Nước lũ kéo sập cầu Bình Định, quốc lộ 1 bị chia cắt
Lúc 5h sáng 16/11, cầu Bình Định (trên quốc lộ 1A, đoạn qua P.Bình Định, thị xã An Nhơn, Bình Bịnh) bị sập đoạn dài 20m. Hai người đang đi trên cầu bị rớt xuống suối, Quốc lộ 1A bị chia cắt hoàn toàn.
Bình Định: Cầu bị sập, Quốc lộ 1A bị chia cắt
Đến sáng nay, 16/11, nước lũ từ thượng nguồn vẫn đổ về đã nhấn chìm nhiều huyện trong tỉnh Bình Định. Vào lúc 5 giờ sáng, một cây cầu trên quốc lộ 1a đoạn qua P.Bình Định, thị xã An Nhơn (Bình Định) bị sập đoạn dài 20m. Khi cầu sập, có 2 người đang đi bên trên nên bị rớt xuống suối sâu. Tuy nhiên, 2 nạn nhân bám được vào cành cây và bơi vào bờ an toàn.
Theo Ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Bình Định, đến nay đã có 10 người dân trong tỉnh bị chết và mất tích do lũ lụt.
Nước ngập khắp TP.Quy Nhơn, Bình Định. Ảnh: Tuổi Trẻ
Người dân lên đường ray xe lửa để tránh lũ. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Quảng Nam: Nước ngập sâu, sản phụ không thể nhập viện
Hồ thủy lợi Phú Ninh đã xả lũ từ chiều qua đổ về sông Bàn Thạch (TP.Tam Kỳ) nối với sông Trường Giang, đã gây ngập cục cục bộ xã Tam Xuân 1 (huyện Núi Thành) và xã Tam Phú, P.An Phú, Phước Hòa, Hòa Hương của TP.Tam Kỳ.
Đứng trên cầu Nam Quảng Nam, nhìn ra xa chỉ thấy toàn nước lũ đục ngầu bao vay tứ phía. Hàng trăm hộ dân thôn Phú Tân của xã Tam Xuân 1 sống dọc triền sông Bàn Thạch bị nước lũ từ hồ thủy lợi Phú Ninh đổ về trở tay không kịp. Có nhiều nhà nước vào ngập gần tới nóc.
Người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề biển và chài lưới nên nhiều hộ có nhà thấp bị ngập đã di chuyển người già, trẻ em lên ghe thuyền ở tạm. Người dân Phú Tân dùng ghe máy nhỏ, ghe chèo để đi trên đường.
Đối diện với làng Phú Tân bị nước lũ bao vây, cô lập hoàn toàn là xóm làng hến Tân Phú của xã Tam Phú (TP.Tam Kỳ, dọc sông Bàn Thạch) cũng bị nước lũ tấn công. Những ngôi nhà sát sông Bàn Thạch đã ngập sâu.
Con đường bê tông vào làng nghề tàu sửa tàu thuyền xóm thuyền (Tam Phú), dọc sông Bàn Thạch đã ngập sâu hơn 1m.
Video đang HOT
Trong khi nước lũ từ hồ thủy lợi Phú Ninh đổ về chảy rất mạnh ngay ngã 3 sông nguồn, nhưng người dân xóm thuyền vẫn chèo ghe ra dòng sông chảy xiết để đánh lưới, thả lồng.
Đến 8h sáng nay, nước lũ cũng gây ngập tuyến đường nội thị Phan Châu Trinh ở TP.Tam Kỳ ngay đoạn ngã tư Phan Châu Trinh – Trần Cao Vân.
Theo ghi nhận, tại các huyện Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc và TP.Hội An có nhiều địa bàn bị ngập cục bộ, chia cắt hoàn toàn. Nước từ các Thủy điện Đắk Mi 4 và Thủy điện A Vương đổ về làm người dân trở tay không kịp, trong đêm hôm qua đến sáng nay thị trấn Ái Nghĩa của huyện Đại Lộc bị ngập.
