Nước lớn phải hành xử theo luật quốc tế, không phải luật rừng
Những nước lớn như Trung Quốc cần phải tôn trọng nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Nhà nước và pháp luật là những phát minh vĩ đại của loài người
Khoa học hiện đại đã phát minh ra nhiều máy móc tinh vi với những công dụng ngày càng lớn lao. Dẫu vậy, không một máy móc nào có thể sánh với nhà nước và pháp luật- những công cụ mà con người đã sáng tạo ra cách đây nhiều nghìn năm.
Tòa án Hình sự Quốc tế- định chế pháp lý hàng đầu chịu trách nhiệm truy tố các cá nhân phạm tội ác diệt chủng, tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh (Ảnh AP)
Loài người sống theo xã hội và tuân theo những quy tắc xử sự nhất định. Đó là điều giúp cho loài người thoát khỏi tình trạng dã man, mông muội để bước sang ngưỡng cửa của sự khai sáng.
Tiếp đến nhà nước pháp luật ra đời. Đó là công cụ vạn năng giúp cho loài người tiến nhanh sang thời đại văn minh. Từ thời đại mong muội bước sang thời đại văn minh ngày nay, loài nười phải mất nhiều triệu năm mới có. Dẫu vậy nguy cơ thành tựu đã được xây đắp nên qua thời gian dài bị xóa sổ không phải không có.
Điều gì sẽ xảy ra khi nhà nước và pháp luật bị vô hiệu hóa. Ấm no, hạnh phúc, thái bình, thịnh vượng, sáng chế, phát minh và biết bao ước mơ tốt đẹp của con người có được bảo đảm không khi xã hội rơi vào tình trạng người mạnh bắt nạt kẻ yếu, số đông bắt chẹt kẻ cô đơn, người giàu lấn át người nghèo, kẻ có chức, có quyền ăn hiếp thứ dân?
Do vậy “Nhà nước pháp quyền” là kiểu nhà nước tiến bộ nhất mà tất cả các nước đang hướng tói. Công lý, công bằng, pháp luật nghiêm minh được dùng làm tiêu chí đánh giá mức độ hạnh phúc của người dân.
Sống có pháp luật và hành động theo pháp luật là quy tắc xử sự bao trùm của con người. Đó là điều khác biệt giữa người với vật. Rối loạn trước hết bắt nguồn từ rối loạn về kỷ cương phép nước. Việc để tình trạng luật rừng xẩy ra rồi trở thành hiện tượng khó chế ngự là điều tối kỵ đối với xã hội văn minh.
Chung quy lại sự thịnh trị vững bền của đất nước phụ thuộc một phần rất lớn vào tình trạng pháp quyền của Nhà nước.
Công pháp quốc tế – đỉnh cao của nền văn hóa, văn minh nhân loại
Sự hội nhập xã hội ngày nay đã mở rộng ra trên phạm vi toàn cầu. Gần đây báo chí có nêu trường hợp Bhutan là quốc gia duy nhất trên thế giới còn khép kín quan hệ với các nước.
Tất cả các nước trên thế giới đều ra sức mở rộng quan hệ quốc tế của nước mình. Sự hội nhập của các nước ngày càng được mở rộng là nhờ có công pháp quốc tế làm nền tảng. Để hội nhập tốt hơn, các quốc gia, một mặt phải giữ bản sắc riêng, mặt khác lại phải điều chỉnh pháp luật quốc nội cho phù hợp với pháp luật quốc tế.
Công pháp quốc tế ngày nay đã trở thành một nền luật pháp đa dạng, bao gồm công pháp quốc tế về: thương mại, hàng không, hàng hải, đường bộ, nhập cảnh, xuất cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu, y tế, nhân đạo, lao động, bảo vệ môi trường sông, biển, rừng núi, đất đai, không khí, vũ trụ, bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, phòng chống cướp biển, phòng chống buôn người, chiến tranh, nhân quyền…
Luật gia: Trung Quốc đang lúng túng trước Philippines
VOV.VN- Trên mặt trận pháp lý, Trung Quốc không ngờ lại sa vào thế bị động trong vụ kiện của Philippines.
Khó mà thống kê hết các ngành luật quốc tế đang được sử dụng làm công cụ điều chỉnh mọi lĩnh vực hoạt động của các quốc gia và cá nhân khi đến một quốc gia khác với mục đích công tác, học tập, du lịch, định cư, giao lưu, buôn bán…
Từ thế kỷ 19 trở về trước, công pháp quốc tế chủ yều là những ngành luật về chiến tranh và phần nhiều mang tính tự nguyện tuân thủ. Nhưng bước vào thế kỷ 20, đặc biệt là sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 (1939-1945), công pháp quốc tế phát triển rất nhanh về thể loại.
