Nước mắt mồ côi vì dịch
Thắp nén nhang lên bàn thờ mẹ đặt tại phòng trọ chật hẹp, rồi bé Khánh ra trước cửa nhà ngồi nhìn vào khoảng không.
Chốc chốc bé lại quay lên, chảy nước mắt nhìn hai tấm ảnh thờ ba và mẹ bé.
Bé Châu và anh em bé Khánh – Ảnh: D.QUÝ – T.KIÊN
Cảnh đời hai anh em bé Nguyễn Hữu Khánh ( quận Bình Tân, TP.HCM) là một trong nhiều trẻ bị mồ côi cha hoặc mẹ, hoặc mồ côi cả cha lẫn mẹ vì đợt dịch lần thứ tư này.
Bé Châu cũng buồn, cũng khóc nhưng dỗ dành một chút là bé ngoan lắm. Bé hay đứng nhìn bàn thờ mẹ. Tôi dỗ bằng mấy câu như để ba đưa con đi chơi xe điện đụng, mua kẹo cho con nha là bé vui lại.
Thiếu tá NGUYỄN TRUNG KIÊN
Hai đứa trẻ mồ côi ở nhà trọ
Khánh (12 tuổi) và em gái Nguyễn Tường Vy (6 tuổi) sống cùng mẹ tại khu trọ dành cho dân lao động nghèo trên đường Nguyễn Cửu Phú, phường Tân Tạo A. Mẹ hai em là chị Đinh Thị Phương (46 tuổi, công nhân Công ty Pouyuen) đã được tiêm một mũi vắc xin.
Ngày 15-8, chị Phương phát hiện mắc COVID-19, chị được đưa vào Bệnh viện (BV) dã chiến số 13 điều trị, còn hai đứa con may mắn âm tính nên được ở lại. Trước khi đi BV, chị Phương nhờ em chồng là anh Nguyễn Hữu Linh (31 tuổi) ở trọ đối diện sang trông chừng hai cháu.
Lo lắng cho con, người mẹ ở BV thường gọi video về dặn con ở nhà phải ngoan, nghe lời chú Năm (anh Linh). Sáng 17-8, nghe con trai hỏi “mẹ khỏe chưa, chừng nào mẹ về?”, chị Phương vẫn tỉnh táo, bảo còn hơi mệt nên chắc vài bữa mới về được. “Nhưng tới trưa hôm đó thì BV gọi báo tin chị dâu tôi đã mất do suy hô hấp nặng” – anh Linh nhớ lại.
Cố bình tĩnh lại, anh Linh kêu hai đứa nhỏ ngồi xuống và nói sự thật cho chúng biết. Bé Vy còn nhỏ, chưa hiểu chuyện, song anh hai của bé thì không thể chấp nhận một lần nữa thành mồ côi. Nỗi đau mất cha rồi mất mẹ đã ập đến cuộc đời hai đứa trẻ.
Hai năm trước, người cha lâm bệnh nặng, hai bé đã mồ côi cha. Giờ đây khi vừa bước vào năm học mới, hai đứa trẻ lại đón mẹ về trong chiếc hũ. Ngày nhận tro cốt, cậu bé 12 tuổi vừa ôm hũ tro cốt vừa khóc, những tiếng nấc nghẹn “mẹ ơi!” xé lòng phát ra từ căn trọ cũ kỹ, thiếu ánh sáng khiến khu trọ vốn ảm đạm vì dịch giờ càng xót xa hơn.
“Để con thờ mẹ!” – Khánh quẹt nước mắt, thắp cho người mẹ vắn số nén nhang đầu tiên. “Mấy ngày đó, nó cứ khóc suốt, không chịu ngủ vì quá nhớ mẹ. Cứ ra góc nhà ngồi nhìn bàn thờ, em nó rủ chơi chung cũng không chơi” – anh Linh kể.
