Nước lũ cô lập, dân miền Trung khốn đốn
Tại Quảng Nam, lực lượng cứu hộ đã giải cứu thành công một xe tải cùng 7 công nhân bị nước lũ cô lập. Trong khi đó, tại Bình Định, nước lũ dâng cao hàng ngan nhà dân bị cô lập, thiệt hại do bão lũ gây ra tại đây khiến 13 người bị chết và mất tích.
Bình Định: 13 người chết và mất tích do lũ, hàng ngàn nhà dân bị ngập
Tính đến sáng ngày 16/11 nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn còn bị cô lập do lũ, nhiều tuyến đường bị chia cắt, giao thông ùn ứ. Hàng ngàn căn nhà bị ngập sâu trong nước, tài sản hoa màu, gia súc bị cuốn trôi. Mực nước các sông còn dâng cao.
Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 13 người chết và mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn, di dời tài sản vẫn đang được cơ quan chức năng triển khai tích cực.
Nước lũ đã rút nhưng xuống rất chậm, nước trắng xóa cả một khu vực
Đến 11h sáng ngày 16/11 giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A (đoạn qua cầu Tân An, thị xã An Nhơn, Bình Định) bị ùn tắc kéo dài. Nguyên nhân là do rạng sáng cùng ngày cầu Tân An bị sập hơn 20m. Hai người đang đi trên cầu bị rớt xuống suối nhưng may mắn bám vào khúc gỗ khô bơi vào bờ nên thoát nạn, giao thông tại đây bị tê liệt hoàn toàn, ùn tắc kéo dài gần 10km, hàng ngàn phương tiện xe tải, xe khách xếp hàng dài trên Quốc lộ theo hai hướng.
Biển báo hiệu giao thông cũng bị ngập lụt
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thiện có mặt tại hiện trường chỉ đạo điều hàng chục canô của các lực lượng biên phòng, quân đội, công an cùng lực lượng đứng chân tại địa bàn ứng cứu, khẩn cấp tiếp cận các vùng bị ngập lụt, trước mắt là tại Tuy Phước và An Nhơn, để cứu, di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, tiếp tế lương thực, nước uống cho người dân. Bí thư Tỉnh ủy cũng chỉ đạo huy động trực thăng ứng cứu khẩn cấp người dân các vùng bị lũ lụt.
Trong buổi sáng nay, hơn 100 Cán bộ chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Duyên hải Nam Trung bộ điều 4 ca nô tức tốc đến khu vực các thôn ở xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước) nơi có hàng trăm hộ dân đang bị nước lũ cô lập, chia cắt. Nhiều nhà dân bị nước lũ ngập tới nóc, nhiều người phải trèo lên nóc nhà, cây cổ thụ chờ lực lượng cứu hộ đến ứng cứu.
Trên Quốc lộ 1A (phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn) cây cầy tạm An Ngãi đã bị nước cuốn trôi, trong khi đó cây cầu chính đang thi công nên giao thông qua đây bị ùn tắc nghiêm trọng.
Hiện trên địa bàn huyện Tây Sơn, Tuy Phước, thị xã An Nhơn, TP Quy Nhơn có hơn 30.000 người dân ở các vùng bị nước lũ ngập nặng, bị cô lập đã được lực lượng chức năng đưa đến các điểm tập trung an toàn. Nhiều hộ dân tại đây cũng bị chìm trong biển nước.
Nước bao vây tứ bề
Video đang HOT
Tại các thôn Mỹ Thành, Đại Định (thuộc xã Ân Mỹ), thôn Kim Sơn (xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân) nước vẫn còn ngập sâu. Nhiều tài sản, gia súc, gia cầm của người dân bị nước cuốn trôi. Mực nước trên sông Lại Giang và sông Kim Sơn vẫn đang dâng cao. Nhiều vùng trên các huyện Hoài Nhơn, An Lão, Vân Canh, Tây Sơn vẫn còn bị ngập sâu trong nước.
Đến chiều 15/11, các huyện Hoài Ân, Vân Canh, Phù Mỹ… có 2.000 ngôi nhà bị ngập hoặc bị sập hoàn toàn. Nhiều tuyến đường bị sạt lở và ngập nước, gây ách tắc giao thông.