Đặc trưng của pháp luật là phải có chế tài kèm theo. Nếu không, pháp luật chỉ là lời khuyên. Đa số các công pháp quốc tế được ban hành sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 đều có kèm theo các chế tài buộc phải tuân thủ.
Video đang HOT
Một đặc trưng tiến bộ khác của công pháp quốc tế sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 là đều xuyên suốt bởi những nguyên tắc cơ bản: công lý, công bằng, bình đẳng, nhân đạo, bác ái, đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia có chủ quyền, bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền công dân…
Hiến chương Liên Hợp Quốc, mặc dầu vẫn còn chứa dựng trong nó nhiều khiếm khuyết, là một minh chứng điển hình về sự tiến bộ của công pháp quốc tế. Những đặc điểm về tính nhân văn cao cả đã được dùng làm tiêu chí để phát triển con người và đã được pháp luật hóa trong nền pháp luật quốc tế.
Liên Hợp Quốc- tổ chức có tác động hàng đầu trong việc ngăn ngừa chiến tranh thế giới xảy ra (Ảnh AP)
Hoàn toàn có cơ sở thực tiễn và lý luận để khẳng định rằng công pháp quốc tế hiện hành tuy chưa phải là đã hoàn thiện, hoàn mỹ, nhưng đã phát triển đến đỉnh cao của nền văn hóa, văn minh của nhân loại.
Giá đắt phải trả cho hành động chà đạp công pháp quốc tế
Trong phạm vi quốc nội cũng như quốc tế, các quốc gia đều ra sức ngăn chặn hiện tượng luật rừng xảy ra. Nhưng rất tiếc quan điểm công lý thuộc về kẻ mạnh vẫn được một số chính khách tôn sùng. Riêng trong thế kỷ 20, đã xảy ra hai sự kiện chà đạp công pháp quốc tế dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ 1 và thứ 2.
Chiến tranh Thế giới thứ 1 (1914-1918) xảy ra là do Đế chế Đức, do Hoàng đế Wilhelm 2 khởi xướng với sự tham gia của các đế quốc Áo, Hung, Ottoman (Thổ) và Bulgaria nhằm dùng sức mạnh để phân chia lại bản đồ thế giới do các nước Anh, Pháp và Nga chiếm giữ.
Chiến tranh Thế giới thứ 1 đã làm cho phía Đức, Áo và Hung tổn thất 22.477.500 người bị chết, bị thương, mất tích. Phía Anh, Pháp và Nga tổn thất: 16.403.000 người chết, bị thương, mắt tích.
Chiến tranh Thế giới thứ 2 (1939-1945) do phát xít Hitler khởi xướng với sự tham gia của phát xít Ý và Nhật. Hitler ngang nhiên xé bỏ mọi hiệp ước đã ký của hai khối đối địch trong Chiến tranh Thế giới thứ 1, vô hiệu Hội Quốc liên nhằm vẽ lại bản đồ thế giới.
Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã lôi kéo 70 quốc gia với 1,7 tỷ người vào vòng chiến đấu. Có 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế trong chiến tranh. Không thể thống kê hết số làng xã, thành phố bị san bằng cùng nhiều hậu quả khác.
Hội Quốc liên ra đời vào năm 1920 là nhằm mục đích ngăn ngừa Chiến tranh Thế giới tiếp tục xẩy ra. Nhân loại kỳ vọng Chiến tranh Thế giới thứ 1 sẽ là cuộc chiến tranh kết thúc tất cả các cuộc chiến tranh. Nhưng Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã xảy ra với hậu quả nặng nề hơn.
Hội Quốc liên chỉ tồn tại trong 26 năm rồi tan rã. Tôn chỉ, mục đích cơ bản của Hội Quốc liên bị phá sản hoàn toàn. Có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là các nghị quyết của Hội Quốc liên, các Nghị định thư về sản xuất, tích trữ, chuyển giao, sử dụng vũ khí hóa học, chất độc và các vũ khí giết người hàng loạt… không có chế tài ràng buộc phải tuân thủ mà chỉ là những tuyên bố tự nguyện.
Nguyên nhân thứ hai là Hội Quốc liên không có cơ chế để thực thi các Nghị quyết của nó. Nguyên nhân thứ ba là do đường lối chính trị cơ hội, hữu khuynh của một số nước đối với các thế lực gây chiến.
