Nước mắt người chuyển giới – Kỳ 2: Không xin được việc phải đi ‘làm gái’
Nhiều người chuyển giới cho rằng sau khi lộ diện, con đường tìm kiếm việc làm của họ càng gian nan bội lần.
Một người chuyển giới đang ăn vội bữa trưa để làm việc – Ảnh: Như Lịch
“Sờ, bóp như… thú nhồi bông”
“Hồi còn làm con trai, mình làm đủ nghề, từ thợ may, rồi phụ hồ, sửa chữa xe máy, phụ buôn bán… Từ khi lộ hẳn ra là nữ, mình chẳng biết làm gì khác ngoài việc biểu diễn ở các đám ma, đám tiệc”, một thành viên thuộc cộng đồng người chuyển giới tại TP.HCM chia sẻ.
Do hình dạng bên ngoài với cái tên trên giấy tờ có sự “chỏi” nhau rất lớn, nên nhiều người chuyển giới thường gặp… những cái lắc đầu khi xin việc làm.
Cát Thy (22 tuổi, một người chuyển giới từ nam sang nữ, ngụ ở quận 7, TP.HCM) không phải là ngoại lệ. Xin việc làm mãi không được, đến năm 2008, Cát Thy cùng những người đồng cảnh lập nên một nhóm hát và làm xiếc.
Cát Thy tâm tình: “Nhóm chúng tôi có thể múa xiếc, xiếc bàn, dùng miệng cắn chân bàn, nâng bàn lên giữ thăng bằng… Tập xiếc đã hơn 1 năm, tôi có thể xếp ghế thành hình, xiếc xe đạp, ăn nhang cháy, ăn than, phun lửa. Ngoài ra, tôi còn làm MC trong show diễn nữa. Nhóm chúng tôi diễn từ đám tang, đám sinh nhật cho tới đám cưới, đám giỗ”.
Cát Thy cho biết thêm: “Hồi mới tập chưa quen, tôi bị bỏng, bị đau nhiều lắm, nhưng giờ quen rồi. Với lại khán giả thích mấy trò mạo hiểm như vầy lắm, chứ hát hoài người ta la”.
Người chuyển giới tìm việc rất khó
Sau mỗi buổi diễn (thường kéo dài từ chiều tối cho đến 2 – 3 giờ sáng, có khi đến tận 4 – 5 giờ sáng hôm sau), Cát Thy mới được nhận thù lao khoảng 200.000 – 300.000 đồng. Có tiền, cô san sẻ cho mẹ một ít và phụ trang trải chi phí trong gia đình. Tuy nhiên, không phải lúc nào cô cũng đều đặn có show diễn. Thậm chí, có những tháng Cát Thy chỉ có vài show, nên cuộc sống của cô khá bấp bênh.
“Ở đâu người ta cần pê đê là mình đến. Lắm lúc giữa đường, người ta giở váy của mình lên để “kiểm tra” giới tính, rồi cười hô hố. Hoặc nhiều khi tôi đang biểu diễn, có những khách sờ soạng chỗ kín hay nhét tiền vào ngực, rồi bóp như thú nhồi bông. Để có tiền, đôi khi chỉ vì 10.000 đồng thôi mà mình phải chịu nhục. Tôi cũng từng thấy những cảnh như vậy xảy ra với mấy chị làm nghề này trước tôi, nên cũng đã quen rồi!”, Cát Thy ngậm ngùi.
Chị Đinh Hồng Hạnh, cán bộ dự án của Tổ chức Bảo vệ và thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới Việt Nam (Trung tâm ICS) cho biết: “Tại Hà Nội, người chuyển giới không dễ dàng thể hiện bản thân mình như tại TP.HCM. Ở đó, ngành nghề dành cho họ cũng giới hạn hơn, chủ yếu là lao động chân tay, chạy bàn, phụ việc. Ngoài ra, còn có những nhóm tham gia biểu diễn những buổi truyền thông về an toàn tình dục”.
