Nước mắt muộn màng của trai ngoan vướng tình ‘bướm đêm’
Cái gì đến phải đến khi tôi và em dìu nhau vào nhà nghỉ trong một đêm mưa lạnh dễ làm xiêu lòng những người còn cô đơn, lẻ bóng.
Tôi không trách ba má đã sinh ra tôi trong gia đình nghèo khó mà ở đó tôi là anh cả, sau tôi là 4 đứa em trứng gà, trứng vịt lo chơi hơn lo học, lo làm. Vậy nên văn hoá dang dở lớp 8 tôi phải ngậm ngùi chia tay ước mơ đèn sách, để mấy đứa em được ngày ngày cùng chúng bạn cắp sách đến trường.
Con nhà nông, tôi học theo nghề của ba má, một nắng hai sương lội đồng, lăn bãi phụ ba má nuôi các em và kiếm miếng nuôi thân, đỡ đần cho ba má qua những ngày túng thiếu. Tôi sống đúng nghĩa trai làng cho đến năm 21 tuổi, khi cô em gái kề tôi đi lấy chồng và cậu em út bước vào cấp III thì tôi quyết định xin ba má cho tôi ra thành phố thử sức trai, may thì đổi đời để ông bà, tổ tiên, ba má được hãnh diện vì đích tôn của dòng họ không thua kém bất cứ ai trong làng, ngoài xã.
Thấy tôi cũng đủ lớn khôn lại sức dài, vai rộng mà suốt ngày bới đất lật cỏ, chân lấm tay bùn bao nhiêu lâu nay để nhường thuận lợi học hành cho các em nên ba má không ngăn, ngược lại còn ủng hộ, dặn dò và cho tôi một số tiền đủ để thuê trọ, ăn uống trong lúc chân ướt chân ráo rời quê ra chốn thành thị xa lạ. Vốn quen lao động từ nhỏ lại có sức vóc khoẻ mạnh, rắn rỏi, ngon trai, tôi nhanh chóng được ông chủ một cửa hàng thức ăn gia súc nhận vào làm công với mức lương theo tôi là ổn.
Từ chỗ hiếm khi trong túi có tiền đến nay hàng tháng đều đặn được nhận lương, lâu lâu có mối hời ông chủ rộng lòng còn thưởng thêm chút đỉnh khiến tôi càng cố gắng hoàn thành mọi việc ông chủ giao cho, đồng nghĩa với số dư trong sổ tiết kiệm của tôi ngày càng lớn để tôi nuôi mộng bám trụ lại thành phố, thực hiện ước mơ có một tương lai sáng sủa cho cuộc đời mình.
Ngoảnh đi, ngoảnh lại tôi đã đón sinh nhật lần thứ 26 của mình mà chưa có được một mảnh tình vắt vai. Chẳng phải do không biết yêu, cũng chẳng phải do tôi muốn làm phiền lòng ông bà, ba má khi mọi người đang kì vọng ở đứa cháu nối dõi, ở đứa con trai cả ngoan ngoãn biết kính trên, nhường dưới của gia đình, mà chỉ vì tôi mải lo làm, lo tích luỹ kinh tế nên quên chuyện tình duyên của mình, mặc dù lần nào ghé quê cũng hết ông bà, ba má cho đến các em đều có ý giục giã, trách móc…
Rồi bất ngờ tôi có em như sự sắp xếp của định mệnh, em trẻ đẹp, dịu dàng, nước da trắng mịn, nụ cười và đôi mắt như hút hồn tôi khi tôi gặp em lần đầu trong quán cafe đêm khá vắng khách. Em tâm sự rằng em buồn vì má em ở quê đang bệnh nặng mà bà chủ nơi em bán tạp phẩm cứ kêu chưa thu xếp được nên cứ lần lữa không thanh toán tới mấy tháng lương cho em. Cám cảnh, tôi cho em số điện thoại của tôi và hứa trưa mai sẽ cho em vay tạm tiền để em về quê giúp má em chữa bệnh…
Video đang HOT
Từ sự cảm thông đến cùng chung nhịp đập của hai trái tim xa quê lặn lội ở thành phố kiếm sống khiến tôi và em nhanh chóng tìm được tiếng nói chung và cái gì đến phải đến khi tôi và em dìu nhau vào nhà nghỉ trong một đêm mưa lạnh dễ làm xiêu lòng những người còn cô đơn, lẻ bóng…
Quan hệ già nhân nghĩa, non vợ chồng với em gần 1 năm tôi mới mạnh dạn đề nghị đưa em về ra mắt ba má, bà con để tính tới chuyện trăm năm hạnh phúc, em ngại ngùng xin tôi cho em một thời gian nữa.
