Nước mắt người trong bóng tối
Anh đến nhà chị, ăn cơm, làm tình với chị hay được chị chăm cho tỉnh mỗi lúc quá chén với bạn bè, rồi đúng 21g, anh “về nhà”
“Em không đẹp bằng chị, tại sao em lại hạnh phúc hơn chị” – câu hỏi của chị khiến tôi bật cười.
Do gặp phải một số vấn đề trong cuộc sống, tôi đăng ký tham gia buổi offline của một vị tiến sĩ tâm lý. Tại đó, tôi gặp chị. Chị tầm ba mươi mấy tuổi, đẹp sang trọng. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài viên mãn là nỗi buồn dai dẳng.
Lẽ ra, ấn tượng của tôi về chị sẽ trôi tuột nếu không có tình huống đặc biệt. Hôm ấy, chủ tọa nói với tôi: “Nhìn em, nhất là ánh mắt, tôi thấy vẻ bình thản. Đây là ánh mắt hiếm có ở tuổi này”. Chị đứng bên buột miệng: “Tại sao cô ấy không đẹp như em, nhưng lại hạnh phúc hơn em?”.
Ảnh mang tính minh họa – Shutterstock
Nghe vậy, tôi tự hỏi, tôi với chị gặp nhau lần đầu, chị biết tôi là ai, tôi như thế nào, mà lại khẳng định tôi hạnh phúc hơn chị. Nhưng tôi không thích phản biện với một người chưa hiểu về mình, tôi cười xã giao rồi im lặng.
Không biết sự im lặng của tôi khiến chị buồn hay dưới sự dẫn dắt của vị tiến sĩ tâm lý, mà chị… bùng nổ. Người đàn bà đẹp ấy bật khóc như một đứa trẻ trước mặt gần hai mươi con người không ai quen ai.
Trong những giọt nước mắt là những câu nói đứt quãng, những lời than trách chồng chị không giúp chị chăm sóc gia đình, không đưa đón con phụ chị, không đưa chị và con đến bất kỳ nơi nào. Không đi đâu, ăn, chơi, cà phê hay xem phim; không đưa chị và con đến gặp bất kỳ bạn bè nào của anh hay thành viên nào bên gia đình chồng.
Video đang HOT
Chị cứ khóc và kể. Vị tiến sĩ tâm lý tiếp tục dẫn dắt. Tôi và những người còn lại im lặng nghe.
Chị nói, anh đến nhà chị ba buổi tối trong tuần. Tối nào không uống rượu, thì anh, chị và cậu con trai bảy tuổi cùng ăn cơm. Ăn xong, anh làm chuyện đó với chị hoặc coi ti vi. Tối nào say xỉn thì chị chăm anh, lo cho anh.
Có hôm chị muốn anh hỗ trợ đón con – anh không đồng ý. Chị muốn anh đưa chị và con trai đi ăn tối, đi xem phim hay chỉ là ghé tiệm trà sữa – anh không đồng ý. Chị nhờ anh dạy con học – anh không đồng ý. Chị ngỏ ý rằng hoặc chị hoặc con có mặt trong các cuộc hẹn với đồng nghiệp, với bạn bè – anh không đồng ý. Chị thuyết phục anh ngủ lại với chị và con dù chỉ một đêm – anh không đồng ý.
Anh đến nhà chị, ăn cơm, làm tình với chị hay được chị chăm cho tỉnh mỗi lúc quá chén với bạn bè, rồi đúng 21g, anh “về nhà”.
Nhà của anh là nơi có người vợ được pháp luật thừa nhận thông qua tờ giấy kết hôn. Nhà của anh là nơi có cô con dâu được ba mẹ anh đem trầu cau hỏi cưới; là nơi có hai đứa bé một trai một gái gọi anh là ba; là hai đứa trẻ cuối tuần lại xếp đồ về nhà ông bà nội, chứ không đến mặt cũng không được nhìn như con trai chị.
Nhà trong miệng anh là nơi, 7 tối mỗi tuần, trễ nhất 22g, anh phải bước qua cánh cửa, trao đổi công việc với vợ, nói vài câu với con.
Nhà của anh là nơi, sáng, anh thức dậy bên cạnh một người phụ nữ khác; ăn sáng, rồi chở hai con đi học phụ vợ; là tất cả tối trong tuần phải ngủ tại nhà. Nhà là nơi có những người anh đưa đi cùng trong các dịp gặp mặt, các buổi họp gia đình hay họp lớp…
Nhà của anh là nơi, tất cả người quen, đồng nghiệp, bạn bè anh đều biết người phụ nữ đi bên cạnh anh là ai, hai đứa bé đi cùng anh là ai. Nhà của anh không có bất kỳ bóng dáng nào của chị và đứa bé trai con chung của chị và anh.
Chị kể nhiều lần chị ép anh ly hôn; nhiều lần chị muốn chia tay anh, muốn đưa con đi nơi khác, làm lại từ đầu. Nhưng nhiều nhất là hai tuần, chị lại chủ động liên hệ với anh, quay về bên anh. “Em cần anh ấy, con trai em cần anh ấy”, chị nói.