“Trong khi đó, tại TP.HCM, công việc phổ biến nhất của người chuyển giới là hát đám ma. Nếu họ hát bình thường thì khách sẽ không cho tiền. Cho nên, để thỏa mãn thị giác và đáp ứng nhu cầu tiêu khiển của khách, các bạn còn phải làm xiếc, đổ sáp nóng vào miệng, nuốt lưỡi dao lam…, rất nguy hiểm cho sức khỏe và ảnh hưởng lớn đến tâm lý”, chị Hạnh cho biết thêm.
“Ai dám ngồi lên xe ôm pê đê?”
Video đang HOT
Cuối tháng 10.2013, lần đầu tiên, Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường công bố nghiên cứu “Việc làm của người chuyển giới nữ: Thực trạng và thách thức”. Đề tài này do tiến sĩ Phạm Quỳnh Phương cùng nhóm tác giả thuộc viện trên thực hiện, với sự tham gia của 241 người chuyển giới tại TP.HCM, Hà Nội và một số tỉnh, thành khác.
Theo đó, có 24,42% trong số 172 người chuyển giới từ 18 tuổi trở lên trả lời bảng hỏi trực tuyến cho hay họ từng đi làm, nhưng hiện nay không có việc làm. Nguyên nhân chủ yếu do bị kỳ thị từ ngoài xã hội và trong môi trường làm việc.
Nhiều người chuyển giới (từ nữ sang nam) có cùng nhận xét: “Nói chung, bộ dạng con trai xin việc làm thì được, nhưng bộ dạng con gái thì không xin được đâu”.
Một người chuyển giới tham gia cuộc khảo sát nói trên đã bộc bạch: “Em hỏi đủ chỗ việc làm mà không bao giờ làm được hết. Công ty cũng có, ở lề đường cũng có, quán xá cũng có, nói chung là đủ. Ở đâu có đề bảng cần người phụ việc thì đều vô xin. Tại vì chỗ đó cần nam ra nam, nữ ra nữ chứ không cần giới tính như mình kiếm việc. Nhiều khi mẹ nói tao lấy xe của ba mày lại, mày ra chạy xe ôm đi. Trời ơi, ai dám lên ngồi xe của pê đê để em chở đi?”.
J. tại một Beauty Salon do cô làm đồng quản lý
J., 28 tuổi, cũng đầy ám ảnh khi kể về con đường tìm việc dai dẳng và gập ghềnh của mình: “Đi xin việc khó lắm. Vô làm trang điểm, người ta cũng thử tay nghề nhưng mà người ta không chấp nhận. Vì thấy là người chuyển giới nên người ta không chấp nhận. Người ta còn nói này nói nọ như là coi rẻ, khinh bỉ vậy đó. Pê đê vô làm chỉ ăn cắp hay là cái gì không tốt thôi. Rồi là em nửa này nửa kia làm sao em thay đồ cô dâu được, người ta ngại. Rồi phải đi xin bán hàng, đi bán shop. Rồi đi bán đồ ăn. Có thời gian đi rửa chén, phụ bếp cho người ta một thời gian”…
Thậm chí, một số người chuyển giới chua chát nhìn nhận: “Pê đê bọn em chỉ có hai cách để kiếm tiền thôi. Đó là đi hát đám ma hay là làm gái, chứ còn biết làm gì bây giờ!”.
Kết quả nghiên cứu “Việc làm của người chuyển giới nữ: Thực trạng và thách thức” cho thấy 2,2% người chuyển giới tham gia khảo sát trực tuyến thừa nhận mình đang “làm gái”.
Tuy nhiên, đại diện nhóm tác giả cũng như một số người trong cuộc mà phóng viên có dịp tiếp xúc đều khẳng định: “Con số làm gái, mại dâm trên thực tế chắc chắn cao hơn 2,2%!”.
Hiện trạng công việc đang làm của người chuyển giới: 2,2% làm gái mại dâm
Tương quan giữa học vấn và thu nhập
Theo Xahoi
Nước mắt của người chuyển giới - Kỳ 2: Không kiếm được việc phải đi 'làm gái'
Nhiều người chuyển giới cho rằng, sau khi lộ diện, con đường tìm kiếm việc làm của họ càng gian nan bội lần.
