Nước mắt chảy dài trước di vật của người quá cố
Mỗi lần nhìn thấy cả hòm di vật và lá thư dài tới hai mặt giấy chứa chan nỗi niềm của người quá cố, nước mắt tôi lại lăn dài. Giá như tôi không nông nổi và trẻ con…
Làm dâu xứ Nghệ 14 năm, tôi chưa một lần có lỗi lầm hay khiến nhà chồng phải bận tâm. Thậm chí nói như ông trưởng họ nhà chồng tôi: “Nhà này thật phúc đức mới có được con dâu như vậy. Đây mới đích thực là con trong nhà”. Tuy nhiên, trong thâm tâm, suốt quãng thời gian làm dâu đó, với tôi là quãng thời gian chịu đựng với kiểu sống “mắt nhắm mắt mở” cho qua. Và thực sự tôi không có thiện cảm với phong cách sống của nhà chồng.
Tôi là con gái gốc Hà Nội còn nhà chồng tôi là dân miền Trung lâu đời. Dù vợ chồng tôi có nhà riêng ở Hà Nội và chỉ thỉnh thoảng về thăm quê nhưng vì chồng tôi là con trưởng trong nhà nên hầu như mọi việc lớn bé đều do vợ chồng tôi một tay lo liệu.
Nhà chồng tôi tứ đời làm nghề nông, anh em họ hàng hầu hết chỉ quẩn quanh trong lũy tre làng nghèo khó nên mọi người quen với lối sống tằn tiệm. Mẹ chồng tôi mất sớm nên chỉ có bố chồng gồng gánh nuôi 4 chị em. Vì vừa làm mẹ vừa làm cha trong hoàn cảnh khó khăn nên bố chồng tôi cực kỳ khắc nghiệt trong cách sống hàng ngày.
Hôm đầu tiên về làm dâu, bố chồng tôi chỉ đạo kho một nồi cá biển mặn chát để ăn dần trong cả tuần và dặn tôi hàng sáng phải dậy rang cơm nguội từ hôm trước để ăn chứ không nấu đồ mới. Thú thực, nhiều hôm tôi thậm chí phải giả vờ đau bụng để không phải ăn cơm rang vì với tôi điều này hoàn toàn không quen.
Và mấy hôm ở nhà chồng, tôi đã bị bố chồng đay nghiến là hoang phí chỉ vì lỡ mua thêm ít thịt khi đã có món cá kho. Tôi từng khóc hết nước vì bị bố chồng mắng khi đổ bát thịt thừa cho chó.
Nhưng ấn tượng nhất là hôm tôi trở lại thành phố, quà mà bố chồng tôi gửi tặng thông gia mới là một bao tải khoai toàn những củ nhỏ xíu hay đầu thừa đuôi thẹo mà ông đi mót được ở ngoài đồng từ trước khi diễn ra đám cưới. Ông bảo giờ cân khoai tới cả chục nghìn nên mớ khoai này tuy nhỏ nhưng nếu mua cũng phải tới 7 chục ngàn.
Vì gia cảnh khó khăn nên bố chồng tôi lúc nào cũng rất đề cao chuyện tiền bạc. Trong những lần ra nhà tôi chơi, ông luôn bảo nhà nọ nhà kia vợ giàu nên cả nhà sướng, rồi ông so sánh tôi ăn hoang phá hoại so với những người họ hàng ở thành phố mà ông biết.
Vì cách đối xử khắc nghiệt và khó tính của bố chồng mà tôi không ưa gì ông. Tôi cố hòa nhã với ông chẳng qua để lấy lòng và muốn chồng không phải nghĩ ngợi mà thôi.
Video đang HOT
Tuy vậy cứ mỗi lần phải về quê là tôi lại thấy nản, thậm chí tôi ám ảnh với căn bếp cáu bẩn và những lời cằn nhằn của bố chồng.