Tại huyện Duy Xuyên, chị Hồ Thị Thúy Hồng (ngụ thôn Lệ Bắc, xã Duy Châu) chuyển dạ vào lúc 18h tối qua (15/11) giữa lúc lũ đang lên, nước bao vây trạm y tế xã nên đến sáng nay chị mới được chuyển xuống bệnh viện huyện. Tuy nhiên, người nhà sản phụ cho biết, đến 9h sáng nay cano đưa chị đi vẫn còn kẹt ở cầu Chiêm Sơn (xã Duy Trinh) vì nước chảy quá siết. “Chúng tôi chờ cano cấp cứu của bệnh viện huyện đưa lên. Sốt ruột quá nhưng không biết làm sao”, anh Hồ Văn Chinh, anh ruột chị Hồng, cho biết.
Lũ đã cô lập nhiều xóm làng ở tỉnh Quảng Nam.
Nội thị TP.Tam Kỳ cũng bị chia cắt.
Nước lũ làm ngập nhà, đường nên người dân dùng ghe để đi lại.
Quảng Ngãi: Lên nóc nhà tránh lụt
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, đêm qua lũ trên các sông từ Thừa Thiên – Huế đến Ninh Thuận và Kon Tum và Gia Lai đã đạt đỉnh và đều ở trên mức BĐ3 0,2 – 3,65m. Cụ thể sông Bồ tại Phú Ốc 4,52m, trên BĐ3 0,02m; sông Hương tại Kim Long 3,25m, dưới BĐ3 0,25m; sông Vu Gia tại Ái Nghĩa 10,00m, trên BĐ3 1,00m; sông Trà Khúc tại trạm Trà Khúc 8,76m, trên BĐ3 2,26m, cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 1999 là 0,40m; sông Vệ tại trạm Sông Vệ 6,03m, trên BĐ3 1,53m, cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 1999 là 0,04m.
Hiện mực nước tại nhiều sông, suối ở miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã bắt đầu rút chậm. Nhiều hộ dân di dời đã bắt đầu trở về. Trong khi đó tại đồng bằng, đặc biệt là các địa phương dọc sông Trà Khúc như TP.Quảng Ngãi, huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức… nước lại bắt đầu dâng lên ngày một cao. Nhiều gia đình đã phải đưa trâu, bò lên phố để tránh lũ.
Nước lũ đến sáng nay, 16/11, vẫn còn bao vây, người dân thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh phải leo lên nóc nhà tránh lụt.
Nước ngập quốc lộ 1A.
Tại huyện Tư Nghĩa, Sơn Tịnh nhiều tuyến đường bị chia cắt, người dân không thể đi lại.
Lực lượng cảnh sát giao thông lập chốt để không cho mọi người qua những đoạn đường nguy hiểm.
Đưa trâu bò, heo lên đường để tránh lũ.
Theo Tri thức
Hàng loạt tỉnh miền Trung mất điện do mưa lũ
Ngày 17/11, Tổng Công ty điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh và áp thấp nhiệt đới gây mưa to và lũ nên nhiều địa phương trên khu vực đã bị mất điện.
Trong đó, đến chiều tối ngày 16/11, tình hình sa thải phụ tải do nước lũ dâng cao tại khu vực miền Trung với tổng công suất cắt toàn khu vực là 55,7MW/1.700MW (3,2%); trong đó TT-Huế 1MW (0,6%), Đà Nẵng 10MW (3,8%), Quảng Nam 5MW (2,9%), Quảng Ngãi 18,5MW (16,8%), Bình Định 21MW (10,5%), Gia Lai 0,2MW (0,2%).
Ngày 17/11, EVNCPC nhanh chóng khôi phục cấp điện sau khi nước lũ rút. Tính đến 7h sáng 17/11, các đơn vị đã khôi phục được khoảng 104MW tương đương 67% phụ tải đã được chủ động sa thải trước đó do nước lũ dâng cao từ tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên; trong khi đó, lưới điện 110kV và lưới điện trung hạ thế của các đơn vị còn lại thuộc EVNCPC tiếp tục vận hành bình thường.
Công nhân khắc phục lưới điện sau bão lũ để phục vụ người dân
Những khu vực chưa thể khôi phục cung cấp điện chủ yếu do nước lũ rút chậm, vẫn còn duy trì ở mức cao không đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị, ở các huyện miền núi lưới điện bị hư hỏng do nước lũ chảy siết gây xói lở nhiều vị trí cột, giao thông đi lại chia cắt nên chưa thể tiếp cận hiện trường.
