Nước mắt của nàng dâu trót vô tâm khi mẹ chồng ngã bệnh
Bà mắng con dâu không ngớt lời: “từ nay không mẹ con gì hết, đến chết vẫn không nhận thứ cô là người thân”. Còn Hằng chỉ biết khóc nức xin lỗi mẹ chồng, cô nói mình chỉ là vô tâm chứ không “bất hiếu” như lời mẹ nói.
Cô con dâu khóc nức nở khi mẹ chồng nói “từ nay không mẹ con gì hết, đến chết vẫn không nhận thứ cô là người thân”.
Chuyện là, Hằng làm dâu được hơn 1 năm, cuộc sống của cô khá yên ổn, chỉ có công việc là hơi bận. Thế nhưng, đổi lại gia đình chồng cô rất thoáng, bố mẹ chồng không hà khắc với con dâu.
Mẹ chồng Hằng là người biết điều, nhưng trái lại bà sống tình cảm nên dễ cảm thấy tủi thân. Cũng chính vì điều này mà Hằng nghiễm nhiên bị mẹ chồng quy kết cho là “thứ con dâu vô tâm, chỉ biết sống cho bản thân…”.
Chồng Hằng thường xuyên đi công tác xa nhà, bố mẹ chồng cô chỉ có duy nhất chồng cô là con trai nên mỗi khi anh đi công tác là nhà vắng tanh. Ấy vậy mà, trong một lần mẹ chồng Hằng đổ bệnh mới đây do bệnh rối loạn tiền đình tái phát. Đêm đó bà nôn rất nhiều, hoa mắt chóng mặt dữ dội nên hằng cùng bố chồng đưa bà vào bệnh viện cấp cứu.
Video đang HOT
Sau khi được bác sĩ tiêm thuốc chống nôn, và lấy máu đi kiểm tra sức khỏe và kê đơn thuốc cho mẹ chồng Hằng về nhà nghỉ ngơi, Hằng lại vội vàng đưa mẹ chồng về. Đêm đó, cô vất vả vì chồng đi công tác, bố chồng lại già và yếu. Ấy vậy mà cũng chính sau hôm đó cô trở thành đứa con dâu “bất hiếu” bị mẹ chồng nhất quyết đuổi ra khỏi nhà.
Sáng hôm sau, theo lịch Hằng có chuyến đi công tác xa, chuyến đi lần này rất quan trọng nên cô không thể hủy. Trước đó, Hằng cũng đắn đo rất nhiều, thậm chí cô cũng đã gọi điện xin ban giám đốc nhưng không hủy được. Hơn thế, bệnh của mẹ chồng cô cũng đã đỡ, xem sắc mặt mẹ chồng không có gì nghiêm trọng, lại thêm có bố chồng chăm sóc nên Hằng đành lòng mở miệng xin ý kiến bố chồng.
Bố chồng Hằng vui vẻ đồng ý, ông còn dặn dò thêm con dâu đi đứng cẩn thận, việc ở nhà cứ để ông lo. Tưởng đâu chuyện đã lành, nào ngờ sau chuyến công tác 4 ngày, Hằng trở về nhà mị mẹ chồng mắng té tấp. Bà tủi thân vì khi ốm đau không có con cái bên canh, con dâu còn nỡ để mẹ chồng nằm ốm vật trên giường để lo “đi đó đi đây khắp nơi”.
Bà mắng con dâu không ngớt lời: “từ nay không mẹ con gì hết, đến chết vẫn không nhận thứ cô là người thân”. Còn Hằng chỉ biết khóc nức xin lỗi mẹ chồng, cô nói mình chỉ là vô tâm chứ không “bất hiếu” như lời mẹ nói. Còn mẹ chồng Hằng nhất quyết đợi chồng cô đi công tác về sẽ “xử lí” đuổi ra khỏi nhà.
Mấy ngày hôm nay Hằng vẫn khóc, xin mẹ chồng tha thứ. Nhưng mẹ chồng cô không màng để ý. Hằng tự trách mình quá vô tâm, không nghĩ rằng mọi chuyện lại diễn biến theo chiều hướng này.
