Nước lọc để trong xe ô tô sẽ thành chất độc nếu bạn vẫn giữ thói quen này
Thói quen để chai nước trong xe có thể vô hại trong những ngày trời mát mẻ. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng cao vào những tháng hè như hiện tại sẽ tiềm nhiều ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe.
Liên quan tới dự trữ nước lọc để trong xe ô tô, trước đó một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống nước trong chai nhựa để ở nhiệt độ cao trong một thời gian dài có thể gây ra những tác hại khôn lường đối với sức khỏe.
Ảnh minh họa
Nói về tác hại về nước lưu trữ lâu ngày trong xe, theo các chuyên gia, mức độ ảnh hưởng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác như môi trường, hạn sử dụng và nhiệt độ. Khi để nước đóng chai trong ô tô đóng kín cửa và để ngoài trời nắng một thời gian dài thì nhiệt độ trong ô tô cũng chỉ khoảng 60 độ C. Trong khi để chai nhựa có thể bị biến dạng và bị thôi nhiễm thì nhiệt độ phải khoảng trên 100 độ C. Vì vậy, người dùng không nên quá lo lắng.
Tuy vậy, việc uống nước từ chai nhựa để lâu trong ô tô (nhất là việc để ô tô ngoài trời nắng nóng) cũng mang nhiều nguy cơ nguy hại đến sức khỏe vì nếu nước không đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và chứa các loại vi khuẩn có hại, với nhiệt độ cao trong xe ô tô có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho chúng sinh sôi phát triển.
Bênh cạnh đó, việc lạm dụng nước uống đóng chai đã qua xử lý bởi hệ thống thẩm thấu ngược giúp tiệt trùng, quá trình này cũng lọc đi nhiều khoáng chất cần thiết, nên nếu dùng thường xuyên bạn có thể mắc bệnh thiếu vi chất.
Ngoài ra chất polyethylene terephthalate trong các loại chai nhựa khi gặp nhiệt độ cao có thể giải phóng chất bisphenol A (BPA), một loại chất gây ảnh hưởng không tốt tới lượng hormone estrogen của cơ thể cũng như có thể gây ung thứ vú ở phụ nữ.
Video đang HOT
Lời khuyên để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn ở nước đóng chai
Nếu phải mang nước uống theo người, tốt nhất nên làm theo những điều sau đây:
Ảnh minh họa
- Cố gắng uống hết chai nước đã mở nắp trong thời gian ngắn nhất.
- Nếu đã mua chai lớn, tốt nhất đổ ra cốc để uống, không tu trực tiếp vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
- Nhiệt độ càng cao, càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, vì vậy nếu bảo quản nước lọc đóng chai cần tuyệt đối tránh để nơi có nhiệt độ cao.
Theo giadinh.net
Để tóc ướt đi ngủ có hại không?
Có lẽ bạn đã nghe nói rằng để tóc ướt đi ngủ có thể làm bạn bị ốm, hoặc làm hỏng tóc hoặc da. Vậy sự thật là gì?
Trước tiên, hãy xóa bỏ hiểu lầm rằng "để tóc ướt đi ngủ sẽ khiến bạn bị ốm".
Bác sĩ William Schaffner, giảng viên y khoa thuộc Khoa Bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt cho biết, ý tưởng này có vẻ phù hợp với quan niệm dân gian cũ là nếu để bị lạnh và ướt thì bạn sẽ dễ bị cảm lạnh.
Tuy vẫn còn tồn tại, song quan niệm này từ lâu đã được chứng minh là không đúng. Quả thực là bạn dễ bị cảm lạnh hơn trong những tháng mùa đông. Nhưng điều này có liên quan đến cách thức vi-rút đường hô hấp sinh sôi và lây lan. Bạn không thể bị cảm lạnh vì bị lạnh.
Một quan niệm khác là ý tưởng cho rằng vi khuẩn có hại sẽ định cư ở gối. Vi khuẩn và vi-rút gây bệnh không tự nhiên xuất hiện và do đó, bạn sẽ không bị ốm chỉ vì nằm trên chiếc gối hơi ẩm vào ban đêm.
Nhưng có một ngoại lệ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gối, nhất là loại làm từ vật liệu tổng hợp, có thể chứa nấm mốc và nấm gây dị ứng hoặc hen. Các vi sinh vật này có xu hướng hoạt động tốt trong môi trường ẩm ướt, và mạt bụi cũng vậy.
Không có bằng chứng nào cho thấy những người đi ngủ khi tóc ướt gặp phải nhiều triệu chứng dị ứng hoặc hen hơn, vì vậy mọi lo ngại về tóc ướt đều là lý thuyết. Nhưng nếu bạn thức dậy thấy nghẹt mũi, ngứa hoặc chảy nước mắt, khó thở hoặc các triệu chứng dị ứng hoặc hen suyễn khác, hoặc ngay cả khi không có, bạn vẫn nên giặt vỏ gối và khăn trải giường trong nước nóng ít nhất một lần một tuần để giảm tiếp xúc với bất kỳ chất nào có thể gây kích ứng.
Khi nói đến sức khỏe của tóc và làn da của bạn, có thể có một vài lý do chính đáng khác để lo lắng về tóc ướt.
Nói chung, để tóc ướt đi ngủ được xem là không tốt cho tóc. Theo thời gian, từ vài ngày đến vài tuần hoặc vài tháng, nước có thể làm yếu lớp vỏ bảo vệ của nang tóc, được gọi là lớp biểu bì. Khi lớp biểu bì bị phá vỡ, nước có thể xâm nhập vào nó và làm vỡ lớp vỏ nang bên trong. Hậu quả là tổn thương có thể dẫn đến gãy rụng tóc, cũng như mất độ sáng bóng và độ đàn hồi.
Nhưng cần lưu ý là hầu như bất cứ điều gì bạn làm với tóc, từ chải và sấy khô cho đến nhuộm hoặc phơi nắng đều có thể làm hỏng tóc. Tuy đi ngủ khi tóc ướt có thể không phải là tối ưu, song sử dụng dầu xả có thể giúp phục hồi và sửa chữa tóc.
Điều tương tự cũng đúng với bất kỳ vấn đề nào ở da có thể phát sinh khi đi ngủ với tóc ướt. Nếu nằm nghiên hoặc nằm sấp, tóc ướt bị kẹt giữa gối và da mặt có thể gây kích ứng. Ngoài ra, khi nước trên tóc bay hơi có thể khiến da mặt hoặc da đầu bị khô.
Nhưng nhiều người vẫn để tóc ướt đi ngủ và dường như không gặp vấn đề gì. Và trong một số trường hợp, tóc ướt thực sự có thể giúp ngủ ngon hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng làm mát đầu vào ban đêm giúp làm dịu hoạt động trao đổi chất của não theo cách thúc đẩy giấc ngủ khởi phát và phục hồi.
Có thể có một số nguy cơ nhỏ liên quan đến việc đi ngủ khi tóc còn ướt. Nhưng trong tất cả các mối quan tâm về sức khỏe mà bạn có thể lo lắng, thì đây không phải là vấn đề khiến bạn mất ăn mất ngủ.
Cẩm Tú
Theo Time
Công dụng bất ngờ khi ăn 1 tép tỏi mỗi ngày Theo Boldsky, tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên, có khả năng chữa được một số bệnh nhiễm trùng và chữa lành một số bệnh nghiêm trọng nếu mới ở giai đoạn chớm nhiễm. Ăn tỏi sống cũng giúp chữa lành các vấn đề về dạ dày - Ảnh: Internet Tỏi được xem là liều thuốc kháng sinh tự nhiên, có sức...