Mối quan hệ của tôi với bố chồng có lẽ cứ nhạt nhòa như thế cho đến ngày bố tôi trở bệnh nặng. Nghe tin ông ốm, cả hai vợ chồng tôi đều bỏ hết việc tức tốc về quê thăm nom. Tối ấy, vừa thấy tôi về, ông đã ra hiệu tôi lại gần và làm dấu ý nói chỉ muốn nói chuyện với tôi. Qua những câu nói thì thào lại giọng miền Trung tôi không nắm bắt được gì hơn ngoài mấy câu: “Bố rất tin tưởng con, hãy thay bố gánh vác gia đình nhé. Bố để lại cho con một hòm kỷ vật ở trong tủ, khi nào bố mất thì con hãy mở ra nhé”. Lúc đó, tôi cũng có đôi chút cảm động nhưng nghĩ đơn giản đó là cách người sắp lâm chung hay làm mà thôi, không có gì quá đặc biệt.
Tuy nhiên, đến khi lo hậu sự cho bố chồng xong, có thời gian rảnh rang tôi mới mở tủ để lấy chiếc hòm ra. Khi mở hòm ra tôi thực sự choáng váng khi thấy có rất nhiều bìa tiết kiệm, dù số tiền mỗi bìa sổ tiết kiệm không nhiều, chỉ chục triệu một bìa mà thôi nhưng tôi hiểu để có được số tiền này là bao công tích cóp, tiết kiệm của bố tôi.
Khi lục đến đáy hòm, tôi thấy một chiếc phong bì thư ông viết tên người nhận là tôi và có ghi ngày tháng viết thư từ cách đó nửa năm, khi ông bắt đầu yếu hơn. Mở bức thư ra, đọc từng lời mà tôi bật khóc nức nở như một đứa trẻ:
“Gửi D.
Mấy nay, bố thấy trong người mình khác lắm, có lẽ đã sắp đến lúc bố theo ông bà và mẹ con đi gặp tổ tiên. Vì vậy nên bố viết bức thư này gửi con với mong muốn con sẽ hiểu bố và chồng con hơn.
Qua thời gian con làm dâu, bố hiểu con là cô con dâu tốt. Con được học hành, có hiểu biết nên rất bao dung, độ lượng với hoàn cảnh gia đình chồng. Con cũng thật thiệt thòi khi về làm dâu nhà bố. Có lẽ cũng vì con tốt như vậy nên chồng con mới thật sự nể phục và nghe lời con đến vậy.
Có thể con chưa bao giờ biết rằng chồng con là người cực kỳ nóng tính, hay la đà với bạn bè xấu và nhiều khi làm gia đình phiền lòng. Nhiều năm rồi, bố bất lực trước tính cách coi trời bằng vung của nó và nó từng phá phách không biết bao tiền của của bố. Ơn giời, có con về, nó thuần tính hẳn. Bố nghĩ rằng chỉ khi ở bên con nó mới trở nên hoàn thiện như vậy.
Vì lẽ đó nên bố quyết định giao hết gia tài của bố mẹ cho con, chỉ mình con thôi nhé. Toàn bộ giấy thừa kế nhà đất, và tiền tiết kiệm bố đều để tên mình con, coi như quà riêng bố mẹ gửi tặng con để con tiếp tục gánh vác trụ cột trong ngôi nhà này. Khi nào khó khăn, con hẵng lấy ra dùng nhé…”
Tôi đã đọc không biết bao lần lá thư này, và chưa lần nào tôi không khóc. Vậy mà lâu nay, tôi chưa bao giờ xem bố chồng là người một nhà. Trong thâm tâm nhiều lần tôi còn đổ cho bố là kẻ keo kiệt, bủn xỉn. Hóa ra, ông tiết kiệm là để cho chính tôi và gia đình tôi chứ không phải vì bản thân ông. Hơn lúc nào, giờ tôi cảm thấy ân hận vô cùng trước những suy nghĩ sai lầm trước đây. Tôi chỉ ước, giá như tôi hiểu bố chồng sớm hơn…
…manh@gmail.com
Theo Người Đưa Tin
Ngày đầu làm dâu, tôi phải quỳ lạy cả nhà chồng
Lấy chồng mới được có chục ngày mà tôi cảm thấy sao cuộc đời người con gái đi làm dâu lại khổ sở đến vậy. Tôi biết lỗi là ở tôi nhưng dẫu gì tôi cũng mới có 24 tuổi, không tránh khỏi những phút bốc đồng, non dại. Sao chồng và bố mẹ chồng không thể có cái nhìn độ lượng, bao dung hơn.
