Nước mắt sau bục giảng

Theo dõi VGT trên

Được đứng trên bục giảng làm cái nghề mình yêu dù ở đâu cũng vẫn là điều hạnh phúc, nhưng ở nơi này, hạnh phúc ấy phải trộn thêm rất nhiều nước mắt. Cái giá phải trả cho nghề với một số thầy cô đắt vô cùng.

Đã 5 năm làm nghề giáo, phải khóc nhiều, đến giờ cô Lương Thị Thuận vẫn phải… tiếp tục khóc. Hạnh phúc có thể giống nhau, nhưng nước mắt mỗi chặng đường đời, đường nghề lại đắng đót khác nhau…

Chọn nghề hay… chồng

Cô Thuận quê ở Thanh Chương (Nghệ An) vào Nậm Ngà từ năm 2007, chặng đường vào đi bộ mất hai ngày… khóc vì không ngờ khổ thế. Làm được 1 tháng cô viết đơn xin thôi việc. Đồng nghiệp xúm vào khuyên giải. Thương bố mẹ ở quê, nhà có 6 anh chị em, mới một anh có việc; chặng đường cô đi học sư phạm bố mẹ phải vay mượn cả thảy 40 triệu đồng, chưa trả được, còn 3 em cũng đang đi học… nên cô chịu ở lại.

Lần thứ hai cô lại viết đơn xin nghỉ việc vì… lấy chồng. Chồng cô người Mường ở Hòa Bình, cha mẹ cũng đã cao t.uổi. Xác định lấy anh thì không thể ở lại trường được, sắp đến ngày cưới cô viết đơn xin thôi việc. Lần này chính chồng cô khuyên cô không bỏ nghề.

Nước mắt sau bục giảng - Hình 1

Trường THCS Nậm Ngà với tất cả các lớp học đều tạm

Cô bảo “khi nghe anh ấy khuyên, em đã khóc òa lên vì hạnh phúc” . Cuộc sống sẽ không có gì lớn, vợ chồng cô đã có con – cháu lên 3 t.uổi, chồng cô vui vẻ “gà trống nuôi con”, chăm cha mẹ già để cô yên tâm theo nghề. Rồi bố mẹ chồng ốm mất, nhà chỉ còn cụ nội năm nay đã hơn 90 t.uổi. Chồng cô quần quật trông bà, trông con, lái xe thuê…, năm đôi lần có “vợ hờ về thăm”. Người chồng đã từng khuyên vợ cố không bỏ nghề, thực tế anh cũng đã mấy năm thay cô làm mọi bổn phận gia đình, nay đã mỏi mệt lắm, anh tuyên bố với vợ : “Nghề hay chồng… chỉ có thể chọn một”.

Cô Thuận lại phải khóc hằng đêm, bao đắng cay, khổ cực mới có được hôm nay, t.uổi cũng đã cưng cứng. Bỏ nghề giáo bắt đầu lại bằng cái gì? Bỏ chồng, con, cũng là mất tất. Hôm chúng tôi lên điểm trường Tia Ma Mủ gặp cô, trao đổi mấy câu cô chạy ra đầu lớp, khóc… Thầy Nguyễn Đức Cường – Hiệu trưởng Trường PTCS Nậm Ngà – đ.ánh giá cô Thuận là giáo viên “đàn chị”, luôn gương mẫu. Cô nhận điểm trường khó khăn bậc nhất, nhường chỗ dễ cho các thầy cô “còn trẻ, còn chuyện chồng con, mình gia đình xa, cho nhỡ luôn” như lời cô nói.

Ở Nậm Trà các thầy cô kiếm được đứa con không phải dễ, chuyện động thai, sẩy thai của các cô nhiều khi nghe kể mà rùng mình

Điểm trường Tắc Ngá (Trường TH Nậm Trà) có cô Mai Thị Thu Tiếp, cô Tiếp làm nghề này cũng đã 15 năm. 8 năm cô dạy ở Tuyên Quang, dạy hợp đồng, mãi không được vào chính thức, năm 2007 xung phong lên Mường Tè. Vừa dạy, vừa học nay đã tốt nghiệp đại học, nhưng… t.uổi đã chơi vơi giữa đầu 3 và 4, con bé mới 2 t.uổi, cai sữa con để mẹ đi dạy khi mới hơn 7 tháng, tết vừa rồi về thăm, con 14 tháng t.uổi không theo được mẹ. Mỗi tuần vượt dốc lên núi tìm sóng gọi điện về cho chồng con, mỗi lần như thế mất cả giờ đứa con nhỏ mới nhận ra mẹ. Cháu bắt đầu học nói mà tiếng gọi mẹ mãi không tròn được, mẹ với cháu xa xôi quá.

