Nước kênh đổi màu đen, hôi thối khiến cá chết hàng loạt
Nhiều ngày nay, con kênh chảy qua địa phận một số xã ở huyện Can Lộc ( Hà Tĩnh) đổi màu đen, bốc mùi hôi thối. Cá ở đây chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.
Gần một tuần nay, người dân 2 xã Thuần Thiện và Tùng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) lo lắng khi nước dòng kênh Truồng Mối chảy qua địa bàn bắt đầu có hiện tượng chuyển màu đen và mùi hôi thối với mức độ ngày một nhiều.
Cùng với sự đổi màu của nước, các loại cá dưới con kênh cũng chết hàng loạt khiến họ lo lắng.
Nước kênh đổi màu, cá chết hàng loạt sau một đêm
Chị Lê Thị Mùi (xóm Liên Sơn, xã Thuần Thiện) cho biết 5 ngày trước họ ngửi thấy mùi hôi thối từ dòng kênh, ra xem thì thấy dòng nước đổi màu đen đục.
“Nước ở kênh trước trong lắm nhưng mấy hôm nay hôi thôi, đổi màu đen ngòm, cá dưới kênh chết hàng loạt không rõ nguyên nhân nên ai cũng lo lắng”, chị Mùi nói.
Dòng nước kênh đen đặc, bốc mùi hôi thối. Ảnh: Hoàng Dương.
Người dân ở đây cho hay dòng kênh bắt nguồn từ con suối ở xã Hồng Lộc (huyện Lộc Hà) và chảy qua nhiều xã của huyện Can Lộc. Từ trước đến nay con kênh chưa từng xảy ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước như vậy. Nước ở kênh là nguồn chủ yếu phục vụ sản xuất, tưới tiêu, chăn nuôi gia súc cho hàng trăm hộ dân.
Nghi ngờ việc dòng kênh ô nhiễm, nước đổi màu đen, hôi thối bất thường có liên quan đến nhà máy xử lý rác chôn lấp ở xã Hồng Lộc, nhiều người dân lần theo con kênh lên bãi rác thì phát hiện nguồn nước ô nhiễm chảy ra từ đây.
“Nước đổi màu, hôi thối khiến cá trên con kênh chết sạch, mọi người dùng vợt để vớt cá đi chôn. Trâu bò, vịt, ngan nhiều ngày nay không dám thả vì sợ tiếp xúc với nguồn nước này thì không biết sẽ như thế nào”, chị Trần Thị Nhân (xã Tùng Lộc) lo lắng.
‘Hồ chứa nước thải bãi rác gặp sự cố…’
Theo ghi nhận, đoạn kênh bắt nguồn từ con suối ở xã Hồng Lộc (huyện Lộc Hà) kéo dài hàng cây số đến nhiều xã của huyện Can Lộc. Nước tại kênh có màu đen, đặc quánh, bốc mùi hôi thối khó chịu, xác cá chết nằm rải rác dọc bờ kênh.
Video đang HOT
Nhiều loại cá lớn bé chết hàng loạt do dòng kênh đổi màu, bốc mùi. Ảnh: Người dân cung cấp.
Ông Đặng Thọ Liễu, Chủ tịch UBND xã Tùng Lộc, cho biết ngay khi phát hiện hiện tượng bất thường xã đã báo cáo lên huyện và phối hợp với phòng Tài nguyên Môi trường huyện kiểm tra thì phát hiện nước tại kênh Truồng Mối đổi màu đen, xuất hiện hiện tượng cá chết nhiều.
“Trước mắt xã cảnh báo người dân hạn chế tiếp xúc với nguồn nước này, không được dùng nguồn nước này để giặt giũ, tắm rửa cũng như tưới tiêu hay vớt cá dưới kênh lên để ăn”, ông Liễu nói.
Chủ tịch xã Tùng Lộc nhận định nguyên nhân nguồn nước kênh bị ô nhiễm là do việc rò rỉ và thẩm thấu của bãi rác đặt tại xã Hồng Lộc (huyện Lộc Hà).
Khu vực được cho là hố nước thải của bãi rác bị sụt lún khiến nước rỉ ra ngoài. Ảnh: Hoàng Dương.