Anh và Pháp đã có nhiều nhượng bộ hành vi gây chiến của phát xít Hitler vì muốn hướng mũi nhọn chiến tranh xâm lược sang phía Liên xô. Anh và Pháp càng nhân nhượng, Hitlter càng lấn tới. Thảm họa Chiến tranh Thế giới thứ 2 tàn khốc hơn Chiến tranh Thế giới thứ 1.
Liên Hợp Quốc ra đời năm 1945 trên cơ sở cố gắng khắc phục những nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của Hội Quốc liên. Hiến chương Liên Hợp Quốc và nhiều Công ước quốc tế được thông qua là những văn bản pháp luật quốc tế có hiệu lực bắt buộc phải thi hành.
Liên Hợp Quốc cũng đã có “Lực lượng giữ gìn hòa bình Liên Hợp Quốc”. Liên Liên Hợp Quốc đã có các điều kiện thực thi các chế tài đối với quốc gia vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Tòa án Quân sự Quốc tế Nuremberg và Tokyo đã được lập để xét xử những tên tội phạm chiến tranh người Đức và Nhật. Nước xâm lược phải bồi thường chiến tranh cho nước bị xâm lược.
Qua 70 năm tồn tại và phát triển (1945-2015) đến nay tổ chức và hoạt động của Liên Hợp Quốc bộc lộ nhiều bất cập. Hiện đang có sự đòi hỏi phải cải tổ Liên Hợp Quốc theo hướng dân chủ hơn.
Dẫu vậy, tác dụng của Liên Hợp Quốc trong việc ngăn ngừa xẩy ra chiến tranh thế giới trong 70 năm qua là một thành công lớn. Tuy vậy thế giới đang lo ngại bởi nguy cơ Chiến tranh Thế giới thứ 3 nay lại xuất hiện bởi hành vi ngang nhiên chà đạp công pháp quốc tế của Trung Quốc.
Tiếng chuông báo động đang rền vang khắp các châu lục. Nhân loại hiểu rằng nếu Chiến tranh Thế giới thứ 3 xẩy ra do sự ngông cuồng của những kẻ muốn dùng sức mạnh để vẽ lại bản đồ thế giới thì đó là sự cáo chung của loài người.
Không có kẻ thắng người thua trong Chiến tranh Thế giới thứ 3. Loài người sẽ bị tiêu diệt. Trái đất sẽ bị phá hủy. Không ai có thể hạn chế phạm vi, mức độ của chiến tranh. Đốm lửa sẽ đốt cháy cả cánh đồng. Chắc chắn rằng, Chiến tranh Thế giới thứ 3 sẽ là chiến tranh hạt nhân nếu để nó xảy ra.
Đấu tranh bảo vệ công pháp quốc tế để bảo vệ loài người
Sau giấc ngủ triền miên, “ngọa hổ, tàng long” Trung Quốc đã thức giấc. Sẽ tốt cho nhân loại nếu điều đó là sự trổi dậy hòa bình. Nhưng không. Điều làm cho cả thế giới không khỏi quan ngại khi chính giới Bắc Kinh ngày càng trở nên hung hăng trong mưu toan vẻ lại bản đồ thế giới, ngày càng bộc lộ rõ là nguyên nhân gây bất ổn với tất cả các nước láng giềng, với khu vực Đông Nam Á và cả thế giới.
Hành động cải tạo đảo phi pháp của Trung Quốc khiến các nước trong khu vực và trên toàn thế giới không khỏi lo ngại (Ảnh CSIS)
Họ tính toán rằng họ khá giàu có và là thị trường béo bở. Họ có thể dùng miếng mồi kinh tế để trung lập hóa các nước hoặc tạo ra những “Con ngựa thành Troy”. Về mặt quân sự, Bắc Kinh cho rằng tất cả các nước, kể cả Mỹ đều phải dè chừng với Trung Quốc. Nhưng đây là tính toán thiển cận bởi lòng tham không đáy.
Trong tranh chấp Biển Đông, thái độ các nước hoàn toàn khác. Thái độ ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông đã khiến nhiều nước phản đối gay gắt. Một số nước tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp.
Nhưng điều này không có nghĩa là họ từ bỏ việc bảo vệ quyền tự do hàng hải, hàng không và nhiều quyền lợi khác của họ ở khu vực này.
Sự kiện xảy ra có vẻ như là tuyên bố không đi đôi với hành động, nhưng lại rất phù hợp với thực tế. Ai cũng hiểu được rằng nếu Biển Đông bị biến thành ao nhà của Trung Quốc thì con đường giao lộ nhộn nhịp bậc nhất của thế giới bị khóa chặt không những đối với các nước Đông Nam Á mà cả thế giới.