Hôm ở Trường THCS Nậm Trà chúng tôi gặp cô giáo Vũ Thị Thanh, cũng đã hơn 30 t.uổi, mới lên trường 15 ngày. Cô Thanh cũng cái cảnh dạy học gần 10 năm ở Thanh Oai (Hà Nội) mà chịu, không có xuất chính thức. Nghe lời người anh họ xung phong lên Mường Tè. Đi bộ 1 ngày đến trường mới biết “trên này mọi người khổ thế”. Gia đình, chồng và hai con ở quê, đứa lớn 5 t.uổi, nhỏ 2 t.uổi, chặng đường làm giáo viên vùng cao của cô cũng mới chỉ bắt đầu, cô có đi được hết hay không thật khó trả lời, nhưng chắc chắn sẽ rất nhiều nước mắt trên chặng đường ấy.

Người thầy cũng khóc

Ở trường Nậm Ngà mọi người vẫn nhớ đến chuyện thầy giáo Phạm Trung Tình bỏ nghề. Đợt ấy năm 2009, bố thầy Tình ở quê ốm mất, điện lên, thư vào đến trường đã mất một ngày, thầy Tình đi bộ cả đêm ra đến đường, bắt xe về quê ở Yên Bái tất thảy mất ba ngày. Nhưng về đến nhà thì mọi việc đã xong xuôi. Quay lại trường thầy khóc nói với mọi người: “Công danh sự nghiệp làm gì khi mà bố mẹ mình cũng không lo được”. Rồi thầy xin nghỉ việc về quê trông mẹ già. Đợt thầy Tình nghỉ “anh em giáo viên chúng em cũng xao động lắm” – thầy Cường – hiệu trưởng nói.

Video đang HOT

Chuyện “xao động”, thầy Cường cũng tâm sự rất thật rằng bản thân thầy cũng từng như thế: “Hồi mới vào mình nghĩ chắc chỉ ở được một tháng thôi”. Tháng qua, năm qua, thầy Cường gắn bó với trường, với học sinh rồi không về nữa. Chuyện dạy và học trên này như thầy Cường nói là “bi hài” lắm, có lần phải “ăn trộm sắn của dân”.

Đợt năm 2008, 6 thầy cô giáo từ bản U Pa Tết về trường họp giao ban, giữa đường gặp lũ, tiến không được, lùi không xong. Hơn một ngày đói lả, cuối cùng đành “bới trộm sắn” trên nương của dân để nướng ăn, đêm quay cỏ nằm giữa rừng mặc cho “vắt nó làm thịt”. Chuyện từng phải… khóc, thầy Cường thú thật là có . Về thăm nhà “con nó gọi mình bằng chú, không cho bế”, rồi lên trường, nhớ nó đi cả giờ đồng hồ lên núi tìm sóng, chờ có sóng cả buổi đến lúc gọi được, con lại không chịu nói chuyện vì không quen, thế là khóc thôi.

Khổ nhất ở trường Nậm Trà giờ phải kể đến thầy Kha Văn Thông. Thầy Thông dạy ở trường từ 2007, 6 năm liền ở bản U Na 2, vợ cũng là giáo viên cùng trường. Tháng trước vợ thầy sinh con, vất vả quá nên sinh non, cháu bé chỉ được có 1,3kg, nuôi lồng ấp gần tháng. Thầy bảo “may lắm rồi”, đây là lần thứ hai vợ chồng thầy có con, lần trước cũng sinh non, không nuôi được. Lần này “may” nhưng t.iền của đổ vào cho cháu không tính được.

Nước mắt sau bục giảng - Hình 2

Hai giáo viên ở Trường Tiểu học Nậm Ngà vượt suối đến lớp

Ở Nậm Trà các thầy cô kiếm được đứa con không phải dễ, chuyện động thai, sẩy thai của các cô nhiều khi nghe kể mà rùng mình. Năm 2009, cô Mơ – giáo viên trong trường – bị động thai, 12 giáo viên nam làm cáng thay nhau khiêng cô ngay trong đêm về huyện. Đêm ấy trời mưa, đến điểm trường giữa đường thì cô sẩy thai, khênh tiếp đến chiều hôm sau mới đến bệnh viện huyện. May mà cứu được mẹ.

