Nước mắt của chim và bò sát tương tự như nước mắt của con người
Theo một nghiên cứu mới, nước mắt của các loài chim và bò sát giống nước mắt của con người một cách đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng xác định được những điểm khác biệt chính.
Các nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện này có thể giúp phát triển các phương pháp điều trị nhãn khoa mới cho người và động vật.
“Khám phá ra cách nước mắt có thể duy trì cân bằng nội môi trong các loài và điều kiện môi trường khác nhau là yếu tố quan trọng để hiểu được quá trình tiến hóa và thích nghi. Đó là điều cần thiết cho việc khám phá các phân tử mới cho thuốc nhãn khoa”, Arianne P. Oriá, phó giáo sư khoa học thú y của Đại học Liên bang Bahia, Salvador, Brazil, cho biết.
Trong vài năm qua, Oriá là người đã dẫn đầu nỗ lực nghiên cứu những giọt nước mắt của các loại động vật khác nhau, bao gồm cả bò sát và chim. Trong báo cáo mới nhất, nhà khoa học này đã cung cấp những hiểu biết sâu sắc về nước mắt của bảy loài chim và bò sát.
Oriá cho biết thêm: “Mặc dù chim và bò sát có cấu trúc khác nhau chịu trách nhiệm sản xuất nước mắt, nhưng một số thành phần của chất lỏng này có nồng độ tương tự như những gì được tìm thấy ở người. Các cấu trúc tinh thể được tổ chức theo những cách khác nhau để chúng đảm bảo sức khỏe của mắt và trạng thái cân bằng với các môi trường khác nhau”.
Với sự hỗ trợ của các bác sĩ thú y và người chăm sóc tại trung tâm bảo tồn và trung tâm chăm sóc động vật hoang dã, các nhà nghiên cứu đã thu thập nước mắt từ các động vật nuôi nhốt khỏe mạnh, bao gồm vẹt đuôi dài, diều hâu, cú, vẹt, rùa cạn, cá sấu caiman và rùa biển.
Khi các nhà khoa học phân tích thành phần hóa học của nước mắt, họ tìm thấy mức độ chất điện giải, chẳng hạn như natri và clorua, tương tự như nồng độ chất điện giải có trong nước mắt của con người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã đo lượng urê và protein cao hơn một chút trong nước mắt của cú và rùa biển.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu các tinh thể hình thành khi nước mắt khô đi. Ngoài việc xác định chính xác sự khác biệt về nước mắt, các kiểu kết tinh cũng có thể tiết lộ sự hiện diện của các bệnh về mắt khác nhau. Dù có sự giống nhau về thành phần hóa học, nước mắt của các loài chim và loài bò sát khác nhau cho thấy một lượng biến thể đáng ngạc nhiên.
Trong đó, các mô hình kết tinh quan sát được trong nước mắt của rùa biển đặc biệt độc đáo. Chúng phải tạo ra nước mắt đặc biệt để bảo vệ mắt ở dưới nước.
Trong tương lai, các nhà khoa học hy vọng có thể nghiên cứu nước mắt do động vật hoang dã tiết ra.
“Kiến thức này giúp hiểu biết về sự tiến hóa và thích nghi của các loài này, cũng như trong việc bảo tồn chúng”, Oriá nhấn mạnh.
Động vật bốc mùi nhất thế giới, ai gặp cũng... chạy mất dép
"Trùm cuối" trong top những loài động vật bốc mùi hôi thối nhất quả đất là chồn hôi - chúng sử dụng "vũ khí lợi hại" này của mình để tự vệ khi gặp nguy hiểm.
Khi những con cuốn chiếu cảm thấy chúng đang gặp nguy hiểm, chúng sẽ cuộn tròn cơ thể lại và tiết ra một số chất lỏng có mùi rất "đáng sợ" và thậm chí còn cực độc để xua đuổi những loài động vật săn mồi. Đó là lý do lòi vật nhỏ bé này có mặt trong danh sách những động vật bốc mùi khó chịu nhất thế giới.