Vị tiến sĩ tâm lý và một vài người tư vấn: chị có thể chở con đi ăn, đi chơi, đi du lịch mà không cần người đàn ông ấy; rằng mình chị có thể bớt để ý anh mà chăm lo cho con; rằng việc chuyển ưu tiên sang cho con khiến chị và cậu con trai hạnh phúc, và cũng có thể từ đó hoặc khiến anh buộc phải nhìn lại mối quan hệ, chọn lại “nhà”, hoặc chị có thể dần rời xa anh…
Chị không thể có được thứ hạnh phúc mang tên “danh chính ngôn thuận”. Ảnh minh họa
Những lời khuyên ấy lọt thỏm trong tiếng nấc của chị, trôi tuột trong những giọt nước mắt của người đàn bà đẹp. Chị không ngừng lặp lại câu hỏi: “Làm sao để anh quan tâm hai mẹ con hơn?”.
Trong tiếng khóc không ngừng của chị, không hiểu sao, tôi không thông cảm được.
Câu chuyện của chị, nỗi đau của chị, kể đến phút cuối vẫn là do chị. Chị chấp nhận làm người thứ ba; chị ép anh cho phép chị sinh con và dùng đứa bé như công cụ kéo anh về phía chị. Trở thành người đàn bà trong bóng tối là con đường chị chọn. Chị đã nhận ra vấn đề, bản thân chị không buông bỏ, thì không ai có thể giúp.
Giờ thì tôi hiểu vì sao chị không hạnh phúc. Ngay phút chị chọn con đường trở thành người đàn bà trong bóng tối, chị có đẹp đến mấy, thì chị cũng không thể có được thứ hạnh phúc mang tên “danh chính ngôn thuận”.
Cuộc hôn nhân chóng vánh đầy nước mắt của ông bố bà mẹ đơn thân
Duy và Dung đến với nhau sau khi đã trải qua một lần đổ vỡ hôn nhân, cả hai nỗ lực cho cuộc sống mới nhưng rồi khó khăn lại thử thách hạnh phúc của họ.
Dung gặp Duy và lấy anh bắt đầu bằng cuộc gặp gỡ tình cờ không mong muốn. Hôm ấy Dung đang làm việc bỗng thấy một thanh niên dừng xe máy ở vệ đường, cố lết tới chiếc ghế đá rồi gục xuống ghế.
Dung đã chạy tới trợ giúp, thì ra anh chỉ bị hạ đường huyết, Dung đã lấy gừng pha đường cho người đàn ông xa lạ uống và quạt mát cho đến khi anh ấy tỉnh lại. Dù tỉnh lại nhưng Duy rất mệt, Dung đã bất đắc dĩ đưa Duy về tận nhà như nghĩa cử cao đẹp trợ giúp người gặp nạn.
Về đến nhà Duy, Dung mới biết anh đang trong tình cảnh "gà trống nuôi con". Dung cũng là mẹ đơn thân, nuôi con gái nhỏ bằng đồng lương công nhân ít ỏi. Thế rồi, tình cảm của hai người cùng cảnh ngộ đã đến. Ít hôm sau, họ trở thành vợ chồng như là có sự sắp đặt của số phận. Hai người đều cảm thấy hài lòng khi sống chung dưới một mái nhà, nương tựa lẫn nhau. Tưởng như, cái kết có hậu khi họ có con chung.
Ảnh minh họa
Ngờ đâu, khoảng thời gian yên ấm gia đình cũng chỉ ngắn ngủi chưa được một năm. Thêm con là mọi chi phí đều phát sinh, gánh nặng cơm áo thêm bội phần. Việc làm của Dung ngày càng ít, dẫn đến đồng lương ít ỏi, mất việc bất cứ khi nào, nên dù con nhỏ cô vẫn cố gắng đi làm được buổi nào hay buổi đấy. Hai đứa con riêng đang tuổi ăn, tuổi học nên mỗi tháng cũng tốn kém nhiều khoản. Vậy là Duy gắng gượng làm để duy trì gia đình, thời gian rảnh lại ra đầu ngõ đứng chạy xe ôm.
Cuộc sống túng thiếu khiến những cuộc cãi vã đã liên tiếp nổ ra trong gia đình nhỏ của Dung, hai người để ý nhau từng chút một ở con anh, con tôi, con chúng ta... Không khí gia đình Dung ngày càng căng thẳng.
Chuyện mâu thuẫn không chỉ dừng lại ở những màn đấu khẩu, cãi vã, chửi bới nhau mà còn xô xát giữa các con, giữa bố mẹ với nhau. Mỗi lần bố mẹ đánh nhau, tụi trẻ sợ hãi chạy dạt sang nhà hàng xóm tạm lánh. Cứ thế, chuyện học hành của con cái cũng bị ảnh hưởng, học hành sa sút.
Duy và Dung cùng cay đắng rút ra rằng, sự gặp gỡ tình cờ dẫn đến cuộc hôn nhân chóng vánh khi mà chưa đủ sự yêu thương, thấu hiểu và vị tha, đó vẫn là cuộc phiêu lưu có phần mạo hiểm. Bây giờ, hai người lớn và 3 đứa trẻ cùng rơi vào bế tắc. Cả đôi bên cùng hối hận vì đã vội vã đến với nhau.
Đã nhiều lần người thân của cả hai đến khuyên nhủ, nhưng rồi đâu lại vào đấy, sợi dây níu kéo cuộc hôn nhân ngày càng mong manh dần...
Bi kịch gia đình bởi chồng bỏ rơi vợ vì... con Từ khi có con, không khí gia đình anh Huy thay vì những tiếng cười hạnh phúc lại là những giọt nước mắt buồn tủi, giận hờn của Phượng chỉ vì chồng quá yêu con mà không ngó ngàng gì đến vợ. Từ khi có con, không khí gia đình Huy - Phượng thay đổi hẳn. Huy là trợ lý giám đốc một...