Vụ ấy Thầy Cường bảo “đến bờ sông Đà 3 giờ chiều, 12 anh em ngã vật ra, mặt ai cũng tái mét vì kiệt sức”. Gần đây nhất, tháng 1.2012 cô giáo Lò Thị Hồng cũng bị động thai, lại hơn 10 người khênh đi, may thời tiết không nghiệt, một ngày ra đến viện, bác sĩ bảo chỉ chậm chừng 2 giờ thì “mẹ con cùng khó cứu được”.

Gian nan đường học

Đường nghề của các thầy là thế còn đường học của các cháu cũng không kém gian nan. Tà Tổng đến bây giờ mới có 1 cô giáo, cô Lỳ Gió Nu người Hà Nhì ở bản Nậm Ngà. Cô giáo Nu về dạy ngay ở bản quê, mọi người vẫn nói đùa cô là học sinh đầu tiên “mài chữ ra ăn được”. Đường học của Nu cũng đầy nước mắt, cô đến với cái chữ khi đã 14 t.uổi, thầy giáo dạy lớp xóa mù thấy Nu học được, vận động em cố học.

Nghe lời thầy Nu cố, học mãi, đường học thật dài có lúc “gói mỳ ăn liền chia ba bữa”, Nu kể, có lúc muốn bỏ học chỉ vì không có t.iền mua quyển sách, cây bút… Bố phải bán 3 con trâu lấy t.iền cho Nu đi học sư phạm, để theo được cái nghiệp làm thầy, để “trả ơn” các thầy cô đã dạy em, đã bao lần đuổi theo để giúp em. Cô giáo Lỳ Gió Nu bây giờ thêm cái chân đi vận động t.rẻ e.m đến lớp, với cô việc ấy đơn giản nhất, chỉ cần gặp các em bảo “cô bây giờ được sướng như này vì ngày xưa biết đi học”.

Khu bán trú ở hai cụm Nậm Trà, Nậm Ngà có đến hơn 300 học sinh cả THCS và TH. Sẽ có bao nhiêu em trong số này thực sự thành đạt, “kiếm sống bằng chữ” như Lỳ Gió Nu? Không nhiều đâu, nhưng chắc chắn đường đời các em sẽ bớt vất vả như bố mẹ vì đã có con chữ “gánh bớt” sự nhọc nhằn. Nhưng hôm nay, khi đi học, quả thực “khổ hơn đi cày”. Những đ.ứa t.rẻ xa nhà cả tuần, sống tự lập từ cái t.uổi lên 10. Một đêm chúng tôi lặng lẽ xuống khu bán trú, để thấy những thân hình nhỏ bé nằm ôm lấy nhau ngủ, cả chục cháu cũng chưa kín được cái giường.

Chiều sau giờ học lại kéo nhau ra suối bắt cá, hái rau, lấy củi. Trong hành trang đến trường không ít cháu có cả nỏ, hỏi để làm gì, các cháu bảo: Săn chuột. Chuột b.ắn không phải để bảo vệ đồ đạc mà để… ăn. Đi kiếm củi, cây củi lớn quá không vác được thì lùa xuống suối, nhờ dòng nước đẩy về. Cứ thế theo năm tháng, dòng đời, dòng chữ cùng chảy, cùng lớn với các cháu.

Theo 24h

Mục sở thị những điểm trường trên mây

Nghe chúng tôi trình bày ý nguyện muốn đến hai khu trường ở Mường Mô 2 và Tà Tổng 2, ông Nguyễn Đức Hiển - Trưởng phòng GD huyện Mường Tè - ngần ngừ: "Đi bộ sẽ mất cả tháng, đi xe nhanh cũng 10 ngày, nhưng các nhà báo liệu có đi nổi bằng xe máy?".

Ngày thứ 10 của cuộc hành trình, chúng tôi trở lại cây cầu treo K43 để vượt sông Đà vào khu trung tâm xã Mường Mô (huyện Mường Tè, Lai Châu). Có cảm giác thật lạ, như vừa qua một giấc mơ về một cuộc phiêu lưu vào thế giới khác, một thế giới có rất ít dấu ấn của văn minh. Trong thế giới ấy, những người thầy - những người đi khai sáng cũng đang chịu rất nhiều tăm tối.

Những ngày đường xe máy

Ăn trưa ở trung tâm xã Mường Mô, anh em giáo viên đã giục "ăn nhanh để đi, phải vào đến Nậm Trà trước khi trời tối". Từ trung tâm Mường Mô đến Nậm Trà đường dài chừng 40km. Cung đường ấy giáo viên nữ đi bộ 1 ngày, giáo viên nam đi được xe mất... nửa ngày. Đi rồi tôi mới hiểu đi xe máy trên này tốc độ cũng không hơn đi bộ là bao. Thường điểm trường nọ sang điểm trường kia là nửa ngày đường xe máy với trời không mưa. Trời mưa thì nhân thời gian lên gấp đôi, ấy là không ngã, không run tay mà quẳng xe lại giữa đường để... "đi bộ cho nó lành".