Một người chuyển giới đang ăn vội bữa trưa để làm việc - Ảnh: Như Lịch
"Sờ, bóp như... thú nhồi bông"
"Hồi còn làm con trai, mình làm đủ nghề, từ thợ may, rồi phụ hồ, sửa chữa xe máy, phụ buôn bán... Từ khi lộ hẳn ra là nữ, mình chẳng biết làm gì khác ngoài việc biểu diễn ở các đám ma, đám tiệc", một thành viên thuộc cộng đồng người chuyển giới tại TP.HCM chia sẻ.
Do hình dạng bên ngoài với cái tên trên giấy tờ có sự "chỏi" nhau rất lớn, nên nhiều người chuyển giới thường gặp... những cái lắc đầu khi xin việc làm.
Cát Thy (22 tuổi, một người chuyển giới từ nam sang nữ, ngụ ở quận 7, TP.HCM) không phải là ngoại lệ. Xin việc làm mãi không được, đến năm 2008, Cát Thy cùng những người đồng cảnh lập nên một nhóm hát và làm xiếc.
Cát Thy tâm tình: "Nhóm chúng tôi có thể múa xiếc, xiếc bàn, dùng miệng cắn chân bàn, nâng bàn lên giữ thăng bằng... Tập xiếc đã hơn 1 năm, tôi có thể xếp ghế thành hình, xiếc xe đạp, ăn nhang cháy, ăn than, phun lửa. Ngoài ra, tôi còn làm M.C trong show diễn nữa. Nhóm chúng tôi diễn từ đám tang, đám sinh nhật cho tới đám cưới, đám giỗ".
Cát Thy cho biết thêm: "Hồi mới tập chưa quen, tôi bị bỏng, bị đau nhiều lắm, nhưng giờ quen rồi. Với lại khán giả thích mấy trò mạo hiểm như vầy lắm, chứ hát hoài người ta la".
Người chuyển giới tìm việc bấp bênh - Ảnh: Như Lịch
Sau mỗi buổi diễn (thường kéo dài từ chiều tối cho đến 2 - 3 giờ sáng, có khi đến tận 4 - 5 giờ sáng hôm sau), Cát Thy mới được nhận thù lao khoảng 200.000 đồng - 300.000 đồng. Có tiền, cô san sẻ cho mẹ một ít và phụ trang trải chi phí trong gia đình. Tuy nhiên, không phải lúc nào cô cũng đều đặn có show diễn. Thậm chí, có những tháng Cát Thy chỉ vài show, nên cuộc sống của cô khá bấp bênh.
"Ở đâu người ta cần pê đê là mình đến. Lắm lúc giữa đường, người ta giở váy của mình lên để "kiểm tra" giới tính, rồi cười hô hố. Hoặc nhiều khi tôi đang biểu diễn, có những khách sờ soạng chỗ kín hay nhét tiền vào ngực, rồi bóp như thú nhồi bông. Để có tiền, đôi khi chỉ vì 10.000 đồng thôi mà mình phải chịu nhục. Tôi cũng từng thấy những cảnh như vậy xảy ra với mấy chị làm nghề này trước tôi, nên cũng đã quen rồi!", Cát Thy ngậm ngùi.
Chị Đinh Hồng Hạnh, cán bộ dự án của Tổ chức Bảo vệ và thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới Việt Nam (Trung tâm ICS) cho biết: "Tại Hà Nội, người chuyển giới không dễ dàng thể hiện bản thân mình như tại TP.HCM. Ở đó, ngành nghề dành cho họ cũng giới hạn hơn, chủ yếu là lao động chân tay, chạy bàn, phụ việc. Ngoài ra, còn có những nhóm tham gia biểu diễn những buổi truyền thông về an toàn tình dục".
"Trong khi đó, tại TP.HCM, công việc phổ biến nhất của người chuyển giới là hát đám ma. Nếu họ hát bình thường thì khách sẽ không cho tiền. Cho nên, để thỏa mãn thị giác và đáp ứng nhu cầu tiêu khiển của khách, các bạn còn phải làm xiếc, đổ sáp nóng vào miệng, nuốt lưỡi dao lam..., rất nguy hiểm cho sức khỏe và ảnh hưởng lớn đến tâm lý", chị Hạnh cho biết thêm.