Số liệu mới nhất tại thời điểm này là toàn tỉnh có 13 người chết và mất tích, trong đó thị xã An Nhơn có 4 người chết và 3 người bị mất tích; Tây Sơn có 3 người chết; Hoài Ân có 1 người chết; Quy Nhơn có 1 người mất tích, Vân Canh có 1 người mất tích.
Để chia sẻ và hỗ trợ người dân Bình Định bị thiệt hại do mưa lũ gây ra, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) hỗ trợ 2 tấn mì tôm, hỗ trợ mỗi gia đình có người chết do lũ 5 triệu đồng.
Quảng Nam: Cứu thành công 17 lái xe, công nhân bị lũ bao vây
Ngày 16/11, Thượng tá Hà Lương, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ hủy quân sự huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho biết, vào lúc 22 giờ đêm 15/11 nhận được thông tin có một xe tải cùng 7 công nhân bị lũ cô lập tại công trường cầu Kỳ Lam thuộc khu vực xã Điện Quang, ngay lập tức Ban Chỉ huy quân sự huyện Điện Bàn đã chỉ đạo lực lượng tìm kiếm cứu nạn xã Điện Quang và thôn Kỳ Lam ứng cứu.
Ngay sau đó, nhận được điện ông Trần Quang Khải, Xã đội trưởng Xã đội Điện Quang điều ngay 1 tổ dân quân cơ động cùng một ca nô do thôn đội Nguyễn Duy Quý điều khiển. Vào thời điểm trên, mưa lớn, lũ từ thượng nguồn đổ về rất nhanh, khi ca nô tới nơi thì nước đã dâng ngập đoàn xe 6 chiếc tới trên 2 mét.
Khi tiếp cận được hiện trường, anh Quý đã cho ca nô tấp ngay cạnh đoàn xe. Trưởng thôn Nguyễn Đình Tuấn và dân quân Nguyễn Đức Nhân nhanh chóng đưa 3 công nhân lên ca nô chạy về hướng nhà văn hóa thôn Kỳ Lam.
Tại Quảng Nam, nước lũ vẫn gây ngập lụt nhiều tuyến đường
Lúc này, lái xe Nguyễn Hải Sơn (SN 1976 ở TP.HCM) cho biết hiện vẫn còn 4 lái xe và 10 công nhân còn bị cô lập. Từ thông tin này, anh Quý tiếp tục điều khiển ca nô quay lại. Lúc này, nước sông Thu Bồn dâng cao, chảy cuồn cuộn, chiếc ca nô cứ quay vòng, nhưng anh Quý cùng tổ dân quân cơ động vẫn bình tĩnh điều khiển ca nô ngược dòng đến khu vực cầu Kỳ Lam. Khi tất cả 7 lái xe và 10 công nhân được đưa đến nhà văn hóa thôn Kỳ Lam tránh lũ an toàn thì cũng là lúc nước lũ ngập lút cả đoàn xe.
Chưa hết bàng hoàng, anh Nguyễn Hải Sơn, lái xe Công ty Thăng Long – người được tổ dân quân cơ động xã Điện Quang giải cứu vui mừng: “Nếu không có lực lượng dân quân kịp thời cứu giúp thì tính mạng của chúng tôi bây giờ không biết ra sao giữa đêm tối mịt mùng!”.
Cùng ngày, Trung tâm PCLB khu vực miền Trung – Tây nguyên cho biết, đã có 4 người chết (1 người ở Quảng Ngãi: 1 người ở Bình Định và 1 người ở Gia Lai), (là em Lê Ngọc Triều, một học sinh lớp 12 Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam bị nước lũ thủy điện xả xuống cuốn trôi) và 4 người mất tích (Bình Định:2, Phú Yên:1, Gia Lai:1) và 2 người bị thương. Nước lũ đã làm ngập hàng chục nghìn ngôi nhà và gây hư hỏng.
Mưa lớn, gây sạt lở nặng trên tuyến đường Hồ Chí Minh, trong đêm 15/11, tại địa bàn thị trấn Khâm Đức có gần 200 phương tiện xe ô tô, với hơn 800 khách vãng lai bị mắc kẹt không lưu thông được, các nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn tại địa bàn Phước Sơn trong tình trạng cháy phòng.