Hơn 4 giờ trên yên xe, vật nhau với con đường đất mà chiều ngang không bao giờ quá nửa mét, "núi một bên và vực một bên", nhìn thấy khu trường THCS Nậm Trà - mấy ngôi nhà tranh lúp xúp mà mừng như trẻ thấy mẹ đi chợ về. Trước, con đường ấy là đường mòn đi bộ, mấy năm nay xã hội đi lên, bà con san gạt thêm cho cái bánh xe lăn. Đi xe máy mà lắm khi thở hồng hộc như đi bộ leo dốc, 4 lần chúng tôi phải nghỉ cho mát máy xe, cũng là cho đôi tay, đôi chân đỡ chuột rút.

Mục sở thị những điểm trường trên mây - Hình 1

Lớp học có kiến trúc kiểu chuồng trâu ở bản Tia Ma Mủ, cụm trường Nậm Ngà.

Cả chặng đường cứ số 1 mà bò, máy gầm như công nông đầu ngang. Đã mấy lần muốn dừng lại để lắp bộ xích vào bánh sau cho chắc lại thôi, các thầy chưa lắp, mình làm sớm nghe kỳ kỳ, kém cái... đàn ông. Đến được trường khi trời bắt đầu tắt nắng, không ngã cái nào, dù mấy lần phải dúi xe vào vách núi để tránh lao xuống vực, thực là mừng, muốn cảm ơn thầy giáo đã nhắc mình ăn nhanh còn đi.

Từ Nậm Trà nhìn bốn phía chỉ thấy rừng, núi, đến cái vết loang lổ của những con người mở ra trên các triền núi tạo đường cũng không còn thấy. Cuộc sống văn minh đều đã "khuất núi", chúng tôi bắt đầu bước vào những ngày ở rừng thực sự. Điện không, điện thoại không, đúng hơn có đôi vệt sóng lạc từ Mường Nhé (Điện Biên) sang, thường chỉ có trên các đỉnh núi cao, bò ngược dốc hàng giờ vào những ngày thật đẹp trời.

Tìm được những vệt sóng này là bao kỳ công của những người đi "khai phá", tìm sóng theo kiểu "dò mìn", nó cũng gắn liền với bao nước mắt của thầy cô. Suốt 10 ngày của chuyến đi tôi không đủ kiên nhẫn, sức khỏe để trèo tìm sóng, thôi đành quên đi chiếc điện thoại. Nậm Trà (Mường Mô 2) nay đã có 3 trường học từ mầm non đến THCS Nậm Ngà (Tà Tổng 2) có hai trường, hệ TH và THCS chưa tách, hai cụm trường xa nhất ở bờ hữu sông Đà ấy với gần 150 thầy cô giáo, đã hai năm nay quên rằng trên đời này còn có báo chí. Dù báo vẫn được phát, được đặt nhưng nó không bao giờ đến được với các thầy cô.

"Quyền được ngã"

Với các thầy cô giáo ở Nậm Trà, Nậm Ngà, việc ngã xe như là chuyện đương nhiên. Ở Nậm Ngà, xứ sở được coi là "huyền thoại đích thực" ở Mường Tè vì Tà Tổng đã là huyền thoại rồi, nó còn là Tà Tổng 2. Ở đây có một đội "tay đua" thượng hạng đếm gần đủ năm đầu ngón tay, những thầy mà sự ngã kể... cả năm không hết. Thầy Việt - giáo viên môn sinh khối THCS, thầy Cường - hiệu trưởng, thầy Đức - hiệu phó, thầy A Lầu... Thầy Việt cao 1m63, nặng 49 cân, cùng với A Lầu là tay lái chuyên chở thịt từ huyện vào cho học sinh.

Mỗi chuyến hai thầy đi 2 ngày, chở 100kg thịt từ huyện Mường Tè vào. Cái món hàng vừa nặng vừa bùng nhùng ấy, không phải dạng cao thủ thì chỉ có xuống vực mà nhặt thịt lợn lẫn... t.hịt n.gười. Mỗi chuyến chở thịt ấy các thầy tự khoán... không ngã quá 4 lần, có kinh nghiệm chỉ dúi đầu vào vách núi mà ngã. Tệ lắm thì quẳng xe xuống vực mà ngã ngược lại. Cách hôm chúng tôi vào 2 ngày, hai tay lái cứng nhất nhì thầy Việt, thầy Cường cũng vừa quẳng xe xuống vực để thoát thân.