Vì vậy phong trào phản đối hành vi bất chấp pháp luật quốc tế của Trung Quốc ngày càng lan rộng và quyết liệt. Đó cũng là những lý do khiến cho tất cả các yêu sách của Bắc Kinh đều trở thành gậy ông đập lưng ông.
Trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, loài người đã trở nên tỉnh táo và cảnh giác hơn trước rất nhiều. Chưa thể mơ ước được sống trong xã hội không có tranh chấp giữa người với người và giữa các quốc gia trên toàn cầu.
Nhưng mọi tranh chấp giữa các quốc gia đều có thể giải quyết bằng phương pháp hòa bình và trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Đây là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế được nêu trong Hiến chương Liên Hợp Quốc và nhiều công pháp quốc tế khác mà tất cả các nước đều phải tuân theo.
Sự phát triển bền vững của nhân loại tùy thuộc rất lớn ở việc mọi quốc gia lớn nhỏ, giàu nghèo đều phải tôn trọng công pháp quốc tế./.
Luật sư Nguyễn Đức Tiết
Theo_VOV
Quan chức Mỹ bày cách đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông
Tàu vỏ trắng của Trung Quốc nhiều hơn tất cả các nước như Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Philippines cộng lại.
Báo Lợi Ích Quốc gia của Mỹ ngày 26/5/2015 có đăng tải bài phân tích của tác giả J. Randy Forbes hiện đang là Chủ tịch một tiểu ban thuộc Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ, đồng Chủ tịch nhóm phụ trách vấn đề Trung Quốc của Quốc hội Hoa Kỳ - trong đó đưa ra các khuyến nghị về cách phản ứng của Mỹ đối với việc Bắc Kinh đang ngày càng bành trướng và hung hăng ở Biển Đông.
Tàu sân bay của Hải quân Mỹ
Theo J. Randy Forbes, trong nhiều thập kỷ liên tục, giới lãnh đạo Trung Quốc đã thự hiện đúng theo chiến lược "giấu mình chờ thời" do Đặng Tiểu Bình đề ra. Tuy nhiên, kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, giới hoạch định chính sách ở Bắc Kinh đã và đang thể hiện rằng Trung Quốc đang chuyển mình theo đuổi một chiến lược mới quyết đoán hơn, trong đó nhấn mạnh thực hiện "giấc mơ xây dựng Trung Hoa thành một siêu cường".
Theo J. Randy Forbes, không có nơi nào thể hiện rõ nét nhất sự thay đổi trong chiến lược của Trung Quốc hơn khu vực tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và đó cũng là lý do biến học thuyết mới của Trung Quốc thành một chiến lược chứa đựng đầy nguy hiểm.
Kể từ khi kết thúc cuộc Chiến tranh nội chiến ở Trung Quốc, Bắc Kinh đã đưa ra tuyên bố chủ quyền (bất hợp pháp-PV) đối với toàn bộ khu vực Biển Đông, xâm phạm cả các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Philippines.
Ông J. Randy Forbes cho biết, khi nhìn vào tấm bản đồ đường yêu sách 9 đoạn do Trung Quốc đơn phương công bố, có thể thấy rằng khu vực Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền quá rộng lớn.
Trung Quốc không chỉ tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển xa (không có chủ quyền hợp pháp -PV) mà còn đang hiện thực hoá chúng bằng các hành động cụ thể.
Nơi TQ đơn phương tuyên bố yêu sách chủ quyền cũng là nơi có tuyến đường giao thương quốc tế với tổng kim ngạch hàng năm hơn 5 ngàn tỷ USD, cũng là khu vực có các ngư trường đánh bắt thuỷ sản dồi dào, ẩn chứa tiềm năng khai tác năng lượng dầu mỏ với trữ lượng lớn.
Với những lợi ích về kinh tế to lớn như vậy, Bắc Kinh chắc chắn sẽ có những hành động quyết liệt hơn để tranh giành với các đối thủ khác. Khu vực Biển Đông đối với Trung Quốc rõ ràng là địa bàn "có giá trị và tầm quan trọng" vô cùng lớn.
Theo J. Randy Forbes, đây là những lý do chính khiến Trung Quốc liên tiếp tiến hành những hành động mang tính chất khiêu khích ở Biển Đông và điều này đã tạo ra những mối quan ngại sâu sắc đối với các quốc gia láng giềng của Trung Quốc và cả Hoa Kỳ.
Về tình hình căng thẳng ở Biển Đông, Hoa Kỳ từng lên tiếng kêu gọi tất cả các bên chấm dứt các hành động có thể dẫn đến leo thang căng thẳng nhưng Trung Quốc đã bất chấp tất cả.