Tại Bình Định, tàu cá 96682 TS/13 lao động do ông Phạm Văn Tường ở xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn làm thuyền trưởng, tàu bị hỏng máy lúc 12 giờ ngày 13/11 ở toạ độ 11035N, 111035E, thả trôi theo hướng 280 độ, tốc độ trôi 1,5 hải lý/giờ. Lúc 17 giờ 45 ngày 14/11, đã được tàu Bình Định 96616 TS của Ông Đinh Công Lý ở cùng xã lai kéo về cảng Cam Ranh an toàn. Một thuyền viên là anh Nguyễn Văn Thường (quê ở Tiền Giang) của tàu Bình Định 30249 TS do bà Nguyễn Thị Diệu (ở xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, Bình Định) làm chủ, bị rơi xuống biển tại vị trí 07045N, 105025E. Hiện tàu vẫn đang tìm kiếm người bị nạn.
Sáng nay, một cây cầu dài 20m nằm trên quốc lộ 1A ở Thị xã An Nhơn, Bình Định bị sập vào lúc 5 giờ sáng, khi cầu sập có người 2 người dân đang đi nên bị rớt xuống nước. Ngay sau đó quốc lộ 1A đoạn qua đây bị ách tắc. Trong khi đó, Thủy điện Đắk Mi 4 và Thủy điện A Vương xả lũ đã làm ngập cục bộ cho huyện Đại Lộc, huyện Duy Xuyên, toàn huyện Đại Lộc có khoảng 34.000 hộ bị ngập nặng trên 3m. Đã di dời tại chỗ 1.200 hộ với 3.900 người. Tại huyện Duy Xuyên, nước lũ ngập lên đến 1m. Đã di dời tại chỗ 2.000 hộ với 7.500 người.
Chị Hồ Thị Thúy Hồng (ở xóm Lệ Bắc, xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đang chuyển dạ tối ngày 15/11, nước lũ vay tứ phía nên đến sáng nay mới chuyển xuống Bệnh viện duyện Duy Xuyên sinh kịp.
Ông Hội là người dân ở Nước Xa, huyện Bắc Trà My nơi có Thủy điện Sông Tranh 2 cho biết, tuyến đường ĐT 615 từ Tam Kỳ lên huyện Nam Trà My chạy qua Thủy điện Sông Tranh 2 đã bị sạt lở nhiều nơi không di chuyển được. Nước trong lòng hồ của Thủy điện Sông Tranh 2 vẫn đang dâng cao, chảy qua tràn tự do.
Theo Khampha
Lũ ào ạt đổ về: Nhà ngập, đường thành sông
Trong ngày hôm qua (15/11), một đợt lũ "khủng" đã tấn công Quảng Ngãi khiến hàng ngàn hộ dân phải vội vã rời nhà đi sơ tán. Trong khi đó, tại Huế, mưa lớn trên diện rộng kết hợp ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đã biến nhiều tuyến đường thành sông.
Huế: Lũ lên nhanh, nhiều tuyến đường trở thành sông
Tại Thành phố Huế, mưa lớn trên diện rộng kết hợp ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đã biến nhiều tuyến đường thành sông. Cụ thể trên các tuyến đường Nguyễn Huệ, Phan Đình Phùng, Đống Đa, Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Nguyễn Khuyến ngập sâu 0,2-0,3 m, có nơi đến 0,5m. Tuyến quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn thành phố Huế có nhiều điểm ngập úng gây ách tắc giao thông nhiều giờ liền. Nhiều xe máy, ô tô bị chết máy phải dắt bộ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên bởi vì lượng mưa quá lớn đổ về, trong khi hệ thống thoát nước ở đây hoặt động không hiệu quả, nhiều nơi không có hệ thống thoát nước.
Do ngập nặng, giao thông trên nhiều tuyến đường trở nên hỗn loạn. Nhất là tuyến đường Nguyễn Huệ - Nguyễn Khuyến; Hà Nội- Hùng Vương... ách tắc giao thông nhiều giờ trên tuyến Hà Nội - đầu cầu Phú Xuân đến trung tâm văn hóa thông tin tỉnh.
