Nước lũ ở đập Tam Hiệp vượt cảnh báo 12m, ông Tập triệu tập họp khẩn
Ngày 17/7, Trung Quốc đã triệu tập cuộc họp khẩn về công tác phòng chống lũ lụt và cứu trợ thiên tai dưới sự chủ trì của ông Tập Cận Bình.
Do ảnh hưởng bởi đợt mưa lớn mới, lưu lượng nước sông Dương Tử đổ về đập Tam Hiệp đã tăng lên đáng kể. Dự báo đợt lũ thứ 2 trên sông Dương Tử sẽ khiến lượng nước chảy vào hồ chứa đập Tam Hiệp đạt 55.000 m3/giây vào 20 giờ ngày 17/7.
Ngày 17/7, mực nước trong hồ chứa đập Tam Hiệp tăng đến mức 157,11 mét, vượt quá cảnh báo lũ hơn 12m. Đây cũng là mực nước cao nhất được ghi nhận tại hồ chứa của con đập kể từ đầu mùa lũ năm nay.
Đập Tam Hiệp đối mặt thách thức lớn trong đợt lũ thứ 2 (ảnh: Xinhua)
Tối 17/7 theo giờ địa phương, hồ chứa của đập Tam Hiệp đã trữ khoảng 7 tỷ mét khối nước, chỉ còn trống 15 tỷ mét khối dung tích.
Theo Ủy ban Tài nguyên nước sông Dương Tử, từ ngày 17-19/7, lưu vực con sông sẽ đón những trận mưa rất lớn, nước đổ về đập Tam Hiệp sẽ ngày càng nhiều, gây áp lực lớn cho việc kiểm soát lũ.
Cùng ngày 17/7, Trung Quốc đã triệu tập cuộc họp khẩn về công tác phòng chống lũ lụt và cứu trợ thiên tai dưới sự chủ trì của ông Tập Cận Bình.
Ông Tập chỉ ra rằng, kể từ đầu tháng 6, các cơ quan Trung Quốc đã hành động tương đối tốt nhằm ứng phó với lũ lụt và đạt được kết quả khả quan bước đầu.
Ông Tập nhấn mạnh, phòng chống và cứu trợ lũ lụt có ảnh hưởng quan trọng đến tính mạng, tài sản người dân cũng như an ninh quốc gia.
Theo Chủ tịch Trung Quốc, việc kiểm soát lũ đang bước vào giai đoạn quan trọng nhất. Mưa lớn ở khu vực sông Dương Tử là nghiêm trọng. Ông Tập yêu cầu các cơ quan có liên quan tăng cường phối hợp với người dân nhằm phòng chống lũ lụt một cách có hiệu quả nhất.
Ông Tập nói thêm rằng, chính quyền địa phương cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong phòng chống lũ lụt và cứu trợ thiên tai. Đặt an toàn về tính mạng, sức khỏe của người dân lên hàng đầu.
Robot cứu hộ được sử dụng trong mùa lũ (ảnh: China Daily)
Video đang HOT
“Phải cải thiện khả năng dự báo mưa lũ và các thảm họa thứ cấp. Phải tăng cường bảo vệ các con đê cùng cơ sở hạ tầng quan trọng và vận hành những dự án bảo tồn nước một cách hợp lý. Cần phối hợp phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh và công tác cứu hộ, cứu trợ thiên tai”, ông Tập nhấn mạnh.
Trong bối cảnh mưa lũ diễn biến phức tạp ở Trung Quốc, 2 địa phương chịu ảnh hưởng nặng, được quan tâm nhiều nhất là Giang Tây và Hồ Bắc.
Tại Giang Tây, ngày 17/7, một đoạn đê bị vỡ trên hồ Bà Dương đã được vá xong. Những trận mưa lớn liên tục khiến diện tích mặt hồ mở rộng thêm 25%. Nhiều ngôi làng, đồng ruộng bị nhấn chìm khi xảy ra sự cố vỡ đê.
Cùng ngày 17/7, Vũ Hán đưa ra báo động đỏ về tình hình mưa lũ. Tính đến 8 giờ sáng 17/7, mực nước sông Dương Tử đoạn chảy ra Vũ Hán đạt 28,32 mét. Từ ngày 18- 20/7, dự báo sẽ có những trận mưa cực lớn xảy ra ở Vũ Hán..
“Điều này cho thấy việc kiểm soát lũ ở Vũ Hán là rất khó khăn. Rủi ro gia tăng và đối phó với lũ lụt sẽ là một cuộc chiến dài”, Cheng Jianjun – quan chức thủy lợi ở Vũ Hán nhận định.
Theo báo cáo, 91% con đê ở Vũ Hán được đắp bằng đất. Nếu bị ngâm nước kéo dài, đê bằng đất sẽ trở nên mềm nhũn và dễ vỡ.
Đây là cách đập Tam Hiệp kiểm soát lũ lụt, nhưng hiệu quả vẫn gây tranh cãi
Kiểm soát lũ là chức năng chính của đập Tam Hiệp - công trình thủy điện lớn nhất hành tinh nhưng hiệu quả của nó đến đâu đến nay vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.