Bắc Kinh thường xuyên sử dụng các tàu Hải cảnh, Hải quân cũng như các phương tiện phi quân sự của mình để trấn áp, gây va chạm với các quốc gia trong khu vực, thậm chí Trung Quốc đã từng đưa các giàn khoan dầu tới hoạt động ở các khu vực nhạy cảm, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tiến hành xây dựng các công trình quân sự trên các hòn đảo nhân tạo...
Khuyến cáo với chính quyền Mỹ
Ông J. Randy Forbes cho rằng sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của các hạm đội tàu vỏ trắng (Hải cảnh, giảm giám) của Trung Quốc đã lớn và nhiều hơn tất cả các nước như Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Philippines cộng lại.
Việc Trung Quốc không dừng lại mà thậm chí còn đẩy nhanh tốc độ cải tạo đảo, đá ở khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ không từ bỏ nỗ lực hiện thực hoá yêu sách chiếm trọn Biển Đông trong tương lai.
"Trong khi chúng ta (Hoa Kỳ) mong muốn không bị lôi kéo vào các tranh chấp đa phương ở khu vực thì Trung Quốc lại càng gia tăng các hành động hung hăng và quả quyết ở Biển Đông. Điều này đòi hỏi Mỹ cần phải có một phản ứng chặt chẽ với sự hỗ trợ của sức mạnh quân sự". - ông J. Randy Forbes cho hay.
J. Randy Forbes nhấn mạnh rằng trong khi Mỹ cổ vũ sự phát triển về kinh tế của Trung Quốc thì Hoa Kỳ cũng cần phải có những tiếng nói rõ ràng để việc sử dụng vũ lực và chèn ép phải bị chống đối một cách mạnh mẽ và quyết liệt.
Tổng thống Mỹ đã thừa nhận tính chất nghiêm trọng hiện nay ở Biển Đông còn Bộ quốc phòng đang cân nhắc các lựa chọn quân sự như một phần của cách tiếp cận chiến lược - ông J. Randy Forbes cho hay.
"Tôi cho rằng điều này sẽ là quyết định thích hợp nếu Trung Quốc tiếp tục phô diễn cơ bắp và sức mạnh quân sự của mình để đạt được các mục tiến chiến lược của Bắc Kinh. Tuy nhiên, việc triển khai lực lượng quân sự cần phải được tính toán thận trọng để đủ khả năng đối phó với Trung Quốc trong khi vẫn tránh được việc leo thang căng thẳng tại Biển Đông".
J. Randy Forbes tiếp tục khuyến cáo Mỹ nên triển khai tàu chiến và máy bay quân sự để diện diện ở khu vực này bên cạnh việc tiếp tục tuyên bố ủng hộ tự do hàng hải, hỗ trợ giải quyết căng thẳng một cách hoà bình, đa phương.
Nếu Hoa Kỳ không làm như vậy có nghĩa là ngầm gửi đi một thông điệp mà Bắc Kinh có thể hiểu rằng "Hoa Kỳ thừa nhận các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông là lãnh thổ Trung Quốc".
Hoa Kỳ phải tiếp tục các nỗ lực của mình, điều chỉnh lại bố trí sức mạnh hải quân, thậm chí phải bổ sung mãnh mẽ binh lực cho các điểm nóng cần hiện diện quân sự mang tính chất quyết định.
Bên cạnh đó, J. Randy Forbes cũng cho rằng Mỹ cần phải cổ vũ và hỗ trợ các quốc gia khác trong khu vực chống lại các hành động đơn phương của Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng cần can thiệp vào vấn đề Biển Đông theo chiến lược đa phương hoá, lôi kéo các tổ chức và quốc gia không có tuyên bố tranh chấp ở Biển Đông để tiến hành đàm phán, phân định đúng sai.
Ông J. Randy Forbes cho rằng nếu làm được điều này Hoa Kỳ sẽ cổ vũ được khối ASEAN phát triển được một mặt trận thống nhất để giải quyết vấn đề tranh chấp với TQ, thậm chí, ngay cả khi nó được đưa ra một toà án phân xử quốc tế.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Chính phủ Ukraine dọa nhóm nghị sĩ Pháp thăm Crimea Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố rằng chuyến đi của các nghị sĩ Pháp thăm Crimea là không tôn trọng luật pháp Ukraine và chắc chắn sẽ để lại hậu quả. Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố rằng chuyến đi của các nghị sĩ Pháp thăm Crimea là không tôn trọng luật pháp Ukraine và chắc chắn sẽ để lại hậu quả. Sau...