Nước mắt những VĐV Việt Nam ở SEA Games 28
Người hâm mộ nhiều lần chứng kiến các VĐV nhà khóc khi đoạt HC vàng hay những giọt nước mắt cay đắng sau các thất bại.
Sau khi về đích ở nội dung chung kết 200m bướm với thành tích 2 phút 11 giây 12, giành HC vàng và phá kỷ lục SEA Games, Ánh Viên đã bật khóc. Kình ngư quê Cần Thơ giải thích cô khóc không phải vì giành HC vàng hay phá kỷ lục SEA Games mà vì đã mắc một số lỗi trong lúc thi đấu. Ánh Viên cho cho biết cô không hài lòng khi bản thân lại có sai lầm như vậy, ngay cả khi giành chiến thắng.
Một VĐV mạnh mẽ như Nguyễn Văn Huệ cũng không kìm nén được những giọt nước mắt xúc động sau khi khi đoạt HC vàng 10 môn phối hợp.
VĐV điền kinh Nguyễn Thị Huyền che mặt khóc sau khi đoạt HC vàng nội dung 400m nữ.
Video đang HOT
Võ sĩ Nguyễn Thị Như Ý rưng rưng nước mắt khi lên ngôi vô địch judo hạng cân 78 kg. Trong trận chung kết, Như Ý vượt qua VĐV người Myanmar Aye Aye Aung, đối thủ mà cô từng để thua cách đây hai năm. Võ sĩ 34 tuổi lẽ ra đã giã từ sự nghiệp hai năm trước, nhưng gia cảnh khó khăn buộc cô phải tiếp tục thi đấu. Như Ý lập gia đình năm 2005, nhưng chồng cô không may mất sớm vì cơn đột quỵ. Đến năm 2011, võ sĩ quê Đồng Tháp đi bước nữa với một người cùng quê. Tưởng chừng cô sẽ có hạnh phúc trọn vẹn, khi quyết định rút khỏi đội tuyển quốc gia để chuyên tâm đi học và lo cho gia đình. Tuy nhiên, người chồng thứ hai của cô lại ham mê cờ bạc, rồi vướng vào lòng lao lý sau một lần gây thương tích cho người khác. Vốn gia cảnh đã nghèo, chồng đi tù, mẹ già, con chuẩn bị ra đời, Như Ý gần như lâm vào cảnh bế tắc. Tuy nhiên, với nghị lực phi thường, cô đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất cuộc đời để tiếp tục trở lại sàn đấu.
VĐV Nguyễn Thị Oanh ngậm ngùi khi chỉ về đích thứ ba, giành HC đồng ở nội dung chạy 200m nữ.
Văn Toàn khóc vì hạnh phúc sau khi ghi bàn đầu tiên ở SEA Games trong chiến thắng 5-1 trước Malaysia.
Trận đấu bán kết môn bóng đá nam giữa U23 Việt Nam và U23 Myanmar là thời điểm người mâm mộ phải chứng kiến nhiều nước mắt nhất. Đội trưởng Quế Ngọc Hải bật khóc nức nở khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên. U23 Việt Nam thi đấu hoàn toàn lấn lướt nhưng rốt cuộc để thua Myanmar với tỷ số 1-2.
Phi Sơn cũng òa khóc như một đứa trẻ.
Huy Toàn che mặt cay đắng.
Hồng Quân khóc rưng rức trong sự động viên của người hâm mộ. Ở trận đấu này, anh bỏ lỡ rất nhiều cơ hội khiến U23 Việt Nam để thua tức tưởi.
Các fan khóc trên khán đài.
Theo VNE
12 giờ ngắn ngủi của Ánh Viên bên gia đình
Kình ngư giành 8 HC vàng SEA Games 28 có cuộc gặp gỡ chóng vánh với người thân trước khi chia tay để tiếp tục hành trình tập luyện, thi đấu.
Về Việt Nam đêm 12/6, Ánh Viên gặp gia đình chỉ trong khoảng 12 tiếng trước khi chia tay vào trưa 13/6 để tiếp tục hành trình tập luyện. Ánh Viên động viên bố mẹ giữ gìn sức khỏe, yên tâm về chị và dặn dò người em trai cũng đang theo nghiệp bơi năm nay mới 9 tuổi.
