Nước giếng tự dưng nóng 70 độ C có thể do động đất
Hiện tượng nước giếng tại nhà ông Lê Vản Bảo (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) tự dưng nóng lên bất thường ở nhiệt độ 60-70 độ C trong vòng một tháng qua khiến người dân hết sức quan tâm. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra, như nước nóng bởi dưới lòng đất có thể có hoạt động của núi lửa, thậm chí cả yếu tố tâm linh.
Trao đổi với TTXVN, Tiến sĩ Lê Huy Minh, phó viện trưởng phụ trách viện Vật lý địa cầu (thuộc viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, việc nước giếng nóng phải được nghiên cứu cụ thể. Song, ông cũng nói khả năng nước giếng nóng liên quan đến núi lửa là không có cơ sở.
Theo nhận định của nhà khoa học này, việc nước giếng nóng lên có thể liên quan đến đới đứt gãy sông Hồng.
Ông Minh nói, khi đới đứt gãy hoạt động, sẽ làm vỏ trái đất xê dịch, xảy ra đứt vỡ và từ đó sẽ có dòng khoáng đi lên, di chuyển dọc theo đứt gãy và đi lên mặt đất. Có thể dòng khoáng đó vào giếng và làm cho nước nóng lên.
Thực tế, ở khu vực tỉnh Lai Châu, Điện Biên, đới đứt gãy hoạt động liên tục. Tại khu vực lòng chảo Điện Biên cũng có nhiều mạch nước nóng xảy ra (như ở trường hợp tại Lào Cai).
Theo thông tin từ ông Lê Văn Bảo, chủ sở hữu chiếc giếng trên, nguồn nước này đã được dùng tắm cho người mẹ đã 95 tuổi, chân tay co quắp, đi lại khó khăn của mình. Sau khi được tắm, chân tay bà đã mềm mại và vận động trở lại, sức khỏe tốt lên. Tiến sĩ Minh cho hay, đây là dòng nước có khoáng chất, có thể là nguồn nước quý và cần nghiên cứu, khai thác hợp lý để phục vụ cho con người.
Về việc các đới đứt gãy hoạt động đồng nghĩa với việc ở khu vực này có động đất, ông Minh cho rằng ở một số khu vực việc động đất vẫn diễn ra. Chỉ có điều nó ở cường độ nhẹ hoặc chấn động từ động đất từ nơi khác đến, xảy ra xê dịch mà chỉ máy móc mới ghi lại được.
Video đang HOT
Ông Minh cũng đưa ra khuyến cáo, người dân không nên quá lo ngại trước hiện tượng này.
Ở một góc nhìn khác, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Đản, nguyên liên đoàn trưởng liên đoàn Địa chất, Thủy văn, Địa chất công trình cho TTXVN biết, để xác định nguyên nhân cần phải đi khảo sát thực địa, xem xét tình hình.
Tuy nhiên, hiện tượng này thường gọi là “ô nhiễm nhiệt” (nhiệt độ bỗng dưng tăng lên).
Tuy nhiên, ông Đản cũng đưa ra nhiều giả thuyết về việc nước giếng nóng lên bất thường. Theo đó, có thể nước nóng là do nhân tạo. Nghĩa là không chỉ là giếng nước mà thậm chí ở một số vùng đất (trong nhà vệ sinh, góc nhà…) tự dưng nóng lên bất thường.
Nguyên nhân có thể chỗ đất đó gần hố tôi vôi, hay hở mạch điện… làm nung nóng nước và đất.
Ngoài ra, giếng nước nóng bất thường cũng có thể bởi nguyên nhân tự nhiên. Bởi vậy, cần phải xem xét giếng nước được đào qua lớp đất đá gì. Nếu đào qua đá bở rời hoặc than bùn thì có thể nước nóng lên bởi khí dễ cháy nảy sinh ra nhiệt cao. Hoặc, đó cũng có thể do hoạt động kiến tạo của trái đất từ dưới sâu đưa lên.
Trong trường hợp ở Bảo Thắng, ông Đản dự đoán nguyên nhân bắt nguồn từ tự nhiên nhiều hơn. Song yếu tố liên quan đến hoạt động núi lửa cũng được nhà khoa học này loại trừ.