"Ai dám ngồi lên xe ôm pê đê?"
Cuối tháng 10.2013, lần đầu tiên, Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường công bố nghiên cứu "Việc làm của người chuyển giới nữ: Thực trạng và thách thức". Đề tài này do tiến sĩ Phạm Quỳnh Phương cùng nhóm tác giả thuộc viện trên thực hiện, với sự tham gia của 241 người chuyển giới tại TP.HCM, Hà Nội và một số tỉnh, thành khác.
Theo đó, có 24,42% trong số 172 người chuyển giới từ 18 tuổi trở lên trả lời bảng hỏi trực tuyến cho hay họ từng đi làm, nhưng hiện nay không có việc làm. Nguyên nhân chủ yếu do bị kỳ thị từ ngoài xã hội và trong môi trường làm việc.
Nhiều người chuyển giới (từ nữ sang nam) có cùng nhận xét: "Nói chung, bộ dạng con trai xin việc làm thì được, nhưng bộ dạng con gái thì không xin được đâu".
Một người chuyển giới tham gia cuộc khảo sát nói trên đã bộc bạch: "Em hỏi đủ chỗ việc làm mà không bao giờ làm được hết. Công ty cũng có, ở lề đường cũng có, quán xá cũng có, nói chung là đủ. Ở đâu có đề bảng cần người phụ việc thì đều vô xin. Tại vì chỗ đó cần nam ra nam, nữ ra nữ chứ không cần giới tính như mình kiếm việc. Nhiều khi mẹ nói tao lấy xe của ba mày lại, mày ra chạy xe ôm đi. Trời ơi, ai dám lên ngồi xe của pê đê để em chở đi?".
J. tại một Beauty Salon do cô làm đồng quản lý - Ảnh: Như Lịch
J., 28 tuổi, cũng đầy ám ảnh khi kể về con đường tìm việc dai dẳng và gập ghềnh của mình: "Đi xin việc khó lắm. Vô làm trang điểm, người ta cũng thử tay nghề nhưng mà người ta không chấp nhận. Vì thấy là người chuyển giới nên người ta không chấp nhận. Người ta còn nói này nói nọ như là coi rẻ, khinh bỉ vậy đó. Pê đê vô làm chỉ ăn cắp hay là cái gì không tốt thôi. Rồi là em nửa này nửa kia làm sao em thay đồ cô dâu được, người ta ngại. Rồi phải đi xin bán hàng, đi bán shop. Rồi đi bán đồ ăn. Có thời gian đi rửa chén, phụ bếp cho người ta một thời gian"...
Thậm chí, một số người chuyển giới chua chát nhìn nhận: "Pê đê bọn em chỉ có hai cách để kiếm tiền thôi. Đó là đi hát đám ma hay là làm gái, chứ còn biết làm gì bây giờ!".
Kết quả nghiên cứu "Việc làm của người chuyển giới nữ: Thực trạng và thách thức"cho thấy: 2,2% người chuyển giới tham gia khảo sát trực tuyến thừa nhận mình đang "làm gái".
Tuy nhiên, đại diện nhóm tác giả cũng như một số người trong cuộc mà phóng viên có dịp tiếp xúc đều khẳng định: "Con số làm gái, mại dâm trên thực tế chắc chắn cao hơn 2,2%!".
Hiện trạng công việc đang làm của người chuyển giới: 2,2% làm gái mại dâm
(Trích từ kết quả khảo sát "Việc làm của người chuyển giới nữ: Thực trạng và thách thức")
Tương quan giữa học vấn và thu nhập
(Trích từ kết quả khảo sát "Việc làm của người chuyển giới nữ: Thực trạng và thách thức")
Theo Thanh niên
Nước mắt của người chuyển giới - Kỳ 1: Ngậm đắng nuốt cay để 'lộ diện' Hành trình mưu sinh của những người chuyển giới vẫn còn lắm gian truân, tủi cực. Cho dù trải qua nhiều công việc, không ít người vẫn thấy mình đang đứng chênh vênh bên lề cuộc đời, bởi sự kỳ thị và những rào cản vô hình hoặc hữu hình... Một người chuyển giới có tên là Yuki phụ bán báo với mẹ...