Nước khoáng nóng – nguồn tài nguyên đặc biệt cần lưu tâm khi khai thác
Vừa qua, tại thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), Đại sứ quán Hungrary tại Việt Nam và UBND tỉnh Phú Yên phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế “Định hướng khai thác các nguồn nước khoáng nóng ở tỉnh Phú Yên”. Ông Huỳnh Tấn Việt – Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên,ông Ori Csaba – Đại sứ Hungary tại Việt Nam tham dự.
Nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ có bờ biển dài 189km, Phú Yên thường được nhắc đến như một địa điểm du lịch biển gần gũi thiên nhiên với nhiều danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
Là một vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa đặc sắc được hình thành từ sự giao thoa và hòa hợp của nhiều nền văn hóa, những di tích lịch sử, giá trị văn hoá phi vật thể. Ngoài ra Phú Yên còn có nhiều ưu đãi thiên nhiên khác nữa, trong đó là các nguồn nước khoáng nóng.
Toàn cảnh Hội thảo quốc tế “Định hướng khai thác các nguồn nước khoáng nóng ở tỉnh Phú Yên”.
Hiện nay, các nguồn nước khoáng nóng của Phú Yên tập trung ở Phú Sen, Lạc Sanh, Triêm Đức, Trà Ô… được các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá là nguồn tài nguyên giàu triển vọng, việc khai thác hầu như không gây ảnh hưởng đến môi trường mà còn mang lại hiệu quả kinh tế. Nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này đã được đưa vào quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Phú Yên.
Video đang HOT
Ông Phạm Đại Dương – Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên phát biểu khai mạc Hội thảo.
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh từ nguồn suối khoáng nóng ở Phú Yên là xu hướng tất yếu, là công cụ hỗ trợ tích cực cho việc bảo tồn và phát huy giá trị các nguồn nước khoáng nóng tự nhiên của Phú Yên, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường theo hướng phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên cho đến nay tất cả các suối nước nóng Phú Yên đều ở tình trạng hoang sơ, chưa được khai thác phục vụ du lịch.
Hội thảo nhằm tạo ra cơ hội tìm hiểu, trao đổi giữa các chuyên gia về suối khoáng nóng Hungary – đất nước có kinh nghiệm đứng đầu thế giới hàng trăm năm qua trong lĩnh vực khai thác suối khoáng nóng của các bộ ngành Việt Nam, lãnh tạo tỉnh Phú Yên, các nhà đầu tư, doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này cùng hướng đến những giá trị và lợi ích thiết thực từ việc khai thác suối khoáng nóng tại Phú Yên nói riêng và các tỉnh thành khác của Việt Nam nói chung.
Ông Ori Csaba – Đại sứ Hungary tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.
Tại Hội thảo các diễn giả, nhà khoa học, chuyên gia, nhà đầu tư cùng thảo luận, chia sẻ, đóng góp ý kiến định hướng khai thác các nguồn nước khoáng nóng ở Phú Yên để sau Hội thảo lần này các bên tiếp tục ngồi lại cùng nhau thảo luận, phối hợp khai thác, phát triển nguồn nước khoáng nóng Phú Yên với niềm hy vọng Phú Yên sẽ sớm có mặt trong bản đồ điểm đến du lịch suối khoáng nóng thế giới, trong chuỗi giá trị sản phẩm suối khoáng khu vực và toàn cầu.
Theo Danviet
Xã nghèo bắt dân nộp tiền tổ chức lễ hội đâm trâu
UBND xã Hồng Tiến, TX Hương Trà, Thừa Thiên - Huế có kế hoạch tổ chức lễ hội đâm trâu vào tháng 11/2018, yêu cầu mỗi hộ dân đóng góp 300.000 đồng, khiến nhiều người dân bức xúc.
Lễ hội Ariêu Car tổ chức ngày 10/3/2016 đã bỏ đi phần lễ đâm trâu
Bắt dân nộp tiền để mời lãnh đạo, tổ chức tiệc
Theo ông Lê Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã Hồng Tiến, lễ hội đâm trâu là nét văn hóa truyền thống của đồng bào Pa Hy trên địa bàn. Trước đây, theo dự kiến 5 năm sẽ tổ chức lễ hội một lần. Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn, địa phương dự kiến 10 năm tổ chức lễ hội một lần. Lần gần đây nhất địa phương tổ chức lễ hội đâm trâu vào tháng 11/2008.