Công ty Điện lực TT-Huế đã khôi phục toàn bộ 9 đường dây trung thế được cô lập trước đó, hiện chỉ còn cô lập 6 trạm biến áp phụ tải cấp điện cho một phần huyện Phú Lộc và huyện Quảng Điền do nước còn ngập sâu.
Công ty TNHH MTV điện lực Đà Nẵng đã khôi phục cấp điện trở lại cho khu vực phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu) và 2 phường thuộc quận Thanh Khê. Hiện nay, khu vực huyện Hòa Vang (gồm 11 xã) vẫn còn ngập sâu nên phần lớn lưới điện ở đây vẫn tiếp tục được cô lập gồm 14 trạm biến áp thuộc đường dây 474 Cầu Đỏ, 20 trạm biến áp thuộc nhánh rẽ 472 Hòa Tiến.
Tại tỉnh Quảng Nam, Công ty Điện lực Quảng Nam đã cấp điện trở lại cho 2 xã thuộc huyện Đại Lộc và 1 phường tại TP Hội An. Hiện nay vẫn chưa thể cấp điện được cho phụ tải huyện Nông Sơn, 1 phần xã Đại Nghĩa thuộc huyện Đại Lộc, 3 xã thuộc huyện Quế Sơn, 2 xã thuộc huyện Phước Sơn, 1 phường thuộc thành phố Hội An do nước vẫn ở mức cao.
Đối với tỉnh Quảng Ngãi, Công ty Điện lực Quảng Ngãi đã khôi phục cấp điện trở lại cho các khu vực ven TP Quảng Ngãi, các huyện Trà Bồng, Tây Trà, Tư Nghĩa, Mộ Đức. Các huyện Ba Tơ, Minh Long và 1 phần huyện Sơn Tịnh, Nghĩa Hành vẫn chưa khôi phục được do địa hình đồi núi bị sạt lở nhiều, giao thông chia cắt, nước còn ở mức cao.
Công ty Điện lực Quảng Ngãi đã huy động toàn bộ phương tiện, nhân lực tiếp cận hiện trường, khẩn trương kiểm tra lưới điện tại những khu vực nước rút để sớm khôi phục cấp điện cho nhân dân.
Công ty Điện lực Bịnh Định đã khôi phục thêm được 3 đường dây trung thế của trạm biến áp 110kV An Nhơn cấp điện trở lại cho khu vực huyện An Nhơn và 1 phần Thị xã An Nhơn. Hiện nay, 3 phường và KCN Gò Đá Trắng thuộc thị xã An Nhơn, 6 xã thuộc huyện Tuy Phước, 6 xã thuộc huyện Phù Cát, 1 phần phường Nhơn Phú và Nhơn Bình thuộc thành phố Quy Nhơn, 02 xã thuộc huyện Vĩnh Thạnh vẫn còn mất điện do nước lũ dâng cao.
Tại tỉnh Gia Lai, hiện Công ty Điện lực Gia Lai vẫn tiếp tục cô lập 2 trạm biến áp phụ tải tại xã Phú An thị xã An Khê do nước lũ dâng cao.
Dự báo hôm nay mưa lớn ở miền Trung sẽ tiếp tục giảm, vùng mưa vừa chỉ còn tập trung ở Quảng Trị đến Quảng Ngãi do đó lũ trên các sông từ TT-Huế đến khu vực phía bắc Khánh Hòa sẽ tiếp tục giảm, hầu hết chỉ còn ở mức báo động 1, báo động 2, riêng tại hạ lưu sông Thu Bồn, sông Vệ, sông Côn vẫn còn trên mức báo động 2 và sau vài ngày nữa nước trên các sông này sẽ xuống, tình trạng ngập úng sẽ được cải thiện để có thể nhanh chóng triển khai công tác khắc phục hậu quả sau lũ, lụt.
Công Bính
Theo Dantri
Lũ lớn, 3 học sinh gặp nạn, xe cứu thương mắc kẹt Sáng nay 16/11, giao thông trên quốc lộ 19 vẫn tê liệt do lũ. Trong số hàng trăm phương tiện ùn ứ có một chiếc xe cứu thương chở 2 bệnh nhân, trong đó có một cụ già 80 tuổi phải thở oxy mà bình oxy trên xe đã sắp cạn. Tại Bình Định sáng nay, mưa đã giảm, lũ cũng giảm cường...