Chị dâu mất, việc chăm sóc hai cháu giờ do anh phụ trách. Anh vừa nuôi cháu, vừa nuôi người mẹ già cũng sống ở gần đó. Anh Linh vốn là phụ xe tải, nhưng ba tháng nay mất việc vì dịch bệnh, lại không được chủ hỗ trợ tiền. Anh Linh cho biết từ khi chị Phương mất, một số nhà hảo tâm biết hoàn cảnh đã đến cho gạo và chút tiền mua thức ăn. Bữa cơm của ba chú cháu trưa nay chỉ có đĩa cá kho và tô canh rau lõng bõng.
Cậu bé tâm sự khiến người nghe không khỏi xót xa: “Con buồn lắm. Con nhớ mẹ lắm. Con sẽ ráng học giỏi cho mẹ ở trên trời vui”. Khánh năm nay vừa vào lớp 6, còn bé Vy lên lớp 1. Do không có tiền mua máy tính, hai trẻ thay nhau học online trên chiếc điện thoại cũ của anh Linh, với mạng WiFi được dùng nhờ phòng trọ kế bên.
Anh Linh cho biết sắp tới khi dịch bệnh được kiểm soát, anh đi làm trở lại và đưa rước cháu đi học ngày hai buổi. Nếu bận, anh sẽ nấu sẵn đồ ăn và nhờ các phòng trọ xung quanh trông chừng giúp như mẹ của chúng khi còn sống đã từng.
Cô bé 4 tuổi một mình bên bàn thờ mẹ
Trong quá trình làm nhiệm vụ tuyến đầu tại TP.HCM, thiếu tá Nguyễn Trung Kiên – trợ lý quân khí, bí thư Đoàn cơ sở quân sự TP Thủ Đức (Ban chỉ huy quân sự TP Thủ Đức, Bộ tư lệnh TP.HCM) – đã trải qua một câu chuyện xúc động, lột tả phần nào mất mát, đau thương mà đại dịch đã để lại.
Thiếu tá Kiên cùng đơn vị được phân công trực chốt, xịt khử khuẩn các điểm quanh TP Thủ Đức và đưa tro cốt người dân mất vì COVID-19 về nhà. Từ nhiệm vụ này, anh đã có cơ duyên gặp gỡ và làm cha đỡ đầu của cô bé 4 tuổi Phạm Thị Bảo Châu.
Trong khu trọ dành cho dân lao động nghèo, bé Châu và mẹ là chị Nguyễn Thị Ngọc Nga (44 tuổi, ngụ phường Tân Phú) bị mắc COVID-19 nên được đưa đến BV TP Thủ Đức điều trị cùng nhiều người sống trong dãy trọ.
Ngày 7-8, chị Nga không qua khỏi do suy hô hấp cấp mức độ nặng. Khi đó, bé Châu cũng vừa đỡ bệnh, nồng độ virus thấp nên được cho về nhà cách ly. Ngày 8-8, khi cùng đồng đội đến trao tro cốt cho người thân bệnh nhân, anh Kiên rớt nước mắt nhìn cảnh cô bé 4 tuổi ngồi cô đơn bên bàn thờ mẹ trong phòng trọ.
Hỏi thăm xóm giềng, anh mới hiểu hoàn cảnh đáng thương của bé Châu. Cha bé đã bỏ đi từ khi con mới chào đời. Còn mẹ bé lúc sinh thời sống bằng nghề nhặt ve chai, thu nhập bấp bênh.
“Mẹ mất rồi, bé ở một mình như vậy tôi không an tâm nên xin ý kiến ban chỉ huy đưa tro cốt của chị Nga về lại đơn vị, và đưa bé Châu vào khu cách ly phường Tân Phú” – anh Kiên xúc động kể. Khi đưa về đơn vị, bé Châu được sắp xếp ở căn phòng có không gian thoáng mát, an toàn, ở cùng với một phụ nữ trong xóm trọ của bé vừa khỏi COVID-19.
Ba Kiên của con!
Thiếu tá Kiên và bé Châu mà anh đã nhận làm con
Ở khu cách ly của phường, ngày nào anh Kiên cũng gọi điện trao đổi với người giữ bé, nắm bắt thông tin và động viên bé. Thấy cô bé thiếu vắng tình cha từ thuở bé, và cũng thương hoàn cảnh, anh Kiên đã nhận làm cha đỡ đầu của bé Châu.