Mục sở thị những điểm trường trên mây - Hình 2

Xích xe quấn bánh, thứ không thể thiếu của giáo viên trên những cung đường Nậm Trà, Nậm Ngà

Cũng lạ, ngã nhiều nhưng chưa thầy cô nào bỏ mạng vì nó cả, tệ nhất cũng được mắc vào cành cây, để gào toáng gọi người khác kéo lên. Xước sát nhiều, nhưng gãy gì đó thì chưa. Cú ngã tệ nhất thuộc về thầy Nguyễn Văn Việt ở khu bản Cô Lô Hồ, khi bị xe đè lên người, ống xả chèn lên ngực, cháy thịt khét mù, nằm viện cả tháng.

Ngã là chuyện thường ngày nên các thầy nói vui là ở đây có "quyền được ngã". Nhưng cũng có những chuyến xe không được quyền ngã. Đó là những chuyến xe đặc biệt chở trứng cho bữa ăn học sinh, mỗi chuyến 600 quả - tháng 4 chuyến và chở người ốm đi viện. Hôm chúng tôi đang ở Nậm Trà cũng có chuyến xe như thế, thầy Quàng Văn Dử bị sốt cao, phải ngồi sau xe, lấy dây buộc vào thầy Việt rồi cùng 1 xe nữa dong ra Mường Tè.

Đi từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều đến nơi an toàn. Một loại "hàng" nữa không được quyền ngã là cô giáo mang thai. Loại "hàng" này đặc biệt nhất, ngã là phạm "trọng tội", bao năm qua, chưa một lần các thầy đ.ánh ngã những cô giáo này. Nói là vậy nhưng khó nhất là chính các cô mới mang thai, chưa biết mình có, vẫn cứ tong tả trên đường, sẩy nhiều lắm. Ở Nậm Trà trong số các cô giáo có gia đình chỉ có 3 cô chưa bị hỏng thai lần nào, các cô sinh non, con nuôi lồng kính cũng có mấy người cũng chỉ vì con đường.

Những ngôi trường... kỳ kỳ

Nậm Trà, Nậm Ngà, tất cả có 15 điểm trường, ngay ở hai khu trung tâm cũng đã thấy nó kỳ rồi, các điểm khác mỗi điểm một vẻ theo... kiến trúc bản địa. Đại thể, bản nào làm lớp ấy, tùy theo điều kiện kinh tế, theo mức độ nhiệt tình với cái chữ mà dựng lên cái phòng học. Hầu hết là phòng có "kiến trúc" tre nứa, ngay Trường THCS Nậm Trà toàn bộ các phòng học đều làm lán tre nứa. Năm nay Mường Tè tre nứa khuy (nở hoa) lấy loại ấy về dùng mấy bữa đã thấy mọt rơi lả tả, gió chưa nổi đã kẽo kẹt rồi rung lên bần bật. Những điểm trường ấy bi hài thì có, còn độc đáo thì phải kể đến các dạng khác.

Ba phòng học cho các lớp tiểu học ở đây nếu mới đến, nhìn từ ngoài vào chắc chắn bảo là chuồng trâu. Lớp dựng trên cột, thay cho ván che là mấy tấm, nửa ván nửa giằng, bắc ngang nối các cột. Kiểu nối ngang như thể tiện đưa cỏ vào, cũng tiện cho trâu cọ sừng, cọ mình.

Độc đáo nhất phải kể đến lớp học với kiến trúc chuồng trâu ở bản Tia Ma Mủ (cụm trường Nậm Nhà - Tà Tổng). Ba phòng học cho các lớp tiểu học ở đây nếu mới đến, nhìn từ ngoài vào chắc chắn bảo là chuồng trâu. Lớp dựng trên cột, thay cho ván che là mấy tấm, nửa ván nửa giằng, bắc ngang nối các cột. Kiểu nối ngang như thể tiện đưa cỏ vào, cũng tiện cho trâu cọ sừng, cọ mình. Làm lớp học kiểu ấy có thể nói cũng là "sáng tạo" phòng học thoáng, ít bị tối, nhưng mà rét. Ngày rét trong lớp gió như ngoài sân, thầy trò co ro, có đốt đống lửa gió nó cũng lùa hơi đi mất, không đỡ được là mấy.

