Nước mắt của cá
Cá lớn ôm lấy xương cá nhỏ – thứ bảo bối quý giá nhất trên đời với nó rồi từ từ bơi về phía đáy biển. Không ai có thể nhìn thấy giọt nước mắt của cá lớn bởi vì nó đang ở dưới nước.
Ở một vùng biển xa xôi, có một con cá lớn rất đẹp nhưng lại cô đơn, hàng ngày nó chỉ biết dạo chơi ở những nơi đáy biển sâu nhất, lạnh nhất, những âm thanh vắng lạnh vang lên, từng giọt từng giọt khi nó thở ra bọt khí…
Có một ngày, thấy chán ngán thứ nước lạnh lẽo này, nó đã bơi về phía thượng nguồn. Khi nhô đầu lên mặt nước, nó nhìn thấy mặt trời ấm áp, thế giới tươi đẹp và … một cô cá nhỏ màu hồng vờn trên những bọt sóng, dáng vẻ rất vui tươi. Cá nhỏ nhìn thấy nó thì vui vẻ chào: “Xin chào, bác cá”.
-”Gì cơ?” – Cá lớn rất tức giận nói: “Cô chẳng lịch sự gì cả, tôi vẫn con trẻ mà, sao lại gọi tôi là bác?”.
Cá nhỏ ồ lên một tiếng: “Còn trẻ á, vậy mà tôi còn tưởng anh là lão cá già thành tinh”.
Cá nhỏ vừa nói vừa tiện tay lấy một đoạn dây thép uốn thành vòng tròn vợt nước biển, làm thành cái gương nước đưa cho cá lớn rồi nói: “Anh hãy tự nhìn cái dáng vẻ già nua và cô đơn của mình đi”.
Cá lớn tự nhìn lại mình, đúng là một kẻ cô đơn và tiều tụy. Cá nhỏ lấy lại chiếc gương và nói: “Chắc chắn là do anh suốt ngày ở dưới đáy rồi, anh nên thường xuyên lên trên tắm nắng, giống tôi đây này”.
Cá lớn tròn mắt: “Tắm nắng?”. Cá nhỏ cười: “Chính là khi có nắng thì nhô lên và bắt đầu tắm nắng”.
“Đúng là cô cá mặt trời đầy thú vị” – cá lớn tự nhủ. Thế là từ đó cá lớn thường xuyên lên mặt biển chơi đùa, trò chuyện cùng cá nhỏ và chẳng bao lâu chúng trở thành bạn tốt của nhau.
Bên cạnh một cá lớn lạnh lùng, cứng rắn là một cá nhỏ nhiệt tình, mềm yếu. Bên cạnh một cá lớn điềm tĩnh, trầm tư, có đôi lúc thô lỗ là một cá nhỏ vui vẻ, dịu dàng và có phần tinh nghịch. Hai tính cách ấy cứ thế song hành cùng nhau dù không ít lần cãi vã.
Video đang HOT
Có lúc cãi nhau tới hai giờ, cá nhỏ rất tức giận. Cá lớn không dỗ dành nó, quẫy đuôi một cái rồi bơi xuống đáy biển. Cá nhỏ ngồi trên những bọt sóng nhìn ánh trăng mà khóc, nó tự nói với mình: “Cá nhỏ ơi đừng giận nữa, làm em giận là anh không đúng. Xin lỗi em, sau này anh nhất định sẽ yêu thương bảo vệ em”.
Nói xong thì nó tự cười với mình, trên mặt vẫn còn đọng những giọt nước mắt. Thực ra, cá lớn đang đứng từ đằng xa nhìn cá nhỏ. Nhìn thấy cá nhỏ tự gạt mình, nó cảm thấy xấu hổ vì những chuyện đã xảy ra. Hôm sau cá lớn liền đến tìm cá nhỏ. Cá nhỏ vốn rất vô tư, sau khi ngủ một giấc thì đã quên hết những chuyện buồn, vừa nhìn thấy cá lớn nó vô cùng mừng rỡ.
Ngày tháng dần trôi.
Cá lớn lúc vui vẻ cũng trêu đùa cá nhỏ, lúc ở dưới đáy nước cũng nghĩ xem cá nhỏ đang làm gì. Hai bên dù tính cách khác nhau nhưng điều đó cũng không ngăn được chúng nhớ về nhau.
Cá lớn rất thích chơi với cá nhỏ nhưng vùng nước lạnh nơi đáy biển vẫn là nhà của nó. Đó là sự thật không thể thay đổi. Cá nhỏ tuy rằng rất thú vị, ấm áp song với cá lớn dường như những thứ càng ấm áp thì càng hoang tưởng, càng nhiều ánh sáng thì càng xa xôi.
Bất kể là con cá nào thì cũng không thể thay đổi thuộc tính của mình, bởi không tìm được cách thích ứng thì sẽ không thể sinh tồn. Cá lớn lên mặt biển nhiều lần, từng mảng vẩy đã bị bong ra, lớp bảo vệ bên ngoài đã yếu hơn, đối với nó đây là điều thật đáng sợ. Lần cuối, nó nói với cá nhỏ rằng nó không thể tiếp tục lên chơi cùng cá nhỏ được nữa. Cá nhỏ gật gật đầu, rất ngoan không ầm ĩ, không hỏi bởi trong lòng nó hiểu.
