Nước lũ cuồn cuộn chảy, người dân vẫn liều mình ra vớt gỗ
Nước trên sông Mã đoạn qua các huyện Quan Hóa và Bá Thước đang lên cao, cuồn cuộn chảy. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người dân liều mình với “thần chết”, bơi xuồng ra giữa dòng để vớt gỗ, củi. Đáng nói nhất là đoạn qua làng Chăm, xã Xuân Phú (Quan Hóa) và làng Cha, xã Thiết Kế (Bá Thước) với hàng chục người dân vô tư vớt gỗ giữa lũ dữ.
Người dân liều mình vớt củi, gỗ khi nước lũ đang dâng cao..
Gỗ sau khi vớt, được tập kết ngay tại mép sông.
Nhiều cây gỗ to được người dân vớt ở giữa dòng lũ.
Gỗ sau khi vớt được cắt ngắn.
Video đang HOT
Vận chuyển gỗ bằng xe ô tô.
Đây là hành động hết sức nguy hiểm, bởi tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào do sạt lở bờ sông hoặc nước lũ cuốn trôi.
Lê Đồng
Theo BaoThanhhoa
Sơn La: Vào HTX trồng nhãn, không phải lo đầu ra lại bán giá cao
Với tổng diện tích trồng nhãn 6.730ha, chiếm gần 1 nửa toàn tỉnh, Sông Mã đang là "thủ phủ" nhãn của Sơn La. Những năm gần đây, nhờ tích cực sản xuất nhãn theo quy trình VietGAP, tham gia HTX, liên kết với doanh nghiệp mà sản phẩm nhãn Sông Mã được khắp nơi biết tới. Hiện, giá nhãn đầu vụ ở Sông Mã đang ở mức cao, đạt 40.000-50.000 đồng/kg.
Nhận thấy nhiều hộ gia đình trồng nhãn ở địa phương do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên thường gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra, thu nhập bấp bênh nên ông Trần Văn Lộc, bản Tân Lập (xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) đã mạnh dạn tập hợp các hộ nông dân thành lập Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Hưng Lộc, nhằm sản xuất nhãn theo chuỗi, liên kết với các doanh nghiệp, đảm bảo đầu ra ổn định.
Ông Trần Văn Lộc, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Hưng Lộc.
Dẫn chúng tôi đi thăm khu vườn nhãn xanh mướt, quả sai trĩu cành, ông Trần Văn Lộc, Giám đốc HTX cho biết: Thành lập năm 2017, đến nay HTX đã có 23 thành viên, chủ yếu là các hộ trồng nhãn, xoài trên địa bàn xã Chiềng Khương. Quá trình hoạt động, HTX luôn chú trọng áp dụng quy trình sản xuất quả an toàn và năm 2018, HTX đã được cấp Giấy chứng nhận VietGAP cho toàn bộ 41 ha nhãn, năng suất đạt trên 600 tấn.
Theo ông Lộc, ngay từ khi thành lập, HTX đã đề ra quy chế hoạt động, tổ chức kế hoạch sản xuất cụ thể đến từng thành viên; phối hợp với cách ngành chuyên môn của tỉnh, huyện tập huấn và phổ biến kỹ thuật thâm canh, chăm sóc, sử dụng thuốc BVTV, kỹ thuật thu hoạch đóng gói cho các thành viên theo đúng quy trình hướng dẫn, đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP. Toàn bộ quá trình chăm sóc cây đều được các thành viên ghi chép đầy đủ trong sổ nhật ký.
Nhờ được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, vườn nhãn của các thành viên HTX Hưng Lộc luôn đạt năng xuất chất lượng cao.
Việc tuân thủ áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất đã giúp cho chất lượng quả ngày càng tăng lên. Trung bình 1kg nhãn hiện đạt từ 70 - 75 quả, các thành viên HTX đang cố gắng đạt trọng lượng bình quân 45 - 50 quả/kg nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Năm 2018, sản phẩm nhãn của HTX đã được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Vụ nhãn năm nay, đã có nhiều đối tác đặt hàng xuất khẩu nhãn sang thị trường Mỹ, Úc...
Các thành viên HTX Hưng Lộc đang thu mua nhãn để xuất khẩu.
Ông Nguyễn Văn Chi, thành viên của HTX vui vẻ cho biết: Từ ngày gia đình vào HTX, chúng tôi được HTX hỗ trợ từ khâu sản xuất, chăm sóc đến thu mua tiêu thụ sản phẩm, tới mùa thu hoạch nhãn bán không lo bị ép giá. Hơn 2 ha nhãn của gia đình năm nào cũng cho thu từ 200 - 300 triệu đồng.
Hiện giá nhãn đầu vụ dao động từ 40.000 - 50.000 đồng/kg.
Còn ông Trần Văn Phát cũng chia sẻ, với 4 ha nhãn ghép, trung bình mỗi năm gia đình ông thu hoạch khoảng 40 tấn nhãn tươi, thu nhập 400 - 500 triệu đồng/năm. Để có kết quả này, ông luôn tuân thủ quy trình sản xuất của HTX từ việc cắt ghép, chăm sóc đến thu hái tiêu thụ sản phẩm.
Từ năm 2017 đến nay sản phẩm nhãn của đình ông chủ yếu phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch, đầu ra luôn ổn định.
Chất lượng nhãn của HTX Hưng Lộc luôn được người tiêu dùng ưa chuộng.
Bà Lê Thị Yến, Chủ tịch UBND huyện Sông Mã, cho biết: Sông Mã là một trong những huyện trọng điểm phát triển trồng nhãn của tỉnh Sơn La, với tổng diện tích khoảng 6.730 ha, sản lượng ước đạt khoảng 30.000 tấn.
So với năm 2018, năm nay diện tích nhãn đã tăng lên khoảng 250 ha, tuy nhiên sản lượng dự kiến sẽ giảm hơn so với năm ngoái khoảng 10.000 tấn do điều kiện thời tiết không thuận lợi vì nắng hạn kéo dài. Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhãn, hiện nay các nhà vườn, HTX trên địa bàn đang tập trung cao cho việc chăm sóc quả và thu hoạch.
Theo Danviet
Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với thiên tai khốc liệt Hiện nay, tại khu vực Nam Bộ xảy ra 14/21 loại hình thiên tai, đã và đang gây thiệt hại rất lớn cho các địa phương, nguyên nhân là do sạt lở bờ sông, bờ biển, lũ đầu nguồn sông Cửu Long. Sạt lở khiến 5 căn nhà ở xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đổ sập xuống sông...