Thứ nhì độc đáo là lớp học dựng bằng củi ở bản U Na 1 cũng ở cụm trường Nậm Nhà (Tà Tổng). Không hiểu do vội hay thích tạo nên một ngôi trường lạ mà bản này dựng nên ngôi trường toàn bằng củi. Thật tiện, củi bắp nhà nào cũng sẵn, góp lại, cũng không cần phải đẽo gọt gì thêm, cứ thế dựng nên thay ván, xù xì một chút nhưng mà chắc.

Vách ấy bọn trẻ đỡ nghịch, thớ gỗ tua tủa, nghịch vào không rách tay cũng rách quần áo. Tiện cho các thầy, cả phụ huynh đến thăm các thầy, hút thuốc lào cứ tước những dăm ấy làm đóm, lúc đêm hôm khỏi phải tìm xa. Cánh phóng viên chúng tôi thấy "kiến trúc lạ" lao vào chụp ảnh, rồi khoe nhau, hí hửng lắm. Mang khoe cả các thầy, thầy cũng phải khen rồi cười góp, mặt buồn thiu.

Độc nữa phải kể đến lớp học không tên ở bản Huổi Mắn (Trường TH Nậm Trà - Mường Mô 2). Bản Huổi Mắn chia làm 2 cụm dân cư Huổi Mắn A và B, có vùng đất trũng giáp sông Đà nằm trong vùng ngập thủy điện Lai Châu, trước dân từ cụm A và B chỉ xuống dựng lán ở tạm làm ruộng, nương. Không hiểu có phải "chạy" đền bù di dân tái định cư không mà 2 năm nay những lán này nâng cấp thành nhà đến mấy chục hộ. Theo người lớn là trẻ con, các thầy cô phải mở lớp cho chúng, dù không biết đặt tên lớp thế nào.

Điểm trường với hai lớp học mầm non và lớp 1 cho gần 40 đ.ứa t.rẻ ra đời như thế, mọi người gọi đùa là lớp học Không Tên. Cả điểm trường ấy cao chừng 2 mét, rộng chừng 20 mét vuông, dựng bằng nứa, lợp bằng gianh, cho 2 phòng học, thêm 2 phòng ở tạm của giáo viên. Thật may cô Quàng Thị Hoài, giáo viên mầm non bản ấy kịp làm vườn rau bên cạnh để nó thành "nhà", chứ nếu không chúng tôi quyết không thể gọi nó là lớp được.

Vùng trắng

Hai cụm trường Nậm Trà, Nậm Ngà nằm bên bờ hữu sông Đà, giáp với huyện Mường Nhé (Điện Biên). Hai cụm 5 trường học từ THCS đến mầm non với 152 giáo viên, 1.276 học sinh các dân tộc Mông, Cống, Hà Nhì, Dao. Dân cư vùng này có tỉ lệ nghèo 70-80%, về cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm... có thể coi là vùng trắng.

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Làm rõ danh tính một học sinh phao tin lộ đề thi tốt nghiệp THPT
12:27:29 27/06/2024
Cháy nhà ở thành phố Thái Nguyên làm 2 người t.ử v.ong
11:18:43 26/06/2024
Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra vụ hỏa hoạn làm cặp vợ chồng t.ử v.ong
19:53:41 27/06/2024
Diễn biến mới vụ b.é t.rai người Nhật bị đuối nước tại resort ở Mũi Né
14:50:42 27/06/2024
Ô tô con bị tàu hỏa tông bẹp dúm, văng gần chục mét
15:02:46 27/06/2024
Bệnh nhân bất ngờ lái ô tô lao vào tường bệnh viện
17:11:53 26/06/2024
Lãnh đạo xã thông tin về clip 'bị đ.ập ly vào đầu vì đi mời rượu'
22:38:00 27/06/2024
Bình Thuận: Thả 3 con rùa quý hiếm về với biển tự nhiên
22:23:13 26/06/2024

Tin đang nóng

Hồ Ngọc Hà - Kim Lý kỷ niệm 7 năm cứ ngỡ cầu hôn lần nữa, gọi nhau bằng danh xưng đặc biệt
23:40:22 27/06/2024
Dàn nam thần Hoa ngữ bị vợ công khai "nói xấu": Người bị chê khô khan, người bị nói diễn từ trong phim ra đời thực
23:04:13 27/06/2024
Cách đáp trả từ bạn trai kém t.uổi của Thiều Bảo Trâm khi đi đâu cũng bị quay lại cảnh tình tứ
22:27:29 27/06/2024
Lý do con gái Tom Cruise bỏ họ cha
23:14:50 27/06/2024
Phùng Ngọc Huy xin lỗi bảo mẫu của bé Lavie
22:06:28 27/06/2024
Sao nam đình đám gây tranh cãi khi nhận quà của fan giữa nghi vấn đột nhập nhà Goo Hara
22:54:40 27/06/2024
Tiến Đạt kể lý do rời showbiz và cuộc sống kín tiếng bên vợ kém 10 t.uổi
23:17:26 27/06/2024
Một điểm đến ở Việt Nam vào danh sách những nơi bỏ hoang nhưng đẹp kỳ lạ
00:16:45 28/06/2024