Ghi nhận của phóng viên cho thấy, trận mưa lớn kéo dài từ 4h sáng đến 18h chiều qua (15/11), với lượng mưa đo được từ 200-300mm khiến hàng chục tuyến đường trên địa bàn TP. Huế đã biến thành sông. Trong khi đó, các tuyến đường Lý Thường Kiệt, Hùng Vương, Bến Nghé, Đống Đa cùng nhiều tuyến đường tại các phường: Phú Hòa, Phú Cát, Thuận Thành, Thuận Lộc... cũng bị ngập từ 0,2 - 0,4m. Chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban bố tình trạng khẩn cấp phòng chống lũ.
Ngay trong chiều 15/11, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn (PCLB và TKCN) tỉnh đã yêu cầu Ban Chỉ huy PCLB&TKCN các huyện, thị xã và thành phố Huế; các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh triển khai các phương án ứng phó với diễn biến xấu của thời tiết. Chủ động cho học sinh nghỉ học ngay từ chiều 15/11. Nếu tình hình xấu nhất phải sơ tán người và tài sản ra khỏi vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất miền núi, khu vực nguy hiểm ven cửa sông, đầm phá... đến nơi an toàn.
Một số hình ảnh cố đô Huế chìm trong biển nước:
Lũ "khủng" ở Quảng Ngãi
Trong ngày hôm qua (15/11), một đợt lũ "khủng" xuất hiện tại tỉnh Quảng Ngãi đã tấn công địa phương này khiến hàng ngàn hộ dân phải vội vã rời nhà đi sơ tán. Các huyện như Nghĩa Hành, Mộ Đức, Ba Tơ, Tư Nghĩa, Sơn Hà,...đều ngập chìm trong nước. Nhiều ngôi nhà trong vùng trũng ngập đến gần 2m.
Hiện mực nước trên các sông ở Quảng Ngãi đều đã vượt qua mức báo động 3, đỉnh lũ ngang với đợt lũ lịch sử năm 1999. Hiện đã có 2 người chết do lũ cuốn và lở núi. Do nước lũ vẫn đang tiếp tục lên nhanh nên tình hình vẫn hết sức phức tạp. Chính quyền địa phương tỉnh Quảng Ngãi đã dốc toàn lực đưa dân ra khỏi vùng nguy hiểm, tiếp tục rà soát để tiếp tục di dời.
Trước diễn biến phức tạp của lũ, ông Cao Khoa - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng trực tiếp đi kiểm tra tình hình lũ, công tác di dời dân tại các địa phương. Ông Khoa lưu ý các địa phương phải ưu tiên cho nhiệm vụ di dời dân vùng chịu ảnh hưởng của lũ, sạt lở núi để đảm bảo tính mạng và tài sản cho nhân dân; các địa phương không được chủ quan lơ là vì lũ sẽ còn diễn biến phức tạp, đồng thời chỉ đạo tại các ngả đường bị nước lũ chia cắt phải bố trí lực lượng trực kiểm soát không cho người và phương tiện qua lại.
UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ra công điện khẩn chỉ đạo công tác ứng phó với lũ đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Mực nước trên các sông ở Quảng Ngãi vẫn đang tiếp tục dâng lên. Lực lượng vũ trang Quảng Ngãi cũng sẵn sang chuẩn bị người và phương tiện cứu hộ cứu nạn để cứu dân vùng lũ khi có tình huống khẩn cấp, nhất là trong đêm nay. Hiện tại Quảng Ngãi đã có 1 người chết do lũ cuốn, 1 người chết do lở núi.
Chùm ảnh lũ dữ tại Quảng Ngãi:
Theo Khampha
Hai người chết, hàng chục người mất tích do lũ Từ sáng nay, ở các tỉnh Nam Trung Bộ bất ngờ xuất hiện mưa to kèm theo gió lớn. Hậu quả đã làm 2 người chết, hàng chục người mất tích và nhiều nơi đã bị cô lập. Hai người chết, nhiều người mất tích Tại Đà Nẵng và Quảng Nam: Từ lúc 9h sáng nay, trên địa bàn hai địa phương này...