Không ngờ tối hôm qua một người đàn bà to béo, phấn son bự mặt đường đột xuất hiện ở nhà trọ của tôi, bà lớn tiếng chửi rủa người tôi yêu rằng em là gái đứng đường, rằng có muốn yên ổn nốt những ngày của căn bệnh HIV thì mau trả nợ cho bà ta, chứ định xù nợ, định trốn thì em có lên trời hay chui xuống đất bà ta cũng có cách móc em ra…
Tôi gục ngã, con tim tôi tan nát, giọt nước mắt ân hận muộn màng của tôi làm người đàn bà đang hùng hổ đòi nợ nhân tình trẻ của tôi phải lắc đầu và trầm giọng rằng tôi đã tự đốt đời mình.
Theo vietnamnet.vn
Cô giáo gần 20 năm mang trong mình căn bệnh HIV
Đã 13 năm kể từ ngày những người thân yêu nhất cuộc đời cô giáo Hoàn ra đi vì căn bệnh HIV, chưa một thời khắc nào cô nguôi thương nhớ họ.
Những ngày này cô giáo Nguyễn Thị Hoàn (giáo viên dạy văn trường THPT Mỏ Trạng, Yên Thế, Bắc Giang) vẫn cần mẫn trên giảng đường. Bài giảng chính là nguồn cảm hứng để cô khỏa lấp nỗi buồn của một người mang căn bệnh HIV.
Năm 2001, với cô giáo Hoàn, là năm có rất nhiều dốc mốc vui có, buồn có... mãi mãi không thể xóa nhòa trong tâm trí cô. Đầu năm, cô Hoàn xây dựng gia đình, cuối năm thiên thần nhỏ của hai người chào đời. Đây cũng là thời khắc cô bị nghi nhiễm HIV. Dù vẫn giữ cho mình niềm tin nhưng cũng có lúc, cô hoài nghi vào số phận. Hạnh phúc không trọn vẹn, vài tháng sau, cô đưa con vào bệnh viện khám bệnh, như có tiếng sét đánh ngang tai khi cô cầm "bản án tử hình" trên tay. Khi đó, cô mới bước sang tuổi 25, tuổi đời còn quá trẻ. Đau lòng hơn, cô bị phơi nhiễm HIV từ chính người chồng đầu ấp tay kề.
Gần 20 năm lặng lẽ trôi qua, căn bệnh HIV đã cướp đi của cô chồng con và cả người em trai chỉ trong thời gian ngắn. Cô Hoàn nhẩm tính, cũng đã 13 năm kể từ ngày những người thân yêu nhất cuộc đời cô ra đi. 13 năm ấy, chưa một thời khắc nào cô nguôi thương nhớ họ.
Mang trong mình án tử của căn bệnh HIV nhưng cô giáo Hoàn vẫn luôn lạc quan, yêu đời.
"Tôi có một chút giận, một chút trách số phận nhưng chưa bao giờ tôi oán trách hay hận thù, nhiều khi còn là sự cảm thông, xót xa. Họ, những người thân của tôi khi tâm sinh lí chưa ổn định, nhân cách chưa hình thành rõ rệt đã không chống lại ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, trở thành nạn nhân của ma túy, HIV", cô giáo Hoàn tâm sự.
Nói rồi cô nhớ lại khoảng thời gian đầu khi đón nhận thông tin mình bị căn bệnh thế kỷ. Không chỉ là sự đau đớn từ tâm can, cô Hoàn còn phải đối diện với sự kỳ thị của xã hội. Nhưng với cô, đó là lẽ tất nhiên của cuộc sống. Gần 20 năm trước, thời điểm dân trí chưa cao, thông tin về HIV còn hạn chế, việc phải đối mặt với kỳ thị là không tránh khỏi.
