm nhưng lại có solanin độc. Quả cà chưa chín có nhiều solanin hơn quả chín.
Chất độc nhiều trong cà sống
Cà pháo nói riêng và các loại cà trong họ cà nói chung được cho là thực phẩm có nhiều dinh dưỡng. Cà pháo được du nhập về Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ 19, trong thời kỳ Pháp thuộc.
Thông thường, cà pháo có hoa trắng, tên khoa học thường gọi là Solanum torum. Tuy nhiên, công nghệ nhân giống phát triển, hiện nay đã có rất nhiều loại cà khác nhau như cà hoa vàng, hoa trắng, hoa tím.
Trong thân, lá, hoa và quả cà pháo có chứa một ít chất độc. Loài cà nào có vị đắng nhiều tức là chất độc càng cao. Chất độc trong cà thường được biết tới là các alkaloids. Cà pháo còn có một lượng sitosterol, tuy không đáng lưu tâm nhưng lại có solanin độc. Quả cà chưa chín có lượng solanin cao hơn nhiều so với quả chín. Chất solanin trong cà được xác định giống như chất đọc trong mầm xanh hoặc phần xanh ở củ khoai tây.
Solanin (một loại glyco-alkaloid) có vị đắng và độc hại với cơ thể. Chúng có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây khoai tây, bao gồm lá, quả, củ, mầm.
Solanine rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ. Ngộ độc solanin chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Triệu chứng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt, ảo giác, mất cảm giác, tình trạng tê liệt, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt.
Ở hàm lượng lớn, ngộ độc solanine có thể gây tử vong. Có nghiên cứu cho rằng liều lượng từ 2 đến 5mg/kg thể trọng có thể gây triệu chứng ngộ độc và liều lượng từ 3 đến 6mg/kg thể trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 8-12 giờ sau khi tiêu thụ thức ăn, nhưng cũng có thể diễn ra trong vòng 30 phút khi ăn thức ăn có hàm lượng solanine cao.
Trong cuộc sống, quả cả thường được dùng để nấu, muối, luộc, xào, chiên...Quả cà cắt miếng ăn sống như rau, chấm mắm tôm hay mắm ruốc. Quả cà giòn tan, nhai sồn sột kèm với mắm mặn rất khoái khẩu nhưng cần cẩn thận, ăn nhiều có thể bị nhức mỏi do solanin độc. Trong "Hải Thượng Y tông tâm lĩnh" có ghi rằng: không nên ăn nhiều cà sống.
Các chuyên gia nói gì?
Cho biết trên báo chí mới đây, Bs. Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm dinh dưỡng TPHCM cho biết, một loại thực phẩm chứa độc thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của người dân Việt là cà pháo.
"Ông bà ta đã nhắc nhở "một quả cà bằng ba thang thuốc" vì trong thân, lá, hoa và quả cà pháo có chứa một ít chất độc là solanin (glyco-alkaloids). Loài cà nào có vị đắng nhiều, lượng chất độc càng cao", Bs. Thủy nói.
Trong cà tươi, hàm lượng chất này cao gấp 5-10 lần so với mức an toàn. Vì thế, ăn nhiều cà pháo tươi dễ bị ngộ độc. Khi nấu chín hoặc muối chua, chất độc trong quả cà còn không đáng kể.
Đối với một số người vừa mới ốm dậy, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh cần lưu ý khi ăn cà pháo. Cà pháo tính hàn, hơi độc, ăn nhiều có thể bị đau bụng và sinh cố tật cho nên người xưa thật có lý khi nói rằng một quả cà, ba chén thuốc. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.
Lương y Đinh Công Bảy - Hội Dược liệu TP.HCM cho biết, đến nay chưa có nghiên cứu nào về độc tố có trong cà, nhưng kinh nghiệm ông cha ta cho thấy, khi cơ thể vừa mới khỏi bệnh, hoặc đang bị bệnh (cảm, tiêu chảy...) ăn cà, bệnh sẽ nặng hơn. Câu nói: "Một quả cà bằng ba thang thuốc" nhắc nhở chúng ta nên thận trọng khi ăn uống. Điều cần nhớ là cà trong câu này bao gồm cả cà pháo, cà tím, cà bát.
Theo BS. Phan Dung, Trung tâm Tư vấn sức khỏe người cao tuổi (Hà Nội), khi đang đau không nên ăn đồ lạnh, cá đồng, baba, cà pháo vì gây nhức xương khớp.
Đàn bà ăn nhiều cà pháo cũng gây trở ngại cho hoạt động của tử cung. Phụ nữ trong quá trình mang thai, những món ăn thuộc họ nhà muối như dưa muối, cà muối.. rất hấp dẫn bà bầu. Tuy nhiên những đồ muối gỏi, muối sổi này không phải lúc nào cũng đảm bảo vệ sinh, có nhiều chất chua, chất axit.. dễ dẫn đến phù nề, nên các thai phụ không nên ăn quá nhiều.
Theo Hải Thượng Lãn Ông, sữa do khí huyết tạo thành, sản phụ không nên ăn nhiều muối vì muối sẽ làm cho không có sữa, lại sinh ho, khó chữa. Ở người phụ nữ sau khi sinh, khí huyết còn suy yếu không nên ăn các thức ăn có chứa chất độc như cà pháo, cà bát, cà dái dê, măng, khoai mì,...Như vậy, phụ nữ sau khi sinh nếu ăn nhiều cà pháo muối sẽ gây bất lợi cho việc tạo sữa. Cả mẹ lẫn con có thể bị ho, khí huyết không thông, có thể gây nhức mỏi.
Cây cà gai hoa tím có hình dáng tương tự như cây cà gai hoa trắng, chỉ khác là hoa màu tím. Quả màu vàng đổi sang màu đỏ khi chín. Quả này không ăn. Đã có khá nhiều trường hợp ngộ độc do nhầm lẫn với loại trên.
Theo Đông y, cà pháo có tính hàn (thậm chí rất hàn), vì vậy kiêng dùng đối với người hư hàn, thận trọng khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả... người mới đau dậy, suy nhược không nên ăn cà, cà không nên ăn sống.
Trí Thức Trẻ
Tiểu buốt, tiểu dắt - Kháng sinh liệu có đủ? Lâu nay, kháng sinh vẫn được sử dụng chủ yếu cho các trường hợp viêm đường tiết niệu, khi có triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đục. Tuy nhiên, tỉ lệ tái phát do nhờn thuốc và cảm giác mệt mỏi khi sử dụng kháng sinh đang là điểm yếu không thể khắc phục của phương pháp này. Tiểu buốt, tiểu dắt...