Tin mới nhất

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở nhà máy đóng tàu, Sở Y tế chỉ đạo

06:44:52 28/06/2024
Theo báo cáo từ Sở Y tế Hải Phòng, tính đến 18h ngày 27/6, số công nhân của Công ty Đóng tàu Sông Cấm có triệu chứng ngộ độc thực phẩm là 178 người.

Tài xế xe đầu kéo chấp tay lạy vợ chồng người đi xe máy bị nạn

19:43:00 27/06/2024
Chiều 27-6, lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông giữa xe đầu kéo và xe máy trên quốc lộ 14 đoạn qua phường Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột làm hai vợ chồng thương vong.

Một n.ữ s.inh lỡ thi do tai nạn giao thông

19:40:46 27/06/2024
Vụ tai nạn khiến 2 bố con ở Nghệ An phải nhập viện cấp cứu. Người bố bị thương khá nặng còn con gái bị thương nhẹ nhưng lỡ mất buổi thi môn toán.

Cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ nặng sau khi ăn bánh trung thu không rõ nguồn gốc

16:14:57 27/06/2024
Do đó, các bác sĩ Khoa Cấp cứu của bệnh viện đã tiến hành các biện pháp cấp cứu khẩn cấp. Sau hơn 2h hồi sức tích cực, bệnh nhân đã dần ổn định, mạch cải thiện. Hiện tại, bệnh nhân đã hồi phục và xuất viện.

Phú Thọ: B.é t.rai 11 t.uổi bị mẹ ruột và bạn trai b.ạo h.ành giữa đêm

16:12:28 27/06/2024
Thông tin từ lãnh đạo phường Minh Phương (TP. Việt Trì, Phú Thọ), Công an TP. Việt Trì đang điều tra nghi vấn cháu bé 11 t.uổi bị mẹ ruột và bạn trai b.ạo h.ành.

70 công nhân ở một nhà máy đóng tàu tại Hải Phòng đi cấp cứu sau bữa trưa

16:00:24 27/06/2024
Tuy nhiên, những người này vẫn cần được tiếp tục theo dõi và điều trị cho đến khi sức khỏe ổn định. Đồng thời, cần làm rõ tác nhân gây ra biểu hiện bệnh lý của 70 công nhân này.

T.iền Giang: Sông Mỹ Thiện sạt lở, ảnh hưởng nặng đến sản xuất và đời sống nhân dân

15:57:34 27/06/2024
Việc đi lại của người dân địa phương hết sức khó khăn và thiếu an toàn. Sạt lở cũng làm một phần sân chùa Thiền Quang (ấp Mỹ Hưng A, xã Mỹ Đức Đông) bị đổ xuống sông Mỹ Thiện.

Tiêu hủy chiếc "tàu ma" trôi dạt vào bờ biển Quảng Trị

14:26:27 27/06/2024
Chiếc tàu ma này được làm bằng gỗ, dài 11 m, được người dân phát hiện trôi dạt vào bờ biển Quảng Trị hơn 3 tháng trước

Quốc hội chốt cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

12:24:53 27/06/2024
Sáng 27/6, 357/448 Đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành với quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong m.áu hoặc hơi thở có nồng độ cồn .

Người dân lật ô tô cứu tài xế nhưng bất thành

11:33:46 27/06/2024
Thời điểm xảy ra vụ việc, người dân đã hỗ trợ lật ô tô lên và đưa tài xế đi cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương nặng, tài xế đã t.ử v.ong.

Hà Nội chủ động tiêu thoát nước, đề phòng ngập úng tại các điểm thi

11:23:19 27/06/2024
Đơn vị sẽ khắc phục, thay thế kịp thời các hư hỏng trên hệ thống thoát nước như: vỡ, mất nắp đan ga, sụt cống trên địa bàn quản lý... đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Con chó cắn nhiều người ở Đắk Lắk dương tính virus bệnh dại

11:20:57 27/06/2024
Theo ông Phạm Văn Thái, Chủ tịch UBND phường Tân Lợi, ngay sau khi xảy ra sự việc, cán bộ UBND phường Tân Lợi đã đưa bốn người dân đến cơ sở y tế tiêm phòng bệnh dại.