Theo ĐSPL
Ông già 70 tuổi và 9 lần đưa con, cháu đi thi
Con gái và con rể cùng ngã bệnh, ông Phùng Phú Đức (70 tuổi) xung phong đưa cháu ngoại đi thi tại Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM (số 1, Võ Văn Ngân, Thủ Đức). Đây là lần thứ 9 ông Đức đưa con cháu đi dự thi tuyển sinh.
Đây là lần thứ 9 ông Phùng Phú Đức đưa con, cháu đi thi.
Ông Phùng Phú Đức (ngụ huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) tâm sự: "Tôi sinh được 8 người con. Nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, 4 người con đầu không có điều kiện học hành nên bỏ dở giữa chừng. Tôi tiếc lắm. Còn 4 đứa sau được học đến nơi đến chốn, hiện đều đã lập gia đình và thành đạt trong cuộc sống".
Dù đã già nhưng cả 9 lần đưa con cháu đi thi ông Đức vẫn còn nhớ như in, nhất là lần thứ hai, khi ông đưa cậu con trai thứ 6 trong gia đình có tên Phùng Phú Hiếu (sinh năm 1982) đi thi vào năm 2000. Mỗi lần nhớ đến, kỷ niệm trong mùa tuyển sinh làm ông rưng rưng nước mắt. Bởi trước khi đưa con đi thi ông đã nhận được không biết bao nhiêu lời dèm pha từ anh em, bạn bè, hàng xóm với ngụ ý: "Đã nghèo mà còn muốn trèo cao. Học làm gì, học xong rồi cũng về làm ruộng mà thôi".
Nghe vậy ông rất buồn và càng thấm thía sự nghèo khó của gia đình mình. Nhưng niềm tin, sự kỳ vọng đặt vào con trai thì không hề thay đổi. Để rồi, kỳ thi năm đó con trai ông Đức đã đậu cùng lúc 4 trường. Ngày tiễn con lên tàu ra Hà Nội theo học Học viện Kỹ thuật Quân sự, ông đã không cầm được nước mắt bởi sự dồn nén bấy lâu đã được giải tỏa. Đó chính là động lực để ông cùng vợ nhất quyết không để con cái thất học cho dù cuộc sống lúc đó rất khó khăn.
Để rồi người con gái thứ 7 có tên Phùng Thị Nghĩa (SN 1986) đậu vào ĐH Ngân hàng TPHCM năm 2004; người con út Phùng Phú Khánh (SN 1988) đã tốt nghiệp Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan năm 2009; người con gái thứ 5 tên Phùng Thị Tịnh (SN 1979) sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Trung ương 3 năm 2000 đã học liên thông ĐH Sư phạm Vinh...
Ông Đức tâm sự: "Nhiều lúc thấy gia đình khó khăn, đứa thứ 7 và 8 đòi tôi cho nghỉ học đi làm phụ giúp gia đình. Tôi tâm sự với 2 con mình rằng Điều ba tiếc nhất là để 4 anh chị lớn của 2 con thất học. Do vậy với 2 con ba không thể để điều đó xảy ra một lần nữa".
Thí sinh Nguyễn Thị Hải Như - cháu ông Đức tâm sự: "Em quyết tâm thi tốt để không phụ lòng mong mỏi của ông ngoại và cả gia đình".
"Cả đời tôi nghèo khổ nên hiểu rất rõ nguyên nhân sự nghèo hèn là do đâu. Tất cả là do thất học mà ra, con tôi 4 đứa do khó khăn lỡ bị thất học rồi, đến đời cháu tôi luôn khích lệ các con nhất quyết không để các cháu bị "thất học". Bởi ở đời cha mẹ cho con cái "chữ" là tài sản "vô giá" nhất, bởi có được cái chữ chúng "mài" ra sẽ đảm bảo cuộc sống mưu sinh không vất vả, nhọc nhằn" - ông khẳng định.
Cháu gái của ông Đức, thí sinh Hải Như tâm sự: "Em sẽ cố gắng làm bài thật tốt để có được điểm số cao nhất nhằm đậu xét tuyển vào ĐH Nông Lâm TPHCM, đền đáp công ông ngoại đưa đi thi, đặc biệt bù lại sự thiệt thòi của mẹ khi không được học hành đến nơi đến chốn".
Quang Đạm
Theo Dantri