Cách đập Tam Hiệp ngăn chặn lũ lụt
Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc là công trình thủy điện lớn nhất hành tinh.
Theo Travel China Guide, sức chứa lũ của hồ chứa Tam Hiệp được công bố chính thức là 22,15 tỷ m3 nước.
Hàng năm trước khi mùa lũ đến, nước trong hồ chứa Tam Hiệp được xả xuống ở mức thấp nhất cho phép, để hồ chứa có nhiều không gian nhất để chứa nước lũ khi cần thiết.
Nếu một trận lũ theo mùa ập đến, nó có thể bị đập Tam Hiệp chặn lại và lưu trữ hoàn toàn. Trong trường hợp lũ lớn, các biện pháp ngăn lũ và lưu trữ lũ sẽ được thực hiện để giảm lũ. Chẳng hạn, trận lũ đầu tiên vào năm 2016 chảy vào hồ chứa Tam Hiệp với tốc độ 50.000 m3/giây, nhưng sau đó được xả ra ở mức 31.100 m3/giây.
Năm 2018, trận lũ đầu tiên chảy vào hồ chứa với tốc độ 53.000 m3/giây và sau đó được xả ra ở mức 40.000 m3/giây. Sau lũ, nước được lưu trữ trong hồ chứa sẽ được xả đều ra từng chút một.
Bên cạnh đó, khi một trận lũ xảy ra ở hạ lưu, đập Tam Hiệp sẽ chặn một phần nước ở thượng nguồn để giảm lượng nước chảy xuống hạ lưu, ngăn lũ lớn hơn.
Theo các quy định điều phối hiện hành, mực nước của hồ chứa Tam Hiệp phải giảm xuống 155m vào ngày 25/5 mỗi năm và xuống còn 145m vào ngày 10/6, mức thấp nhất cho phép để chuẩn bị chứa nước trong mùa mưa lũ.
Để tránh lũ ở khu vực hạ lưu vì xả nước, mực nước xả xuống không thể vượt quá 0,6m mỗi ngày. Trong suốt mùa mưa, hồ chứa Tam Hiệp luôn được chuẩn bị để ngăn chặn lũ lụt. Khi tình hình mưa lũ ở hạ lưu được cải thiện, dòng chảy ra khỏi hồ chứa sẽ được tăng lên, để dành chỗ chứa nước cho trận lũ tiếp theo.
Đập Tam Hiệp ngăn lũ sông Dương Tử hiệu quả đến đâu?
1. Khả năng lưu trữ lũ của đập Tam Hiệp được cho là khá hạn chế. Cộng tất cả các hồ chứa trong lưu vực sông Dương Tử bao gồm hồ chứa Tam Hiệp thì tổng công suất kiểm soát lũ vẫn chưa đến 20% dòng chảy hàng năm của sông Dương Tử.
Dòng chảy của sông Dương Tử đạt gần một nghìn tỷ m3/năm, trong đó 70-80% tập trung vào mùa mưa, trong khi khả năng kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp chỉ là 22,15 tỷ m3. Nếu chỉ đơn giản là trữ nước vào mùa mưa để sử dụng sau, hồ chứa sẽ nhanh chóng đầy hoàn toàn. Trong trường hợp lũ lụt xảy ra sau đó, đập Tam Hiệp sẽ mất tác dụng kiểm soát lũ và thậm chí đe dọa xảy ra tình trạng tràn đập, vỡ đập.
2. Có một số nhánh sông lớn ở thượng nguồn của đập Tam Hiệp. Rất khó để điều hướng dòng chảy của những nhánh sông này vào sông Dương Tử khi tất cả các nhánh sông ở thượng nguồn đạt đỉnh lũ cùng lúc. Sẽ còn khó khăn hơn nữa khi cùng lúc đó, lũ lớn cũng xuất hiện ở khu vực hạ lưu.
3. Nhiều hồ chứa khác nhau đã được xây dựng ở thượng nguồn của đập Tam Hiệp. Rất khó để điều phối tất cả các hồ chứa lớn, nhỏ trên cùng nhau kiểm soát lũ sông Dương Tử. Không ít các nhà khai thác hồ chứa xem khả năng kiểm soát lũ và kế hoạch xả lũ là bí mật kinh doanh và không tiết lộ ra ngoài. Điều này cũng ảnh hưởng đến dòng chảy vào đập Tam Hiệp.
4. Xói mòn đất trong lưu vực sông Dương Tử chưa được kiểm soát hoàn toàn, đòi hỏi khả năng kiểm soát lũ cao hơn qua từng năm.
Thực hư đập Tam Hiệp liên quan đến động đất Tứ Xuyên khiến 87.000 người thiệt mạng Khi đập Tam Hiệp xây xong, người Trung Quốc kỳ vọng nó sẽ mang lại những giá trị to lớn nhưng mong đợi đó của họ dường như chưa được đáp ứng khi con đập lớn nhất hành tinh tiếp tục vướng vào nhiều tranh cãi, chẳng hạn như nghi vấn nó liên quan đến trận động đất Tứ Xuyên năm 2008, khiến...