Nước lên đồng nhà nông miền Tây tranh thủ nuôi, bắt cá tôm
Nước nội đồng dâng cao cũng là lúc nhiều người tất bật với công việc mưu sinh, nuôi cá đồng, bắt tôm cá theo con nước ở những cánh đồng không canh tác vụ lúa Thu đông (lúa vụ 3) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 nên trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa dầm kéo dài kết hợp với triều cường dâng, từ đó tại các cánh đồng không canh tác lúa vụ 3 nước trên ruộng khá nhiều và kèm theo là nguồn lợi thủy sản phong phú.
Tranh thủ nước lên trong những ngày qua, nhiều nông dân đã tiến hành khai thác thủy sản.
Chính vì vậy, những ngày này, chạy dọc theo tuyến Quốc lộ 61C (đường nối Vị Thanh – Cần Thơ) hay nhiều tuyến đường nông thôn thì dễ dàng bắt gặp hình ảnh nông dân giăng lưới, đặt trúm, đẩy côn… để bắt tôm cá, khai thác thủy sản nhằm kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình hoặc tăng thêm nguồn thực phẩm cho bữa cơm gia đình.
Đang đẩy côn bắt cá trên cánh đồng ở phường V, thành phố Vị Thanh, anh Nguyễn Văn Tính, người dân địa phương, cho biết nhiều năm nay anh và bà con nơi đây thường không canh tác lúa vụ 3 vì thấy không hiệu quả. Do đó, hơn 3 năm qua, tranh thủ thời gian nhàn rỗi anh sắm chiếc vỏ lãi nhỏ và làm thêm bộ côn (dài 6m) để đẩy bắt cá trên ruộng nhằm kiếm thêm thu nhập trong những tháng nước lũ.
Mấy bữa nay, thấy nước trên ruộng nhiều nên anh cùng một số hộ khác đem côn ra đẩy bắt cá ở những ruộng đã trục gốc rạ. Mỗi ngày, anh kiếm được hơn 2kg cá (chủ yếu là cá lóc), nhưng có hôm thì ít hơn, tính ra thu nhập khoảng 100.000 đồng/ngày.
Giống như anh Tính, ông Trần Văn Sáu, ở ấp 2, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, cũng tranh thủ đem tay lưới ra giăng ở cánh đồng phía sau nhà trong những ngày qua khi thấy nước trên ruộng khá nhiều. Vừa cuốn lưới, ông Sáu vừa chia sẻ: “Thấy có mưa dầm, nước lên và có cá lên ruộng nên tôi ra chợ mua tay lưới dài 100m (loại mắt lưới 4cm) về giăng để kiếm cá ăn. Mấy bữa mưa nhiều thì mỗi ngày kiếm hơn 2kg cá như: cá rô, cá sặc, cá lóc, cá trạch, cá thát lát, cá chốt… Riêng hai, ba bữa nay, trời nắng lại và nước trên ruộng cạn dần, cá quay lại xuống kênh nên số lượng cá bắt được ít hơn, nhưng cũng đủ ăn hàng ngày”.
Video đang HOT
Vừa thả cá giống xuống 5 công ruộng của gia đình, ông Nguyễn Văn Hiếu, ở ấp 11, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, thông tin: “Do tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên như lúa chét, côn trùng, trứng ốc bươu vàng, sâu rầy, rong tảo, bèo… nên trong thời gian nuôi khoảng 2-3 tháng (theo con nước lũ), bà con không tốn tiền mua thức ăn hay công chăm sóc mà cá vẫn lớn. Bình quân một công ruộng, người nuôi cá có thể kiếm được nguồn lãi từ 1-1,2 triệu đồng nên khỏe hơn sản xuất lúa vụ 3″.
Theo kinh nghiệm của ông Hiếu và nhiều hộ nuôi cá ruộng, lúc mới mua cá giống về nuôi thì bà con cần ương trong vèo vài ngày cho cá quen với môi trường nước, sau đó mới thả vào ruộng. Khi mực nước lên cao, cá lớn dần sẽ tự tìm thức ăn.
Người nuôi chỉ cần kiểm tra bờ, lưới bao hàng ngày để theo dõi và kịp thời xử lý những tình huống bất thường. Ngoài ra, để cá mau lớn thì nhiều người còn đầu tư giăng bóng đèn điện trên ruộng để thắp sáng vào ban đêm nhằm dẫn dụ các loại côn trùng đến làm mồi cho cá.