Ông Phan Văn Hồng, cán bộ quản lý, vận hành bãi rác huyện Hồng Lộc, thừa nhận đêm chủ nhật (23/9) hồ chứa nước thải của bãi rác gặp sự cố.
“Hồ chứa nước bị sụt lún phía dưới lòng hồ khiến một lượng nước thải đã tràn ra ngoài. Phát hiện sự việc chúng tôi đã đưa máy móc về đắp lại chờ xử lý”, cán bộ này nói.
Phạm Trường
Theo Zing
Kinh hoàng nhìn họng nước thải đen kịt, hôi thối đổ ra vịnh Nha Trang
Từ chiều qua đến sáng nay (24.9), một lượng lớn nước thải có màu đen kịt, hôi thối nồng nặc đổ thẳng ra vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) khiến nhiều người dân và du khách tắm biển bức xúc.
Sáng 23.9, ông Võ Tấn Thái - Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) tỉnh Khánh Hòa cho biết sẽ cử lực lượng kiểm tra và làm việc với chính quyền TP.Nha Trang, UBND phường Vĩnh Phước về cống chảy nước thải khiến cả một vùng biển đen kịt và nặc mùi hôi thối tại khu vực biển Hòn Chồng (đường Phạm Văn Đồng, phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang).
Nước thải đổ thẳng ra biển Hòn Chồng, nơi có nhiều du khách thường xuyên tắm biển. Ảnh: PV
Trước đó, vào chiều 22.9, cống nước này xuất hiện một lượng lớn nước thải có màu đen kịt và hôi thối nồng nặc đổ thẳng ra biển Hòn Chồng.
Khoảng 16h cùng ngày, hình ảnh người dân ghi lại từ trên cao cho thấy cả một vùng biển Hòn Chồng nhuốm màu đen kịt. Người dân tắm biển phải né bãi nước thải này.
Đến sáng nay (23.9), cửa xả này vẫn đen kịt và hôi thối. Ảnh: PV
Theo ông Thái, cống nước này có lưới gạt tự động, không cho nước thải chảy ra. "Có thể do hôm qua mưa to, lượng nước lớn nên nó tống ra. Chắc ô nhiễm hết khu vực biển đó rồi" - ông Thái cho hay.
Trong sáng 23.9, các lực lượng chức năng của UBND TP, Nha Trang và chính quyền sở tại đã kiểm tra hiện trường, lập biên bản về tình trạng chảy nước thải ra biển.
Nguyên nhân ban đầu được cho là lượng nước mưa nhiều, trạm bơm không đáp ứng được công suất nên nước thải chưa qua xử lý đổ thẳng ra biển.
Vịnh Nha Trang hứng chất thải
Mỗi ngày, vịnh Nha Trang phải hứng chịu hàng nghin met khôi nước thải xả ra từ các khu dân cư. Chất thải từ những khu nhà tạm dọc bờ sông đổ ra biển cũng góp phần khiến vịnh này ngày càng ô nhiễm.
Hiện nay, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa có khoảng 5 cống nước thải đổ thẳng ra biển, 5 cống khác xả xuống sông Cái và 3 cống xả ra sông Quán Trường. Những ống cống này dù trực tiếp hay gián tiếp thải qua 2 dòng sông nhưng đều là những điểm đen gây ô nhiễm môi trường ở vịnh Nha Trang.
Đổ thẳng ra biển
Theo quan sát của chúng tôi, vào những ngày nắng nóng, nước thải ở các cống đều đen sì, bốc mùi hôi thối. Trong đó, một số cống nằm ngay các vị trí du lịch như khu vực Hòn Chồng, công viên Thanh Niên... gây mất mỹ quan đô thị.
Rất nhiều du khách đã phàn nàn về điều này. Anh Nguyễn Tâm Danh Thắng, du khách đến từ Huế, băn khoăn: "Không hiểu sao đối diện danh thắng du lịch Hòn Chồng lại là một cống nước hôi thối đổ thẳng ra biển như thế?".
Ông Nguyễn Ngọc Tĩnh - người dân có nhà gần một miệng cống thải ở phường Vĩnh Hải, TP Nha Trang cho biết: "Không chỉ khu vực Hòn Chồng, dọc đường Phạm Văn Đồng còn có 3 - 4 miệng cống khác đổ nước thải ra biển. Với tình trạng xả thải hiện nay, dân ở đây rất ngại tắm biển vì sợ bẩn, ngứa. Gần đây, chúng tôi còn chứng kiến nhiều du khách nước ngoài thường xuyên đi nhặt rác ở khu vực bờ biển Bãi Dương - Hòn Chồng".