Còn được biết đến với danh hiệu "loài chim hôi thối", gà móng hoang dã được tìm thấy ở những khu rừng nhiệt đới thuộc châu thổ sông Amazon và Orinoco, Nam Mỹ. Loài chim này chỉ ăn lá cây, chúng sử dụng quá trình lên men vi khuẩn ở phần trước của ruột để tiêu hóa thực vật.
Những cũng chính chế độ ăn uống, các hợp chất thơm trong lá mà chúng ăn kết hợp với quá trình lên men, gà móng hoang dã tạo ra mùi giống như phân chuồng.
Để tự vệ khi gặp những kẻ săn mồi, chồn hôi sọc châu Phi có thể tiết ra một chất có mùi hôi "kinh dị" đến mức tất cả phải cao chạy xa bay. Các nhà khoa học cho biết, mùi của một con chồn hôi sọc châu Phi có thể ngửi được cách đó...nửa dặm.
Thế nhưng mùi của chồn hôi châu Phi vẫn chưa là gì so với thú ăn kiến nhỏ, hay Tamandua tetradactyla. Chúng ta hoàn toàn có thử ngửi thấy mùi của chúng nếu đứng cách xa khoảng 50 mét.
Quỷ Tasmania - sinh vật nhỏ bé nhưng có hàm răng cực đáng sợ chỉ tỏa ra mùi rất mạnh khi bị căng thẳng, điều này giúp chúng bảo vệ môi trường sống. Tuy nhiên khi bình tĩnh và thư giãn trở lại, chúng không có mùi gì cả.
Bò xạ hương sống là một trong những loài động vật "hôi thối" nhất quả đất. Mùi hôi của chúng được tiết ra từ nước tiểu của con đực - thứ mà chúng dùng để đánh dấu lãnh thổ trong mùa giao phối.
Nhắc đến những loài phát ra thứ mùi kinh dị nhất thế giới không thể bỏ qua bọ xít. Bọ xít nâu có thể sản sinh các chất hóa học có mùi khó chịu trong các tuyến trên bụng của chúng khi bị đe dọa.
Chồn sói là thành viên nhút nhát của gia đình nhà chồn, có các tuyến tiết ra chất lỏng mà chúng sử dụng để đánh dấu lãnh thổ của chúng. Những chất lỏng này còn được chúng phun vào thức ăn thừa và chôn xuống đất, khiến cho các loài động vật khác không thể ăn được thức ăn của chúng vì quá hôi.
Một thành viên khác của họ hàng nhà bọ xít cũng có mặt trong danh sách này là bọ cánh cứng "thả bom". Những con bọ cánh cứng này có một cơ chế phòng thủ đặc biệt, khi bị quấy rầy, chúng phun ra một loại hóa chất độc hại và nóng từ phần đầu bụng.
Chúng có thể phun tới lượng chất có mùi xa gấp 4 lần chiều dài cơ thể và khiến những loài côn trùng, sinh vật nhỏ không thoát khỏi cái chết, thậm chí gây tổn thương cho da người.
Và đây chính là loài chồn hôi - trùm cuối trong top những động vật "bốc mùi" nhất thế giới. Chất có mùi từ chồn hôi là một chất lỏng nồng, hỗn hợp các hóa chất lưu huỳnh, phun chính xác vào các mối đe dọa cách xa tới 3 mét, với mùi hôi bốc lên đến một dặm.
Chợ động vật Vũ Hán phát tán virus Corona? | VTC Now
Tộc người đầu tiên tự tiến hóa để thích nghi với thế giới hiện đại Bộ tộc Bajau sống tại Indonesia có lá lách tiến hóa lớn khác thường giúp lặn tự do ở độ sâu đến 70m. Đây là lần đầu tiên giới khoa học phát hiện sự thay đổi gene ở người để tiến hóa, thích nghi với hoạt động lặn dưới biển. Bộ tộc Bajau, hay "Người du cư trên biển", sống trên thuyền và...