Về phía cơ quan quản lý, ông Nguyễn Hữu Đức, phó giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai cho hay, sở này đã nhận được thông tin về giếng nước lạ ở Bảo Thắng và ngày 5.4 đã cử cán bộ đến lấy mẫu nước về nghiên cứu, xem xét nguyên nhân từ đâu để đưa ra cảnh báo kịp thời cho người dân.
Theo Yahoo
Sóng thần đến VN, 5 phút sau mới có cảnh báo
Nếu sóng thần xảy ra, sau 5 phút, Việt Nam mới phát hiện ra và miền Trung sẽ thiệt hại nặng nhất - Viện Vật lý địa cầu nhận định.
Sáng nay, 29-3, tại Viện Địa chất Việt Nam đã diễn ra Hội thảo khoa học về động đất và sóng thần.
Theo ông Nguyễn Hồng Phương, Trung tâm báo tin động đất và sóng thần, Viện Vật lý địa cầu thì trên biển, có 9 vùng nguồn có tiềm năng gây động đất, sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam. Trong đó, vùng biển Philippines có nguy cơ cao nhất gây ra sóng thần đến nước ta.
"Nếu động đất mạnh xảy ra ở vùng này thì sau 2 tiếng sẽ đến Việt Nam" - ông Phương cho biết.
Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống và các phương tiện cảnh báo động đất, sóng thần của chúng ta mới phát hiện được điều này sau 5 phút, ở mức trung bình. Trong khi Indonesia chỉ sau 1 phút đã phát hiện được động đất, sóng thần khi nó xảy ra.
Các hướng đứt gãy có nguy cơ gây sóng thần. Miền Trung là khu vực "hứng chịu" nhiều nhất nếu xảy ra sóng thần (Ảnh: Viện Địa chất)
Trao đổi với PV về lý do chậm trễ, ông Phương cho biết, vì chúng ta chưa có đủ mạng lưới đo đạc để cung cấp số liệu kịp thời. Ví dụ những đứt gãy ở sông Hồng thì có những đoạn chúng ta có trạm đo, có những đoạn không có. Trong khi Indonesia có mạng lưới đo đạc dày đặc hơn ta.
"Trên thế giới cũng chưa có nước nào dự đoán được chính xác vị trí xảy ra động đất - sóng thần" - nhà khoa học này cho biết.
Theo GS.TS Bùi Công Quế, nếu sóng thần xảy ra, miền Trung sẽ có sóng cao 5-6m, Bắc Bộ cao 2m, miền Nam cao 2m. Nếu có động đất, 15 phút sau sóng thần sẽ có thể ập vào ven biển miền Trung.
Cũng tham dự hội thảo, PGS.TS Phan Trọng Thịnh, Viện Địa chất Việt Nam đánh giá, Việt Nam có thể chịu động đất mức cao nhất lên đến 8,7 độ richter, nên các nhà máy hạt nhân xây dựng phải được tính toán kỹ lưỡng cho hàng nghìn năm.
Ngay như nước có nền khoa học phát triển như Nhật Bản, theo PGS Thịnh, nước bạn vẫn chưa dự đoán được độ lớn của động đất và sóng thần.
Theo ghi nhận, Việt Nam từng chịu các trận động đất tại Điện Biên năm 1935 (6,7 độ richter), Tuần Giáo năm 1983 (6,7 độ richter) và Vũng Tàu năm 2005 (5,1 độ richter).
Tại Hội thảo sáng nay, GS.TSKH Đặng Văn Bản, ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội phát biểu, các nhà khoa học Việt Nam cần nghiên cứu lại vị trí đặt nhà máy điện hạt nhân. Bởi vì khu vực Ninh Thuận về lâu dài có thể xảy ra những đứt gãy dưới lòng đất, gây nguy hiểm cho nhà máy.
Theo Hoàng Lan (VTC News)
Nghệ An: Lạ lùng lễ chém trâu hội đền Chín Gian Con trâu sau khi được tắm sạch, ăn ngon sẽ được đưa về sân đền Chín Gian, buộc chắc vào cột. Người thực hiện nghi lễ chém trâu là ông Mo, trước ngày hành lễ cũng phải kiêng khem, tắm rửa sạch sẽ và trâu phải chết ngay sau nhát rìu đầu tiên... Lễ hội độc đáo và lạ lùng trên diễn ra...