Năm nay, các già làng, trưởng bản tại địa phương này đã tổ chức họp và thống nhất tổ chức lễ hội vào ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11. Sau khi các già làng, trưởng bản đồng ý phương án, chính quyền xã (đại diện là các trưởng thôn) đứng ra vận động nhân dân đóng góp mỗi hộ 300.000 đồng. Cũng theo ông Hòa, xã Hồng Tiến có 347 hộ dân (trong đó có 46 hộ nghèo), các hộ nghèo "nộp thì tốt, không nộp cũng không sao", các hộ còn lại đều phải nộp. Số tiền trên sẽ được dùng để thuê rạp, mời lãnh đạo, tổ chức tiệc... trong thời gian diễn ra lễ hội đâm trâu.
Theo người dân xã Hồng Tiến, phần lớn các hộ gia đình trên địa bàn hiện làm nương rẫy, điều kiện kinh tế khó khăn. Trong khi đó, số tiền phải đóng góp 300.000 đồng không nhỏ. "Nghèo biết lấy đâu ra tiền đóng, mà không đóng thì sợ khi có giấy tờ cần xã chứng thực bị trả về với lý do chưa nộp tiền", bà Lê Thị M. lo lắng.
Trong khi đó, bà Hoàng Thị D. cho rằng, lễ hội đâm trâu "nhìn rất ghê" nên bà không muốn xem, không muốn xã tổ chức.
Đã yêu cầu trả lại tiền
Chiều 4/9, ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH&TT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, UBND xã Hồng Tiến không báo cáo với UBND TX Hương Trà cũng như không báo cáo xin đăng ký với Sở VH&TT tỉnh về việc tổ chức lễ hội đâm trâu. Việc làm trên của xã Hồng Tiến là hoàn toàn sai với văn bản hướng dẫn của Bộ cũng như UBND tỉnh.
Liên quan vụ việc xã Hồng Tiến tổ chức lễ hội đâm trâu, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL) vừa có công văn đề nghị Sở VH&TT Thừa Thiên - Huế kiểm tra, xác minh để có biện pháp chấn chỉnh, kịp thời xử lý những vi phạm về công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Đồng thời, tiến hành rà soát hồ sơ về nguồn gốc, quy trình tổ chức lễ hội đâm trâu trên địa bàn tỉnh, không cấp phép tổ chức lễ hội có nội dung kích động bạo lực, trái với truyền thống yêu hòa bình và nhân ái của dân tộc. Cục yêu cầu gửi kết quả xác minh trước ngày 10/9.
Sau khi nhận thông tin, Thanh tra Sở VH&TT đã làm việc với UBND xã Hồng Tiến. Kết quả làm việc cho thấy, UBND xã đã chủ trương thu tại hai nơi: Một nơi nhân dân đến nộp cho trưởng thôn, một nơi nhân dân đến nộp tại UBND xã và đã thu khoảng 10 triệu đồng. Sau khi làm việc, Sở đã yêu cầu địa phương trả lại tiền cho người dân từ ngày 30/8.
Theo ông Dũng, mặc dù trong tập tục của đồng bào dân tộc ít người đã có hoạt động này, tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay đã không còn phù hợp bởi thể hiện tính tàn bạo, man rợ mà con người không nên thực hiện. Những năm qua, Sở đã vận động và hầu hết các địa phương đều có thái độ chấp hành nghiêm túc. Ông Dũng cũng cho biết, ngày hội đại đoàn kết được xã tổ chức sắp tới có nhiều hoạt động, trong đó hình thức đâm trâu không phù hợp với đời sống hiện tại nên sẽ không thực hiện và Sở cũng đã báo cáo UBND tỉnh và Bộ VH-TT&DL.
Ông Nguyễn Xuân Ty, Chủ tịch UBND TX Hương Trà cho biết, chủ trương thu tiền của người dân để tổ chức lễ hội đâm trâu là việc làm tùy tiện của chính quyền xã Hồng Tiến. UBND thị xã đã chỉ đạo lập đoàn công tác làm việc với xã Hồng Tiến, đồng thời sẽ xử lý trách nhiệm các cá nhân, tập thể ở xã Hồng Tiến đã chủ trương làm việc này.
Duy Lợi
Theo baogiaothong
Ninh Bình: Tăng cường quản lý tài nguyên nước Hiên Ninh Binh đa câp 50 giấy phép khai thác, sử dụng nước cho 45 tổ chức, cá nhân (bao gồm 27 giấy phép khai thác nước dưới đất và 23 giấy phép khai thác nước mặt). Qua công tác rà soát có 43/50 giấy phép thuộc diện phải lập hồ sơ kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước....