Nước lá tía tô tốt đến mức nào?
Lá tía tô là một loại rau gia vị quen thuộc. Ngoài công dụng chính là tăng hương vị của các món ăn thì lá tía tô còn là một thảo dược chữa bệnh và làm đẹp hiệu quả.
Lá tía tô rất tốt cho sức khỏe.
Hỗ trợ điều trị bệnh gout (gút)
Lá tía tô có chứa tới 4 hoạt chất có thể làm giảm đáng kể enzym xathin oxidase – vốn là nguyên nhân hình thành axit uric gây nên bệnh gout (gút). Chính bởi vậy, việc uống nước lá tía tô đều đặn, hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân gout. Ngoài ra, uống nước lá tía tô cũng có tác dụng ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn, giúp bệnh nhân có được cảm giác dễ chịu hơn.
Lá tía tô có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá tía tô không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Làm đẹp da và ngăn ngừa lão hóa
Trong lá tía tô có chứa hoạt chất Priseril có tác dụng thanh lọc, cải thiện màu sắc da, đồng thời loại bỏ các tế bào chết, từ đó giúp da trắng sáng, đều màu. Ngoài ra, lá tía tô cũng có chứa vitamin E, có tác dụng rất tốt trong việc duy trì và tăng cường độ ẩm cho da, giúp da mịn màng hơn, tươi trẻ hơn từ sâu bên trong. Bên cạnh đó, tía tô cũng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên có thể ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa.
Phương pháp làm trắng da bằng cách tắm với nước lá tía tô được phụ nữ Nhật Bản rất ưa chuộng. Họ hay dùng lá cây tươi nấu với nước sôi trong khoảng 15 phút rồi dùng nước này để tắm. Trong lúc tắm thì lấy bã chà xát khắp người. Chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng là làn da sẽ trở nên mịn màng và trắng sáng hơn rất nhiều.
Giảm cân
Lá tía tô có nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin cùng protein thực vật nên hỗ trợ rất lớn vào quá trình hoạt động của dạ dày, giúp đẩy nhanh chuyển hóa và trao đổi chất. Chính vì thế, uống nước lá tía tô có thể làm tăng hoạt động đốt cháy mỡ thừa và đào thải chất béo ra khỏi cơ thể.
Giải cảm mạo
Ngoài ra, một trong những công dụng phổ biến nhất của cây thuốc dân gian này là giải cảm. Mỗi khi thời tiết thay đổi là sức đề kháng lại suy giảm khiến cho nhiều người mắc bệnh cảm mạo. Người bệnh có thể dùng lá tía tô để xông và nấu cháo để sớm khỏi bệnh.
Uống 4 loại nước này tương đương với uống axit uric
Bạn không nên sử dụng quá thường xuyên, liên tục các loại nước uống này nếu không muốn tăng nồng độ axit uric trong máu, gây bệnh gút, suy thận.
Nhiều người thắc mắc, tại sao cơ thể họ không có dấu hiệu bất thường gì nhưng xét nghiệm lại thấy chỉ số axit uric cao. Thực tế, nồng độ axit uric cao là báo động, nhắc nhở bạn nên chú ý đến lối sống của mình. Nếu bạn phớt lờ nó, rất có thể trong tương lai bạn sẽ bị gút, bị suy thận.
Dưới đây là những loại nước có nồng độ axit uric cao, không nên sử dụng quá nhiều và liên tục.
1. Trà đặc
Nhiều người thích uống nước tra pha đặc, lại uống nhiều lần mỗi ngày. Thế nhưng họ không biết rằng, trà đặc rất có hại cho thận, vì trong trà có chứa một lượng lớn theophylin, sẽ kích thích tuyến yên của cơ thể. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chức nặng bài tiết của thận, cũng ảnh hưởng đến việc bài tiết axit uric. Nếu thích uống trà, chỉ nên pha trà loãng, uống nhiều nước đun sôi sẽ tốt hơn.
2. Các thức uống có ga, có cồn
Các loại đồ uống có cồn, có ga, đồ uống từ đậu phộng hay trà sữa có chứa hàm lượng fructose rất cao, fructose sẽ thúc đẩy sản xuất axit uric trong cơ thể. Đây là nguyên nhân khiến nồng độ axit uric tăng cao mà nhiều người lại vô ý bỏ qua.
3. Nước ép trái cây
Mặc dù nước ép trái cây thực sự rất tốt, nhưng nó cũng chứa rất nhiều fructose. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ uống 1 ly nước cam mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Do đó, uống quá nhiều nước ép trái cây hoặc ăn các loại trái cây giàu fructose cũng có thể làm tăng axit uric.
4. Nước súp
Một số người nghĩ rằng nồng độ axit uric cao thì không nên ăn quá nhiều thịt hoặc hải sản, chỉ nên ăn nước súp được ninh ra từ các sản phẩm đó. Thế nhưng trên thực tế, điều đó không khả thi. Purine trong thực phẩm hòa tan trong nước. Nước súp chỉ đơn giản là dung dịch hỗn hợp purine. Chất purine trong nước súp thậm chí còn cao hơn trong thịt, vì vậy không thích hợp để dùng thường xuyên.
10 biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút Gút (gout ) là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat tại khớp, gây viêm khớp. Không có cách chữa khỏi bệnh gút, vì vậy việc kết hợp thuốc và các biện pháp điều trị tại nhà có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Bệnh gút...