Nước mắt Kim Jong-un có thể là ‘món quà tháng 10′ cho Trump
Phát biểu thừa nhận khó khăn của Kim Jong-un xuất hiện đúng lúc Tổng thống Trump cần những thông tin tích cực nhất trước thềm bầu cử Mỹ.
Trong bài phát biểu hôm 10/10, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gạt nước mắt, xin lỗi người dân cả nước vì không thể xây dựng được một nền kinh tế tốt hơn. Biểu hiện hiếm hoi này của Kim Jong-un là tín hiệu cho thấy các lệnh trừng phạt của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lên Triều Tiên dường như đã phát huy tác dụng và nó có thể là “món quà tháng 10″ dành cho ông chủ Nhà Trắng, giới quan sát đánh giá.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khóc khi phát biểu trước lễ duyệt binh hôm 10/10. Ảnh: Yonhap.
Video xuất hiện hồi cuối tuần trước quay lại cảnh Kim Jong-un rơi lệ trong bài phát biểu tại lễ duyệt binh kỷ niệm 75 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên, trước hàng nghìn binh sĩ và người dân. Ông nói cảm thấy “xấu hổ” vì không thể trả ơn người dân bằng sự thịnh vượng kinh tế của Triều Tiên.
Tổng thống Trump là người đã áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn lên Triều Tiên và thuyết phục Bắc Kinh, đồng minh thân cận nhất của Bình Nhưỡng, tham gia vào một chiến lược gây sức ép dài hơi nhằm buộc Triều Tiên đàm phán phi hạt nhân hóa.
Video đang HOT
Các cuộc thảo luận về phi hạt nhân hóa hoàn toàn đổ vỡ từ đầu năm 2019, nhưng một số quan chức Mỹ đánh giá rằng những khó khăn kinh tế của Triều Tiên có thể khiến Kim Jong-un không còn lựa chọn nào khác là nhượng bộ các yêu cầu từ Tổng thống Trump.
Năm 2012, Kim Jong-un tuyên bố sẽ thúc đẩy chương trình hạt nhân của đất nước song song với phát triển kinh tế. Nhưng trong cuộc duyệt binh hôm 10/10 với màn phô diễn những tên lửa mới và những giọt lệ rơi xuống khi ông nhận trách nhiệm về tình hình kinh tế tồi tệ của đất nước, có thể thấy lãnh đạo Triều Tiến mới chỉ đạt được mục tiêu đầu tiên.
Theo các chuyên gia chính sách đối ngoại, các biện pháp trừng phạt mạnh tay từ Mỹ và việc Kim Jong-un quá tập trung vào vũ khí hạt nhân đã gây tổn hại cho nền kinh tế Triều Tiên. Việc ông khóc tại một sự kiện quy mô như buổi duyệt binh hôm 10/10 có thể được diễn giải là lãnh đạo Triều Tiên đã hối tiếc vì ưu tiên vũ khí hơn kinh tế, đặc biệt dưới áp lực từ các biện pháp trừng phạt kinh tế của Trump.
“Điều quan trọng là phải xem vì sao ông ấy khóc tại một sự kiện như vậy”, Hong Min, chuyên gia cấp cao tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc, chia sẻ với báo Korea Times. “Đằng sau thông điệp, mọi người có thể cảm nhận rằng Kim Jong-un đang chịu rất nhiều áp lực với vai trò lãnh đạo của mình”.
“Trong bài diễn văn, ông đã dùng những cụm từ như ‘những thách thức nghiêm trọng’, ‘vô số thảm cảnh’ và ‘những thảm họa chưa từng có tiền lệ trong lịch sử’. Điều này cho thấy ông ấy đang trải qua một giai đoạn điều hành đất nước thực sự khó khăn”, Hong Min nói thêm.