Những lúc không có nhiệm vụ, anh đều chạy tới thăm con. Ban đầu anh chỉ dám đứng từ xa nhìn do làm những nhiệm vụ đặc biệt, sợ lây nhiễm lại cho bé. Sau này khi đã test PCR âm tính, đồng thời bé cũng đã khỏi bệnh, anh mới đến ẵm bồng đứa con gái nuôi này.
Bé Châu sống trong khu cách ly hơn 10 ngày, do thấy dịch bệnh ở TP phức tạp, sợ nguy hiểm cho con nên anh Kiên đã liên hệ các nơi để tìm một nơi tốt nhất đưa bé đến. May mắn sau đó, anh tìm được thông tin về cô ruột của bé đang trọ ở phường Thắng Tam, TP Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu).
“Tôi liên hệ chính quyền phường Thắng Tam để đưa bé về, chị Phạm Thị Diệu – cô của bé Châu – cũng đồng ý sẽ chăm sóc bé” – anh nói.
Ngày 7-9, anh Kiên cùng đơn vị đã trực tiếp đưa bé Châu về TP Vũng Tàu bàn giao cho cô ruột. Trên đường về với người thân, cô bé 4 tuổi ngoan ngoãn ngồi trong lòng ba Kiên. Xe dừng trước một con hẻm, trước sự chứng kiến của chính quyền phường Thắng Tam, bé Châu và tro cốt của mẹ bé đã được giao lại an toàn cho chị Diệu. Bé Châu sau khi về đã được đi cách ly cùng người cô đến nay.
Mặc dù không gặp, ba Kiên vẫn thường gọi điện qua video, trò chuyện với con. “Mấy ngày đầu mới về với cô, mỗi lần tôi gọi là bé đòi trở lại TP.HCM về với ba Kiên” – anh Kiên kể, tay mở điện thoại, mắt đỏ hoe xem lại những tấm ảnh chụp cùng con gái nuôi.
Ba Kiên sẽ lo cho con
Cách đây một tuần, anh Kiên tìm được nơi ở của người thân còn lại của bé Châu. Cô bé may mắn còn một anh và một chị ruột (9 tuổi và 8 tuổi) đang sống cùng bà ngoại 87 tuổi ở quận 4 với gia cảnh khá khó khăn.
Anh Kiên dự định khi TP.HCM kiểm soát được dịch, anh sẽ đón bé Châu trở lại, rồi đưa bé đến sống cùng bà ngoại và anh chị. “Để ba anh em sống gần nhau, tôi nghĩ sẽ tốt hơn. Hằng tuần tôi sẽ chạy qua chạy lại hỏi thăm và lo chi phí học tập, ăn uống cho con” – thiếu tá Kiên nói và cho hay sẽ cố gắng lo cho con tới 18 tuổi.
Xót xa khi ở TP.HCM có 1.517 học sinh mồ côi do đại dịch Covid-19
Ngày 14.9, Ban Văn hoá - Xã hội, HĐND TP.HCM đã có buổi làm việc trực tuyến với Sở GD- ĐT về tình hình học sinh học tập đầu năm học 2021-2022.
Hàng ngàn trường học đang trưng dụng thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh Đ.L
Những ảnh hưởng của dịch bệnh đến học sinh, giáo viên
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, ở bậc tiểu học có 94,34% học sinh tham gia học trên internet; 0,73% học sinh đăng ký học tạm tại quê.
Ở bậc trung học, có 93,91% học sinh THCS; 97,52% học sinh THPT tham gia học trực tuyến. Có 0,21% học sinh THCS và 0,07% học sinh THPT đăng ký học tạm tại quê. Ở hệ GDTX có 88,62% học sinh học trực tuyến và 0,45% học sinh đăng ký học tạm tại quê.
Tính đến ngày 11.9 có 90,17% giáo viên đã được tiêm vắc xin, trong đó có 55,96% giáo viên đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19.