Tôi đến với anh, người chông hiện tại của tôi không lâu sau khi chia tay ngươi yêu cu. Mối tình đầu này đối với tôi thật sâu đậm, không chỉ vì có tới 4 năm yêu nhau mà còn bởi chúng tôi yêu nhau. Tôi phải chia tay người yêu đầu này đơn giản chỉ bởi gia đình anh ra nước ngoài định cư, trong khi tôi lại là con một, không dám bỏ mặc bố mẹ ở lại quê nhà. Chia tay khi vẫn còn yêu nên thú thực, những ngày đầu tôi nhớ nhung người yêu lắm.
Và sự trông văng, cô đơn khiên tôi nhanh chóng lao vào mối tình với chông tôi bây giơ. Thơi gian đầu đi chơi và cả đến khi nhận lời yêu anh, thú thực chỉ vì tôi muốn có người thế chỗ cho hình bóng cũ chư chẳng mấy có rung động hay tình cảm gì.
Nhưng yêu anh gần 1 năm thì tôi bắt đầu thực sự có cảm giác yên bình mỗi khi bên anh và thấy yêu anh. Càng bên anh tôi càng ngưỡng mộ anh vì kiến thức uyên thâm, học rộng và lối cư xử thông minh của một người có học thức.
Và mặc dù du học nhiều năm ở nước ngoài nhưng không giống như nhiều người khác ăn chơi, vô tổ chức, anh thật sự vẫn giữ nề nếp truyền thống, không rượu chè, gái gú, không cờ bạc, ăn chơi và rất thích giúp đỡ việc nội trợ. Vi thê nên tôi tin chăc chăn anh se la ngươi chông tốt sau nay.
Tuy nhiên, ở anh có một điêu là rât chu trong bằng cấp, học hành. Anh thương hoi tôi ngày còn học phổ thông, đã từng được giải thưởng quốc gia nào không, có tham dự kỳ thi học sinh giỏi nào không? Anh cũng hay kê về những thành tích trong học hành của anh thuở nhỏ với vẻ đầy mãn nguyện. Nhiều lần anh bảo, suốt nhiều năm tiêu chí chọn bạn của anh luôn phải là những người học hành ngang hàng, những người kém hơn "cảm thấy không thích nói chuyện".
Cũng may khi nhỏ dù học ở tỉnh lẻ nhưng suốt thời cấp 2, cấp 3 tôi đều học ở trường chuyên. Tôi tự hào khoe anh điều này. Nhưng chuyện tôi không thi đỗ đại học và phải học tại chức thì tôi giấu nhẹm anh. Tôi chỉ nói chung chung rằng tôi học đại học thương mại rồi đi làm ngay. Tôi yêu anh nên không muốn vì chuyện bằng cấp mà tình cảm bị ảnh hưởng. Hơn nữa, dù học tại chức nhưng giờ tôi cũng có công việc ổn định ở một công ty có tiếng vì khả năng giải quyết công việc tốt.