Đây không phải lần đầu tiên thông tin về việc Kim Jong-un thất vọng trước thất bại kinh tế của đất nước xuất hiện. Hồi tháng 5/2018, báo Nhật Bản Asahi Shimbun dẫn lời một người đào tẩu Triều Tiên giấu tên nói lãnh đạo Kim Jong-un từng được nhìn thấy rơi lệ vì không thể khởi động nền kinh tế đất nước.
Các lệnh trừng phạt đã làm chậm những dự án xây dựng hoành tráng và kế hoạch thương mại quốc tế mà lãnh đạo Triều Tiên công bố hồi năm 2012.
Một số nhà phân tích chính sách đối ngoại và người ủng hộ Trump cho rằng phút thể hiện cảm xúc hiếm hoi ở Kim Jong-un, một lãnh đạo lâu nay vẫn xây dựng hình ảnh mạnh mẽ, đã truyền đi tín hiệu rằng những nỗ lực trừng phạt của Tổng thống Trump đang phát huy tác dụng và Triều Tiên sẽ sẵn sàng nhượng bộ trước yêu cầu giải trừ hạt nhân từ Mỹ.
Joseph Yun, cựu đặc phái viên của Mỹ về chính sách Triều Tiên, hiện là thành viên Viện Hòa bình Mỹ, nhận định Trump và Kim có thể đạt được một thỏa thuận nhỏ nhưng với tính cách của Tổng thống Mỹ, ông có lẽ luôn muốn “những thỏa thuận lớn”.
Triều Tiên lập đại học Kim Jong-un
Triều Tiên xác nhận đã thành lập một trường đại học theo tên của lãnh đạo Kim Jong-un, dù chi tiết cụ thể không được công bố.
Khi đưa tin về lễ duyệt binh hôm 10/10, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA cho hay các sinh viên của "Đại học Quốc phòng Kim Jong-un" cũng tham gia diễu hành và ca ngợi ngôi trường "đã sản sinh ra nhiều người tài trong ngành công nghệ và quốc phòng".
Đây được tin là lần đầu tiên Triều Tiên thành lập một đại học theo tên lãnh đạo đương nhiệm, dù có nhiều trường đã được theo tên của người lập quốc Kim Nhật Thành và cố lãnh đạo Kim Jong-il, cha của ông Kim Jong-un.
Ông Kim Jong-un vẫy chào các binh sĩ trong lễ duyệt binh ở Bình Nhưỡng hôm 10/10. Ảnh: KCNA-Yonhap
KCNA không cung cấp thêm chi tiết về ngôi trường mới này. Tuy nhiên, dựa trên tên của nó, có thể thấy ngôi trường chuyên đào tạo sinh viên ngành khoa học và công nghệ liên quan đến phát triển vũ khí.
Các chuyên gia cho rằng ngôi trường có thể được thành lập bằng cách sáp nhập một trường cao đẳng quốc phòng ở thành phố Kanggye, tỉnh Jagang, với một cao đẳng ở ngoại ô Bình Nhưỡng nổi tiếng về đào tạo chiến tranh mạng.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến việc áp dụng phương tiện khoa học và công nghệ vào phát triển tên lửa và các hệ thống vũ khí khác.
Trong cuộc duyệt binh quy mô lớn diễn ra trên quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng rạng sáng 10/10, Triều Tiên đã ra mắt nhiều vũ khí mới, bao gồm các loại tên lửa đạn đạo tầm xa. Đây là một phần trong lễ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên và là lần đầu tiên Bình Nhưỡng tổ chức duyệt binh trong ba năm qua.
Thông điệp Triều Tiên gửi tổng thống Mỹ tương lai 4 tháng sau khi Obama nhậm chức, Triều Tiên thử hạt nhân lần hai. Giờ đây, khi ngày bầu cử Mỹ đang cận kề, họ lặp lại chiến lược gây chú ý cũ. Trong lễ duyệt binh hôm 10/10, Triều Tiên ra mắt mẫu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) lớn chưa từng có, như một lời nhắc nhở rằng sức...