TP.HCM: Đợt 1 tiêm vắc xin Covid-19 kết thúc ngày 15.9 đã vượt chỉ tiêu
Về việc phát hành sách giáo khoa, Sở GD thông tin, tỷ lệ sách giao đến học sinh có nhu cầu là 507.034/707.487 học sinh (đạt tỷ lệ 71,67%), số học sinh chưa có sách là 200.453 học sinh (tỷ lệ 17,35%). Trong đó, bậc tiểu học là 21,92%; THCS là 9,15%. Sở GD đã phối hợp triển khai SGK điện tử đến tất cả các cơ sở giáo dục, thông tin, hướng dẫn phụ huynh, học sinh sử dụng miễn phí.
Lãnh đạo Sở GD đánh giá, dịch Covid-19 đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của người dân, bao gồm cả học sinh, giáo viên. Thống kê mới nhất, có 10.073 học sinh phổ thông, 3.386 giáo viên đang thuộc diện F0, 1.517 học sinh rơi vào hoàn cảnh mồ côi do dịch Covid-19.
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động toàn ngành bị mất việc làm là 12.341 người, ảnh hưởng nhiều nhất là bậc mầm non với 10.129 người (chiếm 82,08%) bị huỷ hoặc hoãn hợp đồng lao động. Các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể địa phương đã hỗ trợ với tổng số kinh phí hơn 24 tỷ đồng.
Học sinh Trường THPT Đào Duy Anh (Q.6, TP.HCM) đang học trực tuyến. Ảnh MINH TRẦN
Xác định học trực tuyến đến hết học kỳ 1
Thời điểm đầu năm học mới, toàn TP có 1.253 cơ sở trường học trưng dụng làm điểm cách ly, hỗ trợ chích ngừa, lưu trú của bộ đội, trạm y tế lưu động và các hoạt động khác. Hiện có 14.312 cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục đang tham gia phòng chống dịch Covid-19.
Năm học 2021-2022, TP.HCM xác định học trực tuyến hết học kỳ 1. Sở chỉ đạo các trường triển khai dạy học trực tuyến không được gây áp lực, quá tải cho học sinh, phải linh hoạt, chậm, chắc, bám sát thực tiễn từng địa phương. Từng trường không nóng vội, không chủ quan, không cào bằng, thường xuyên giám sát, kiểm tra điều chỉnh kế hoạch, tiến độ một cách phù hợp.
Lớp học dã chiến đặc biệt cho học sinh 'thiếu wifi' ở khu tái định cư Covid-19
Riêng với học sinh gặp khó khăn về điều kiện học tập trên internet, Sở GD-ĐT TP đã chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục khi triển khai dạy học trên internet, nắm thông tin đầy đủ từng phụ huynh, tuỳ điều kiện cụ thể có sự hỗ trợ phù hợp: kết nối mạnh thường quân hỗ trợ tài chính, trang thiết bị học tập cho học sinh; gửi tài liệu giấy, phiếu học tập... để học sinh tự ôn tập thêm. Những học sinh này sẽ được đánh gía, kiểm tra, tạo điều kiện quan tâm, kèm cặp riêng ngay khi có điều kiện học trực tiếp, bù đắp những hạn chế gặp phải.
Khi TP kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, các trường dần được giải phóng khỏi nhiệm vụ phòng chống dịch, Sở GD sẽ nỗ lực đẩy nhanh tiến độ cho trẻ đến trường, ưu tiên học sinh các khối lớp 1, 2, đầu và cuối cấp, chia nhỏ lớp để học trực tiếp... Trường hợp học trực tuyến kéo dài sẽ tham mưu sử dụng các tuần dự trữ, kéo dài năm học, nhất là các khối lớp 1, 2 và đầu cấp để đảm bảo kết quả học tập....
Trẻ sơ sinh có mẹ là F0 được hỗ trợ một triệu đồng Những em bé sinh từ 27/4 đến 31/12, có mẹ nhiễm Covid-19 sẽ được hỗ trợ một triệu đồng, theo quyết định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Mức hỗ trợ 2 triệu đồng dành cho những em bé có cha, mẹ là F0 đã qua đời; các em hoàn cảnh khó khăn mồ côi do đại dịch. Nguồn kinh...