Nước hồ Tây chuyển màu trong vắt hé lộ nhiều điều bất ngờ dưới đáy
Được thí điểm xử lí công nghệ Nhật Bản như ở sông Tô Lịch, một góc hồ Tây (Hà Nội) nước chuyển màu trong hơn, lộ nhiều điều bất ngờ dưới đáy.
Sau một thời gian được quây tôn để thí điểm công nghệ xử lý nước Nano Bioreactor của Nhật Bản như ở sông Tô Lịch, một góc hồ Tây trên phố Nguyễn Đình Thi đã có nhiều thay đổi.
Khu vực được quây tôn có diện tích 1.000 m2. Theo ghi nhận, nước tại đây đã chuyển màu trong hơn, không còn màu xanh đặc trưng của tảo, đồng thời mùi hôi cũng đã giảm hẳn.
Có thể nhìn thấy rõ sự khác biệt giữa nước ở bên trong và bên ngoài. Bên trái là nước đã được xử lý, màu trong hơn, có cá bơi. Bên phải, do ngoài vùng xử lý nên nước ô nhiễm, cá chết.
Bằng mắt thường cũng dễ dàng nhìn thấy cá tung tăng bơi lội dưới nước hồ.
Nước trong và sạch khiến cho hệ sinh thái thủy sinh tại đây phong phú, đa dạng hơn với nhiều loài cá như cá trê, cá rô phi, cá chép…
Nếu để ý kỹ còn có thể phát hiện nhiều loài khác như tôm càng, ốc…
Video đang HOT
Tuy nhiên, thứ được tìm thấy nhiều nhất dưới đáy hồ không phải tôm cá mà là bát hương.
Màu nước trong làm lộ ra hàng trăm bát hương nằm ngổn ngang khắp nơi trong khu vực thí điểm lọc nước, gây mất mỹ quan.
Thậm chí có cả bức tượng ông Cóc ngậm tiền, thứ vẫn được đặt trong bàn thờ để cầu tài lộc.
Theo ông Đào Văn Cường, bảo vệ trực tại khu vực thí điểm xử lý nước hồ Tây cho biết, tại đây đầy rẫy những bát hương như thế này. Tuy mất mỹ quan nhưng may mắn là chúng không ảnh hưởng quá nhiều đến môi trường nước. “Dân mình trước giờ vẫn hay có thói quen vứt bàn thờ, bát hương, phóng sinh cá xuống sông, hồ sau khi cúng ông Công ông Táo. Những thứ được tìm thấy tại đây khả năng là được vứt xuống từ lâu rồi. Bây giờ người ta toàn đem ra sông Hồng để vứt”, ông Cường nói thêm.
Để đảm bảo thu được kết quả khách quan nhất, UBND thành phố cũng đã cho đặt biển báo cấm các hoạt động hóa vàng, phóng sinh cá tại khu vực thử nghiệm xử lý nước này.
Theo Dân Việt
Hồ Tây tiếp tục xả nước ra sông Tô Lịch, chuyên gia Nhật Bản sẽ có biện pháp gì?
Nếu Hồ Tây xả nước ra sông Tô Lịch lần nữa, các chuyên gia Nhật Bản cho biết sẽ có biện pháp khắc phục tình trạng này.
Chiều 18/7, TS.Takeba Akira, Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cho biết, việc Công ty Thoát nước Hà Nội xả hơn 1 triệu m3 khối nước từ Hồ Tây ra sông Tô Lịch khiến vi sinh vật cuốn trôi theo dòng nước, là sự việc khách quan và không quy trách nhiệm cho cơ quan nào.
TS.Takeba Akira, Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản.
Để đánh giá khách quan dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch, đơn vị phải làm lại từ đầu và cần thời gian tối thiểu trên 1 tháng để kích hoạt trở lại hệ vi sinh vật có lợi, khi đó lấy mẫu đánh giá ở khu vực thí điểm mới chính xác, khách quan. Toàn bộ dự án cần khoảng 2 tháng nữa (dự tính đến 17/9, tùy tình hình có thể rút ngắn hơn)
Theo lãnh đạo Công ty Thoát nước Hà Nội, thời gian từ nay đến tháng 9, thời tiết Hà Nội sẽ còn nhiều đợt mưa và mực nước Hồ Tây dâng lên, Hà Nội sẽ phải xả nước ra sông Tô Lịch. TS.Takeba Akira cho biết, đơn vị đã chuẩn bị cho tình huống này.