"Tôi thấy mình là người may mắn hơn rất nhiều người khác bị HIV vì tôi làm việc trong môi trường có tính nhân văn cao. Dần dần tôi nhận ra, giá trị sống của mình ở đâu, mình sống vì cái gì. Tôi tập thói quen bỏ ngoài tai những búa rìu dư luận, không để mình bị tác động bởi những ánh mắt kì thị, tìm những việc tích cực để làm. Những rào cản trong tôi cũng đã không còn. Nếu cứ mãi ôm trong mình suy nghĩ tiêu cực, có lẽ chính tôi sẽ giết tôi trước. Cũng có lúc bất chợt cô nghĩ, nếu mình không bị căn bệnh này, biết đâu mình cũng mang tâm lý kỳ thị người nhiễm. Chính vì thế, tôi biết mình cần có sự cảm thông", cô trải lòng.
Dù quãng thời gian được làm mẹ không dài nhưng cũng đủ để cô giáo Hoàn cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng. Giờ đây, mỗi khi gặp những đứa trẻ mang trong mình căn bệnh HIV, cô lại như gặp hình ảnh con mình ở đó.
Giờ đây, mỗi khi gặp những đứa trẻ mang trong mình căn bệnh HIV, cô lại như gặp hình ảnh con mình ở đó.
"Các con, có những con vẫn còn hồn nhiên, suy nghĩ non nớt, trong trẻo, chưa hiểu HIV là gì, nguy cơ ra sao, thậm chí tương lai mình tới đâu các con cũng không hình dung được. Có những con lớn hơn đi học nhưng cũng vấp phải sự phân biệt đối xử. Bấy nhiêu số phận cũng đủ làm tôi khóc rất nhiều. Để những đứa trẻ bị HIV học ở trường công lập, thầy cô không khéo, không sẵn sàng cảm thông, các con dễ trầm cảm, dễ bị đẩy ra thế giới riêng, bị ảnh hưởng tâm sinh lý vì các con đang ở tuổi nhạy cảm. Thương các con nhưng nhiều khi tôi cũng thấy mình bất lực, chỉ biết động viên các con", người phụ nữ đang trò chuyện bất chợt mím chặt môi, cô im lặng rồi cúi đầu.
Sau phút im lặng ấy, cô nhớ lại những ngày đầu khi xuất hiện công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, cô đón nhận rất nhiều sự ngạc nhiên của mọi người. Lúc ấy, cô chỉ mỉm cười. Với người phụ nữ này, HIV là bệnh nguy hiểm tính mạng, lấy đi của người ta nhiều cơ hội nhưng cô lúc nào cũng gạt bỏ tâm lý e ngại, sẵn sàng chia sẻ.
Khi nhận lời tham gia các chương trình truyền thông, truyền hình, cô luôn nghĩ việc mình nói để mọi người lắng nghe cũng là cách giúp mình gần hơn với mọi người. Đó không chỉ giúp cho mình mà còn là giúp cho những người bị HIV có cơ hội được xã hội cảm thông và nhìn nhận đúng đắn.
Qua những lần xuất hiện đó, cô giáo này cũng muốn tạo ra hiệu ứng xã hội tốt để những người nhiễm HIV không bị phân biệt đối xử, họ có đủ dũng khí, dám bước ra ánh sáng, để họ mạnh dạn lên tiếng và thừa nhận "tôi nhiễm HIV". Bởi lẽ, giấu bệnh cũng tiềm ẩn nguy cơ làm HIV gia tăng. Việc công khai ấy cũng giúp thuận lợi hơn cho việc chăm sóc điều trị những ca nhiễm trong cộng đồng.
Khi được hỏi về ước mơ một mái ấm riêng, cô Hoàn mỉm cười: "Tôi cũng là phụ nữ, cũng từng nghĩ tới điều đó nhưng tất cả là duyên phận".
Cô vẫn lên lớp, vẫn miệt mài trên giảng đường. Câu chuyện về cuộc đời mình vẫn được cô kể cho học trò nghe. Với cô giáo Hoàn, đó cũng là cách xây dựng kỹ năng sống cho các em học sinh, đặc biệt các em học sinh THPT.
Theo docbao.vn
Tôi bị người yêu cũ phá chuyện tình duyên Tôi chẳng sợ vì biết không làm sai điều gì nhưng rất bực vì chắc chắn cô ta đã nói với em chuyện của chúng tôi. Hình ảnh minh họa Tôi 36 tuổi, là nhân viên văn phòng, từng du học nước ngoài 9 năm, chưa từng kết hôn. Hiện tôi yêu một bà mẹ đơn thân, 34 tuổi, thẳng thắn, nóng tính...