Đặc biệt là trong suốt quá trình thả cá không được dùng bất cứ một loại thuốc bảo vệ thực vật nào trên đồng nên bảo vệ được môi trường. Mặt khác, khi áp dụng mô hình nuôi cá ruộng, nông dân còn cách ly được mầm bệnh giữa hai vụ lúa, đồng thời giúp đất được nghỉ ngơi và tăng lượng phù sa, từ đó khi canh tác vụ lúa Đông xuân sẽ giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên giảm giá thành và lúa vẫn trúng mùa.
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho hay: Thủy sản là một trong những lĩnh vực đang mang lại nhiều hiệu quả cho ngành. Bởi trong 7 tháng đầu năm, tổng diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh ước tính được 6.626ha, tăng 11% so cùng kỳ; với tổng sản lượng thu về đạt 38.212 tấn, tăng 2,75% so với cùng kỳ. Do đó, nhằm góp phần vực dậy cho lĩnh vực nông nghiệp để đảm bảo cuối năm đạt chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của khu vực I.
“Hiện đơn vị đang chỉ đạo các ngành liên quan của sở tăng cường vận động người dân tăng diện tích nuôi thủy sản, đặc biệt là diện tích nuôi cá ruộng ngay vào thời điểm đầu mùa lũ ở những nơi không canh tác lúa Thu đông. Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT tỉnh cũng kiến nghị UBND tỉnh có giải pháp hỗ trợ con giống cho hộ dân nuôi cá nhằm tạo điều kiện cho bà con, nhất là những hộ thiếu vốn…”, ông Trần Chí Hùng.
Theo Hữu Phước (Báo Hậu Giang)
Bình Định: Cháy rừng, Chủ tịch huyện, Giám đốc Sở chịu trách nhiệm!
"Để xảy ra cháy rừng, Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc Sở NNPTNT phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh" - đây là một trong những biện pháp mạnh mẽ được lãnh đạo tỉnh Bình Định đưa ra để hạn chế hậu quả cháy rừng.
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành thông báo ý kiến chỉ đạo của ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp bàn về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.
Tại cuộc họp, ông Trần Châu yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng cháy, tăng cường công tác kiểm tra rừng, kiểm soát việc đem lửa vào rừng của người dân.
Tối 12/7, khu vực rừng trên núi Bà Hỏa (thuộc phường Đống Đa, TP.Quy Nhơn) bốc cháy.
Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân ký cam kết thực hiện đúng quy trình phòng, chữa cháy rừng khi đốt, xử lý thực bì. Kiên quyết xử lý chủ rừng đốt thực bì không đúng quy định, khi chưa có phương án hoặc không báo cáo. Đặc biệt, chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, xử lý nghiêm theo quy định.
"Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, Chủ tịch UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện và Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh" - ông Trần Châu nhấn mạnh.
Vụ cháy tại núi Bà Hỏa xảy ra giữa đêm khiến cả khu phố nhốn nháo. Ảnh chụp ngày 12/7.
Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định giao Sở NNPTNT chỉ đạo các hạt kiểm lâm chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm "4 tại chỗ", bố trí điểm chốt gác đảm bảo lực lượng 24/24h trong suốt mùa khô để kiểm soát chặt người vào khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, giảm thiểu nguồn lửa và phát hiện kịp thời, không để xảy ra cháy lớn.
Khi dự báo cháy rừng ở cấp IV, cấp V thì nghiêm cấm tuyệt đối mọi việc tùy tiện đốt nương rẫy, đốt xử lý thực bì, đốt vàng mã, thắp hương mồ mả ven rừng dẫn đến nguy cơ gây cháy rừng.
Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định cũng yêu cầu, địa phương để xảy ra cháy rừng thì Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở NNPTNT và Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.
Đặc biệt, các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng thành lập tổ và yêu cầu các hộ nhận khoán thường xuyên kiểm tra, nâng cao việc phòng cháy chữa cháy rừng.
Lực lượng chức năng phải băng núi dập lửa cứu rừng trong đám cháy.
Theo Danviet
Xe tải đè chết 5 người ở Hải Dương chạy tốc độ bao nhiêu? Thiết bị giám sát hành trình cho thấy tốc độ chạy của xe tải trước khi đè chết 5 người là 65 km/h. Việc kiểm tra nồng độ cồn, ma túy với tài xế đã được tiến hành. Clip hiện trường vụ tai nạn thảm khốc tại Hải Dương. Thông tin với Zing.vn về diễn biến mới nhất liên quan vụ tai nạn...