"Chúng tôi xây dựng phương án kích hoạt vi sinh vật mạnh hơn, để nếu nước Hồ Tây có xả mạnh hơn ra sông Tô Lịch thì vi sinh vật cũng không bị cuốn trôi theo dòng nước", TS.Takeba Akira cho biết.
Cùng chiều 18/7, trước câu hỏi khi Công ty Thoát nước Hà Nội xả hơn 1 triệu m3 nước Hồ Tây ra sông Tô Lịch có thông báo cho đơn vị thí điểm làm sạch sông Tô Lịch hay không? Ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE) cho biết, đơn vị có nhận được thông báo nhưng cách thời điểm xả nước chỉ khoảng 10-15 phút.
"Chúng tôi nhận thông báo trực tiếp về việc cơ quan chức năng xả nước Hồ Tây vào ngày 9/7. Nhưng chỉ sau khi nhận thông báo khoảng 10 -15 phút, Công ty Thoát nước Hà Nội mở cống xả nước ra sông Tô Lịch", ông Nguyễn Tuấn Anh cho hay.
Ông Nguyễn Tuấn Anh cũng cho biết thêm rằng, lượng nước xả từ đầu nguồn ra sông Tô Lịch vừa qua gấp 10 lần so với lượng xả trung bình từ 280 miệng cống ra sông, điều này khiến các chuyên gia Nhật Bản không thể có biện pháp khắc phục ngay được.
Việc thí điểm dự án sông Tô Lịch kéo dài thêm 2 tháng, kéo theo các chi phí sẽ tăng lên. Về điều này, đơn vị Nhật Bản sẽ chịu trách nhiệm.
Một số hình ảnh chuyên gia Nhật Bản kiểm tra việc thí điểm làm sạch dự án Hồ Tây vào chiều 18/7:
Dự án thí điểm làm sạch Hồ Tây trong diện tích khoảng 1000 m2 được bắt đầu từ ngày 16/5. Khi áp dụng công nghệ Nano-Bioeactor, lớp bùn dưới đáy chân tôn bị máy nano phân hủy mạnh dẫn đến có khe hở. Vì vậy, vào ngày 23/6, các chuyên gia Nhật Bản phải cho quây kín lại bằng bạt và các bao cát chèn đáy chân tôn.
Chiều 18/7, T.S Takeba Akira đo nồng độ oxy hòa tan trong khu vực thí điểm đạt ngưỡng dao động từ 6,7 đến 6,9mg/l. Đây là điều kiện rất tốt cho các loài cá, thủy sinh phát triển.
Tại khu vực thí điểm công nghệ Nhật Bản, lượng bùn giảm và nước trong, bằng cảm quan có thể nhìn thấy đáy mặt hồ.
Chai nước được lấy từ khu vực thí điểm.
Có thể nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa chai nước được lấy từ khu vực thí điểm công nghệ Nhật Bản (ở bên phải) với chai nước lấy ở bên ngoài.
Lượng bùn tại khu vực thí điểm cũng giảm đáng kể.
Người dân sống gần khu vực thí điểm mong muốn công nghệ của Nhật Bản sẽ được áp dụng tại nhiều vị trí của Hồ Tây để khắc phục mùi hôi thối mà người dân phải chịu do cá chết, nước hồ bị ô nhiễm.
GS.TS.NGND. Ngô Đình Tuấn, Chủ tịch Hội Môi trường và Tài nguyên Nước Việt Nam đánh giá công nghệ Nano-Bioeactor của Nhật Bản đem lại kết quả khả quan với dự án thí điểm tại Hồ Tây. Theo ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE), dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch và Hồ Tây là 2 dự án nằm trong báo cáo tổng thể khi hoàn thành sẽ có các chuyên gia đánh giá kết quả có thành công hay không?
MẠNH ĐOÀN
Theo VTC
Đề xuất bơm nước để đi thuyền trên sông Tô Lịch Công ty Thoát Nước Hà Nội vừa trình thành phố phương án tạo sông Tô Lịch. Theo đó, một "siêu" trạm bơm ngầm được đặt trong lòng đất để bơm nước từ sông Hồng vào Hồ Tây, sau đó tạo dòng chảy xuôi cho sông Tô Lịch. Khi có dòng chảy, sông Tô Lịch không những được hồi sinh mà còn có thể...