Cũng như anh, cả gia đình nhà anh đều rất coi trọng chuyện bằng cấp, có thể nói là rất háo danh. Ngay lân đầu đến nhà anh chơi, mẹ anh đã hỏi tôi tốt nghiệp ở trường nào ra, làm vị trí công việc gì ở công ty. Khi nghe tôi nói tôi từng là học sinh chuyên Toán, bà đã rất yên tâm, bà không bao giờ ngờ rằng một người học chuyên như tôi lại có thể trượt đại học. Vậy nên khi bà hỏi tôi có đỗ thủ khoa đại học không, tôi đã không ngần ngại bảo rằng, tôi chỉ đứng sau thủ khoa và á khoa có 1 điểm. Tôi biêt nói dối là không tốt, nhưng vì muốn gây dựng hình ảnh đẹp trong mắt nhà chồng tôi đã không ngần ngại.
Và rồi chuyện cưới xin cũng đến trong niềm mong đợi của tôi. Để che giấu trình độ học vấn của mình, tôi buộc phải gạt bỏ hết danh sách bạn bè thuở đại học. Chỉ có người nhà và người cùng cơ quan có mặt trong lễ cưới của tôi và như vậy tôi tin rằng tiểu sử học hành của mình sẽ được giữ kín.
Vậy nhưng, đâu ngờ, ngay trong buổi tiệc cưới, khi bố mẹ chồng tôi đang tự hào giới thiệu với bạn bè tham gia lễ cưới về thành tích có cô con dâu học lớp chuyên từ bé và suýt đoạt thủ khoa đại học thì người bác họ phía nhà tôi đứng gần đó chẳng hiểu sao vui miệng lại tồng tộc "giải thích" thêm rằng: Cháu nó từ bé bố mẹ cho học trường chuyên thật mà số không may, hai năm thi đại học đều trượt. Khỏi phải nói, bố mẹ chồng tôi và cả chồng tôi nữa lúc đó đã rất bàng hoàng. Mọi người nhìn tôi với ánh mắt ngờ vực và cảm giác không khí vui vẻ của mọi người trùng hẳn xuống.
Và khi tiệc vừa tàn, cả gia đình nhà chồng đã ngồi ngay ngắn vào bàn và mổ xẻ câu chuyện về bằng cấp của tôi. Chồng tôi thì bảo tôi là hèn nhát, dối trá. Còn mẹ chồng thì kết luận: Đúng là đồ ít học lại còn làm sang khiến tôi bât khoc nức nở. Bố chồng thì bảo chuyện này còn lừa dối được thì không biết sau này còn dối trá thế nào.
Biết lỗi của mình, nên tối đó, tôi đã phai quy xuông xin lôi ca nha chông. Tôi nói như van xin mọi người tha lỗi trong dòng nước mắt tủi nhục nhưng dường như không ai vì thế mà cảm động, rủ lòng thương tôi.
Thậm chí, đêm đó, vì giận vợ chồng tôi còn đi ngủ trước và buổi động phòng phải lùi sau đó đến vài ngày và cũng là trong một cơn chồng say rượu.
Và suốt những ngày sau đo, cho đến nay, tôi phải sông trong sư ghe lanh cua cả nhà chồng. Dù không một ai nhắc lại chuyện này thêm lần nào nữa nhưng cả nhà chồng thực sự coi tôi là người vô hình. Chồng cúi mặt khi ngồi cạnh tôi còn bố mẹ chồng không bao giờ gọi tôi hay nhờ vả gì đó lấy một lời.
Tôi yêu chồng và không muốn mất anh. Nhưng cứ đà này, chắc tôi chẳng bao giờ được coi là một người vợ của anh, một người con dâu trong gia đình. Tôi phai lam gi đê nhân đươc sư tha thư cua chông va sự chấp nhận của bố mẹ chồng đây?
Theo Người Đưa Tin
Bị nhà chồng ghẻ lạnh vì nói dối đỗ đại học Tiệc cưới vừa tàn, cả gia đình nhà chồng đã ngồi ngay ngắn vào bàn và mổ xẻ câu chuyện về bằng cấp của tôi. Chồng mắng tôi là hèn nhát, dối trá. Còn mẹ chồng thì kết luận: Đúng là đồ ít học. Lây chông mới được có chục ngày mà tôi cảm thấy sao cuộc đời người con gái đi làm...