Có thể bạn quan tâm

Đội hình hay nhất vòng bảng EURO 2024

Sao thể thao

06:51:14 28/06/2024
Goal chọn đội hình 11 cầu thủ có màn thể hiện tốt nhất tại vòng bảng EURO 2024. Cristiano Ronaldo, Kylian Mbappe hay Harry Kane không góp mặt.

Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Nga biểu diễn tại Hà Nội

Nhạc quốc tế

06:46:17 28/06/2024
Hanoi Concert 2024 hứa hẹn mang đến cho khán giả các tiết mục độc đáo được trình diễn bởi Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Nga, nghệ sĩ dương cầm Eva Gevorgyan và những vũ công đến từ Nhà hát Bolshoi.

Trước ngày lên sóng 'Anh trai vượt ngàn chông gai', Tăng Phúc ra MV đẫm nước mắt

Nhạc việt

06:45:50 28/06/2024
Tăng Phúc chính thức trở lại với đường đua nhạc Việt với MV Kẻ qua đường , một sáng tác mới của nhạc sĩ Huỳnh Quốc Huy được viết riêng cho nam ca sĩ.

5 mỹ nhân Hàn Quốc có thời trang đi du lịch đẹp mãn nhãn, chị em mọi độ t.uổi đều nên tham khảo

Thời trang

06:45:14 28/06/2024
Thời trang luôn là điều được các chị em chú trọng khi đi du lịch. Những set đồ mặc trong chuyến du lịch mùa hè nên có sự thoải mái nhưng vẫn nổi bật để có loạt hình sống ảo hút mắt.

Nghi ngờ gò đất lớn có kho báu, chuyên gia cho nổ mìn, khai quật suốt nhiều ngày đêm: Hơn 100 báu vật 1.700 năm t.uổi được tìm thấy

Lạ vui

06:44:54 28/06/2024
Trong quá trình xây dựng đường sắt, đội công nhân Trung Quốc vô tình phát hiện kho báu cổ xưa nằm trong lòng đất.

Hậu ồn ào tình ái, nữ streamer gần 2 triệu follow giờ ra sao?

Netizen

06:44:46 28/06/2024
Vừa qua, fangamekhông khỏi xôn xao với drama tình cảm của một nam YouTuber nổi tiếng Mini World - Minecraft và nữ streamer, TikToker H.T.P.

8 thực phẩm ngăn tóc bạc sớm có thể bạn chưa biết

Sức khỏe

06:40:58 28/06/2024
Cơ thể con người có hàng triệu lỗ chân lông và nang lông phân bố khắp da. Các lỗ chân lông này sản xuất tế bào sắc tố và melanin, tạo màu cho tóc.

Hé lộ không gian đám cưới xa hoa của Midu - Minh Đạt: Cô dâu phải di chuyển bằng scooter vì quá rộng, thi công 4 ngày 4 đêm

Sao việt

06:31:24 28/06/2024
Mới đây, những hình ảnh đầu tiên liên quan đến khu vực lễ đường, sảnh đón khách, không gian bàn tiệc trong hôn lễ hào môn của Midu và Minh Đạt đã được hé lộ.

Tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc

Thế giới

06:17:57 28/06/2024
Giáo sư Hứa Lợi Bình nhấn mạnh, thông qua trao đổi các chuyến thăm cấp cao, ngoài việc trao đổi các chuyến thăm của các quan chức chính phủ, còn có trao đổi đoàn kênh Đảng.

Cách làm gỏi cóc tai heo chua ngọt giòn ngon, hấp dẫn tại nhà

Ẩm thực

06:09:45 28/06/2024
Gỏi cóc tai heo là món ăn dân dã quen thuộc với hương vị chua ngọt, giòn sần sật hấp dẫn. Món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn rất dễ làm tại nhà.

Cặp đôi Trung Quốc ôm hôn cháy bỏng trên giường làm khán giả "mất m.áu", nam chính tổng tài đẹp như xé sách bước ra

Phim châu á

06:05:09 28/06/2024
Trong số các bộ phim ngôn tình Trung Quốc dự kiến lên sóng tháng 7 này, Em đẹp hơn cả ánh sao được khán giả chờ đợi nhờ sự góp mặt của Hứa Khải và Đàm Tùng Vận.