Đó là lần cuối chúng cùng nhau tắm nắng. Cá lớn bắt đầu cảm thấy đau rát trên da, cá nhỏ cũng cảm thấy đau nhưng là ở trong lòng. Cá nhỏ nhìn cá lớn khóc và nói: “Em rất muốn cãi nhau với anh… cái dáng vẻ xấu xí của anh… em sẽ không nhớ anh nhiều nữa đâu … “.
Cá lớn nhìn cá nhỏ mà nhói đau nhưng lại nói: “Em… là kẻ đáng ghét nhất” – rồi từ từ bơi xuống đáy biển lạnh lẽo.
Cá lớn cuối cùng cũng trở về đáy biển, nhiều năm trôi qua nó không hề lên mặt biển. Thỉnh thoảng, nó tự hỏi không biết cá nhỏ sống thế nào, có còn nhớ nó không. Đôi khi, nó nhờ những đợt sóng thủy triều hỏi tin tức của cá nhỏ nhưng không hề có hồi âm.
Một hôm, cá lớn muốn lên mặt biển. Thế là nó bơi về phía thượng lưu, bơi được nửa đường thì phát hiện một thứ gì đó rất lạ… là xương của cá nhỏ. Điều kỳ lạ là, đầu của nó vẫn hướng xuống dưới biển, dường như dù có phải chết nó cũng muốn bơi xuống đáy biển.
Cá lớn bơi đến gần, đột nhiên nó bất động. Chúng đã quá thân thiết nên dù có hóa thành tro, nó cũng nhận ra cá nhỏ, đây chính là xương của cá nhỏ. Cá nhỏ đi tìm cá lớn nhưng nó quá nhỏ bé, không thể chống chọi với cái giá lạnh của biển sâu. Nó đã đi tìm cá lớn theo tiếng gọi của con tim.
Cá lớn ôm lấy xương cá nhỏ – thứ bảo bối quý giá nhất trên đời với nó rồi từ từ bơi về phía đáy biển. Không ai có thể nhìn thấy giọt nước mắt của cá lớn bởi vì nó đang ở dưới nước.
Theo Guu
Ảnh: "Bức tường Berlin" 10km ngăn cách giàu-nghèo ở Peru
Một bức tường tồn tại suốt 4 năm nhằm phân chia 2 khu vực giàu-nghèo tại thủ đô Peru đang là một bằng chứng rõ ràng nhất về sự chênh lệch giàu nghèo ngày một gay gắt trên thế giới.
Tại thủ đô Lima của Peru đang tồn tại một bức tường cao hơn 3m, dài hơn 10km với các hàng thép gai bên trên nhằm chia tách hai thế giới, một của người giàu, một của người nghèo.
Được xây dựng từ năm 2011 ở khu vực ngoại ô thủ đô Lima, bức tường này còn có nhiều tên gọi khác như "Bức tường Berlin" của Peru hay "Bức tường của sự hổ thẹn" bởi nó ngăn cách khu vực đô thị giàu có Las Casuarinas với khu ổ chuột Vista Hermosa.
Bức tường này ra đời với mục đích quy hoạch đô thị và đảm bảo an ninh cho các cư dân nhà giàu nhưng cũng tô đậm thêm bức tranh phân biệt giàu - nghèo tại thủ đô Lima.
Bức ảnh chụp lại bức tường từ trên cao cho thấy rõ sự phân hóa giàu nghèo gay gắt tại quốc gia Nam Mỹ.
Đối lập với những căn nhà ổ chuột rách nát, nơi người dân còn không được tiếp cận với các dịch vụ tối thiểu như điện và nước sạch thì cách đó không xa là những khu biệt thự xa hoa trị giá triệu đô và cảnh quan tươi xanh, trù phú.
Truyền thông và nhiều tổ chức xã hội đã lên tiếng kêu gọi xóa bỏ bức tường này nhưng đến nay vẫn chưa có tác dụng. Trong ảnh là một lời kêu gọi được viết lên bức tường có nội dung: "Đất nước này là của tôi, của bạn và của tất cả mọi người".
Mới đây, các tổ chức này tiếp tục triển khai các sáng kiến nhằm ủng hộ những người dân nghèo sống bằng cách vẽ những bức tranh lên bức tường "xấu xí" này.
Theo tổ chức Oxfam, khu vực Mỹ Latin và Caribbean là hai nơi có sự chênh lệch giàu nghèo cao nhất thế giới. Việc tồn tại bức tường ngăn cách giàu nghèo này không chỉ là bằng chứng cho kết luận trên mà còn là vết dao cứa vào những người nghèo- cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
Theo Danviet
Nga đau đầu vì láng giềng Vài láng giềng đang xây hàng rào ngăn cách biên giới với Nga, đồng ý để Mỹ đặt vũ khí, cấm hãng thông tấn Nga mở văn phòng đại diện... Nga đang trải qua một cơn đau đầu kéo dài với các nước láng giềng. Mới đây nhất, ngày 29/8, Nga cho biết Latvia đã từ chối cấp giấy phép cho Hãng thông...