Dọc bờ sông Cái hiện vẫn còn hàng trăm căn nhà tạm thuộc các phường Vĩnh Phước, Vạn Thắng không hề có nhà vệ sinh. Do đó, toàn bộ chất thải, nước thải sinh hoạt của người dân đều đổ xuống dòng sông này.
Theo ông Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phước, riêng bờ sông Cái đoạn thuộc phường này đã có khoảng 180 căn nhà tạm. Cạnh đó, tại phường Xương Huân, hàng chục hộ dân mở quán nhậu dọc bờ kè mới xây. Rác thải được chủ quán gom lại và tống thẳng xuống cửa sông Cái...
Lo du lịch bị ảnh hưởng
Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Khánh Hòa, cho biết những năm gần đây, ngành du lịch của tỉnh thu hút lượng du khách rất lớn, năm sau vượt năm trước. Tính đến tháng 10-2013, đã có gần 2,5 triệu lượt du khách đến Nha Trang, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2012.
Tuy nhiên, ông Thành lo ngại tình trạng thải nước bẩn, hôi thối ra biển cũng như xả rác bừa bãi sẽ để lại những hình ảnh xấu với du khách khi đến TP Nha Trang. "Để du khách không phải than phiền, chính quyền địa phương cần có những giải pháp thiết thực, đặc biệt phải tuyên truyền đến người dân về ý thức bảo vệ môi trường" - ông Thành nói.
Ông Trương Kỉnh, Trưởng Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển vịnh Nha Trang, cho rằng theo tiêu chuẩn về môi trường, hiện vùng biển này tuy chưa bị xem là ô nhiễm nhưng rác thải, nước thải đã ảnh hưởng lớn đến khu vực. Vào mùa mưa lũ, phía Bắc đảo Hòn Tre dù xa đất liền, nằm gần vùng lõi khu bảo tồn biển cũng đã xuất hiện vi khuẩn Coliform. Hàm lượng hydrocarbon nhiều thời điểm khá cao, vượt mức cho phép. Điều này tăng nguy cơ phát triển các tảo có hại, hủy hoại môi trường sống của một số loại san hô, vi sinh vật biển...
"Lợi thế của Nha Trang là có dòng hải lưu sát bờ nên có khả năng cuốn các chất bẩn đi nơi khác song không vì vậy mà chúng ta chủ quan mà cần phải chú ý đến các giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường từ hoạt động ven bờ như: nước thải, rác thải, dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản ..." ông Kỉnh cảnh báo.
Hằng năm, Ban Quản lý vịnh Nha Trang đều phối hợp với Viện Hải dương học tiến hành khảo sát 13 điểm cố định trong vịnh vào mùa khô (tháng 4) và mùa mưa (tháng 11), qua đó đánh giá tình trạng nhiễm bẩn vi sinh khá phổ biến. Trạm "nền" ở phía Bắc vịnh Nha Trang vốn được coi là sạch nhất cũng có thời điểm bị nhiễm bẩn bởi vi khuẩn Coliform và Vibrio.
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm, UBND tỉnh Khánh Hòa đã nghiêm cấm xả thải, hạn chế đánh bắt, nuôi trồng thủy sản tại vịnh Nha Trang. UBND các xã, phường cũng tổ chức tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển vịnh Nha Trang phối hợp với Phòng Quản lý đô thị TP và cảnh sát môi trường đã lấy mẫu nước thải để kiểm nghiệm, đánh giá và đề ra giải pháp khắc phục ô nhiễm...
Theo searchtotal
Bắt giữ gần một tấn bì lợn bốc mùi hôi thối Theo thông tin từ Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa, Trạm Cảnh sát Giao thông Quảng Xương (Thanh Hóa) vừa bắt giữ xe ô tô tải 66C-061.77 vận chuyển khoảng 900kg bì lợn bốc mùi hôi thối đang trên đường đi tiêu thụ. Lực lượng chức năng kiểm tra số hàng hóa được vận chuyển trên xe tải. Ảnh:...