Bố mẹ và em trai ra sân bay đón Ánh Viên trở về. Ảnh: An Nhơn.
Món "ruột" Ánh Viên là vịt kho gừng do mẹ nấu. Tuy nhiên do vội thu xếp công việc, trong lần gặp mặt này bà Ánh Hồng không kịp làm để gửi cho con gái. Thay vào đó, cả gia đình cùng đi ăn và có những giây phút quây quần bên nhau để chúc mừng thành công tại SEA Games, hỏi thăm sức khỏe và động viên. "Quà" mà Ánh Viên tặng bố mẹ là 8 tấm HC Vàng mà cô mới giành được để bổ sung vào bộ sưu tập đồ sộ đến "không biết là bao nhiêu tấm huy chương" ở nhà.
"Trước đây mỗi lần gặp mặt là Viên hay thút thít khóc trước mặt cha mẹ. Giờ thì con bé trông đã chững trạc lên rất nhiều. Viên không còn khóc khi gặp chúng tôi mà thay vào đó là những nụ cười khoe những thành tích mình có, kể chuyện tập luyện thi đấu và còn động viên chúng tôi giữ gìn sức khỏe. Ông bà nội vì sức khỏe không cho phép nên đành ở nhà. Viên hay hỏi thăm ông bà và bà con.
Lâu lâu gặp mặt, chúng tôi lại thấy con cái trưởng thành lên rất nhiều nên cũng yên tâm", ông Nguyễn Văn Tác kể về cuộc gặp mặt khá ngắn ngủi của gia đình với người con được báo chí Singapore gọi là "cô gái thép".
Cùng theo bố mẹ lên TP HCM còn có em trai của Ánh Viên là Nguyễn Quang Thuấn, 9 tuổi. Thuấn cũng đang đi theo con đường bơi lội như chị và xem chị là "thần tượng". Theo ông tác và bà Hồng, Viên hỏi thăm và động viên em cố gắng kiên trì và phải nỗ lực trong tập luyện khi phải xa nhà. Ánh Viên cũng từng xa nhà tập luyện từ năm 10 tuổi cho đến nay.
Ông Tác tâm sự sự thêm: "Xa con rất nhớ và thương con vất vả. Nhưng vì để con yên tâm tập luyện, thi đấu, chúng tôi đều ém lại trong lòng chứ không nói ra. Khi biết có thể gặp con, dù chỉ là khoảnh khắc ngắn ngủi, chúng tôi hạnh phúc lắm, có khi còn mất ngủ. Viên xem như không có tuổi thơ để theo sự nghiệp nó đam mê,lại không thường xuyên bên bố mẹ nên có khi cũng tủi thân. Tính nó đôi khi vô tư nhưng nhiều lúc rất tình cảm...".
Sau bữa cơm trưa ngày 13/6, ông Tác, bà Hồng và con trai út Quang Thuấn bịn rịn chia tay con gái để trở về Cần Thơ. Ánh Viên lại bắt đầu trở lại tập luyện ít ngày tại TP HCM trước khi qua Mỹ tập huấn vào ngày 16/6 rồi qua Nga dự giải bơi thế giới.
Ông Tác chia sẻ mong ước: "Tôi mong con luôn có sức khỏe, ý chí phấn đấu để gặt hái thành công trên con đường nó chọn. Nhưng tôi và vợ còn mong hơn ở Viên là cháu hoàn thành chương trình phổ thông rồi cố gắng học thêm tấm bằng đại học thì mới yên tâm. Nói gì thì nói, con chữ vẫn là nền tảng theo suốt đời mỗi con người. Trước đây cũng chỉ vì điều kiện học hành dưới quê nghèo khó khăn nên tôi đồng ý cho Viên đi học bơi để có điều kiện học văn hóa thuận lợi".
Theo VNE
Ánh Viên chia tay SEA Games với HC vàng thứ 8 11/6 là 'ngày vàng' của rowing, điền kinh và Ánh Viên khép lại hành trình tại SEA Games 28 với chiếc HC vàng nội dung 200m ếch. Ánh Viên để lại ấn tượng đậm nét với 8 chiếc HC vàng cùng 8 kỷ lục mới ở SEA Games 28. Ảnh:KL. Kết thúc ngày thi đấu hôm nay 11/6, đoàn thể thao Việt Nam...