Nước kém phát triển thứ hai trên thế giới khởi động dự án tiền điện tử
Hai tháng sau quyết định sử dụng bitcoin làm tiền tệ chính thức, Cộng hòa Trung Phi đã đưa ra Dự án Sango phát triển đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình bất chấp việc nhiều nền tảng tiền mã hoá đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản.
Cộng hòa Trung Phi sẽ khởi động Dự án Sango dựa trên Bitcoin vào ngày hôm nay. Ảnh: the-news-page.com
Ngày 3/7, Cộng hòa Trung Phi, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới và đang chìm trong cuộc nội chiến kéo dài 9 năm, đã chính thức khởi động việc xây dựng đồng tiền điện tử của riêng mình mang tên Sango đồng thời cho biết sẽ tạo ra “trung tâm tiền điện tử đầu tiên của châu Phi” với mức thuế phí bằng 0.
Tổng thống Cộng hòa Trung Phi Faustin Archange Touadéra đã đưa ra thông báo này trong một “sự kiện trực tuyến” để ra mắt “hệ thống kỹ thuật số mới ứng dụng công nghệ blockchain”. Tuyên bố kể trên được đưa ra hai tháng sau khi Cộng hòa Trung Phi trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới, sau El Salvador sử dụng bitcoin làm tiền tệ chính thức – cùng với đồng franc CFA – và hợp pháp hóa việc sử dụng tiền điện tử.
Chưa có chi tiết cụ thể nào được đưa ra về các thể thức và thời gian tạo ra “Sango Coin” này cũng như “Crypto Island”, một nền tảng cho phép đồng tiền ảo trên trở thành “chất xúc tác cho quá trình token hóa tài nguồn nguyên thiên nhiên dồi dào” của Cộng hòa Trung Phi.
Video đang HOT
“Sáng kiến Sango”, tên của ngôn ngữ chính thức bên cạnh tiếng Pháp tại Cộng hòa Trung Phi, xuất hiện vào lúc tiền điện tử trên thế giới đang rơi vào khủng hoảng, nơi giá bitcoin rơi tự do và nhiều nền tảng tiền điện tử có nguy cơ phá sản.
Vào cuối tháng Tư, việc Cộng hòa Trung Phi áp dụng bitcoin như một loại tiền tệ tham chiếu đã gây ra sự bối rối và chỉ trích của cộng đồng quốc tế.
Theo Liên hợp quốc, Cộng hòa Trung Phi là quốc gia kém phát triển thứ hai trên thế giới, nơi chỉ có 14,3% trong số hơn 5 triệu dân được sử dụng điện vào năm 2022, trong đó 71% sống dưới mức nghèo khổ quốc tế (dưới 1,90 USD mỗi ngày) và hơn một nửa đang cần hỗ trợ nhân đạo.
Tin tặc đánh cắp tiền số trị giá 100 triệu USD
Tin tặc đã đánh cắp 100 triệu USD tiền số từ cầu nối chuỗi khối tên là Horizon. Đây là một vụ trộm lớn mới nhất trong thế giới tài chính phi tập trung.
Theo kênh CNBC, thông tin chi tiết về vụ tấn công vẫn còn rất ít, nhưng Harmony - nhà phát triển Horizon - cho biết họ đã xác định được vụ trộm vào sáng 22/6. Harmony đã chỉ ra một tài khoản cá nhân mà công ty này cho là thủ phạm.
Công ty Harmony cho biết trong một dòng tweet vào cuối ngày 22/6: "Chúng tôi đã bắt đầu làm việc với các nhà chức trách quốc gia và các chuyên gia để xác định thủ phạm và lấy lại số tiền bị đánh cắp".
Trong một dòng tweet tiếp theo, Harmony cho biết họ đang làm việc với Cục Điều tra Liên bang Mỹ và nhiều công ty an ninh mạng để điều tra vụ tấn công.
Các cầu nối chuỗi khối đóng một vai trò lớn trong không gian DeFi (tài chính phi tập trung), giúp người dùng chuyển tài sản từ chuỗi khối này sang chuỗi khối khác. Trong trường hợp của Horizon, người dùng có thể gửi mã thông báo từ mạng Ethereum đến Chuỗi Thông minh Binance. Harmony cho biết cuộc tấn công không ảnh hưởng đến cầu nối riêng cho đồng Bitcoin.
Giống như các khía cạnh khác của DeFi, các cầu nối đã trở thành mục tiêu chính của tin tặc do chúng có các lỗ hổng trong mã cơ bản.
Theo ông Jess Symington, trưởng nhóm nghiên cứu tại công ty phân tích chuỗi khối Elliptic, các cầu nối duy trì tính thanh khoản lớn, khiến chúng trở thành mục tiêu hấp dẫn đối với tin tặc.
Ông Symington nói: "Để các cá nhân sử dụng cầu nối để chuyển tiền, tài sản được khóa trên chuỗi khối này và được mở khóa trên một chuỗi khối khác. Kết quả là, các dịch vụ này chứa một lượng lớn tiền điện tử".
Harmony không tiết lộ chính xác các khoản tiền số đã bị đánh cắp như thế nào. Tuy nhiên, một nhà đầu tư đã nêu quan ngại về tính an toàn của cầu Horizon từ hồi tháng 4.
Tính an toàn của cầu Horizon dựa trên một ví "multisig" mà ví này chỉ yêu cầu hai chữ ký để khởi tạo giao dịch. Một số nhà nghiên cứu suy đoán vụ xâm nhập là do tin tặc lấy được mật khẩu để có quyền truy cập vào ví tiền điện tử.
Vụ đánh cặp xảy ra sau một loạt các cuộc tấn công đáng chú ý vào các cầu nối chuỗi khối khác. Mạng Ronin, hỗ trợ trò chơi tiền điện tử Axie Infinity, đã mất hơn 600 triệu USD trong một vụ xâm phạm bảo mật diễn ra vào tháng 3. Wormhole, một cầu nối phổ biến khác, đã mất hơn 320 triệu USD trong một vụ xâm nhập khác một tháng trước đó.
Vụ trộm trị giá 100 triệu USD nói trên là một thông tin tiêu cực nữa liên quan tiền số. Các nhà cho vay tiền điện tử Celsius và Babel Finance đã ngừng cho phép rút tiền sau khi giá trị tài sản của họ giảm mạnh dẫn đến tình trạng suy giảm thanh khoản.
Bitcoin 'thủng' mốc 20.000 USD xuống mức thấp nhất trong 18 tháng Ngày 18/6, giá đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin đã rơi xuống dưới mốc 20.000 USD, thiết lập thêm một kỷ lục buồn trong năm nay của đồng tiền mã hoá lớn nhất thế giới này. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh: AFP/TTXVN Cụ thể, Bitcoin giảm 7,1% giá trị xuống còn 18.993 USD vào lúc 16h06 cùng ngày (theo giờ Việt Nam)...