Nước giàu tụt lại phía sau trong tiêm chủng Covid-19
Một số nước giàu từng là hình mẫu chống Covid-19 đang tụt hậu trong cuộc đua tiêm chủng, thậm chí xếp sau cả Brazil và Ấn Độ.
Ở Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand, tỷ lệ tiêm chủng đang thấp một cách kinh ngạc, trái ngược với Mỹ, nơi gần 60% người trưởng thành đã được tiêm một hoặc hai liều vaccine. Tỷ lệ tại Anh và Israel thậm chí còn cao hơn. 33,51 triệu người trong tổng số hơn 66,8 triệu người Anh đã được tiêm vaccine, trong đó hơn 12 triệu người được tiêm đầy đủ hai liều. Gần 2/3 dân số Israel đã tiêm ít nhất một liều vaccine Pfizer-BioNTech.
Theo trang web Our World in Data, ba quốc gia ở khu vực Thái Bình Dương này không chỉ xếp hạng kém nhất trong số các nước phát triển về triển khai vaccine Covid-19, mà còn xếp sau nhiều nước đang phát triển như Brazil và Ấn Độ.
Ví dụ, Nhật Bản mới chỉ tiêm phòng đầy đủ cho khoảng 1% dân số và đang đứng trước nguy cơ bùng dịch. Tuần trước, chính phủ nước này quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp đến hết tháng 5. Ngày 8/5, Nhật Bản ghi nhận hơn 7.000 ca nhiễm mới trong ngày, mức cao nhất kể từ tháng 1.
Một số nước phê duyệt vaccine khẩn cấp và kéo dài khoảng cách giữa các liều vaccine nhằm tiêm chủng cho nhiều người nhất có thể. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu còn đích thân đàm phán với giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla để được tiếp cận sớm với vaccine, đồng thời huy động quân đội để hỗ trợ chiến dịch tiêm phòng. Ở Mỹ, bánh rán, đồ uống hoặc cần sa được phát miễn phí để khuyến khích người dân tiêm ngừa.
[Nhân viên y tế cầm lọ vaccine Covid-19 được trữ đông tại trường đại học ở Kawasaki, Nhật Bản, ngày 27/1. Ảnh:Reuters
Trái lại, Nhật Bản yêu cầu thử nghiệm lâm sàng trong nước đối với các loại vaccine Covid-19. Theo đó, hàng chục quốc gia chấp nhận kết quả thử nghiệm đa quốc gia do hãng Pfizer cung cấp vào tháng 11/2020 và triển khai tiêm chủng ngay. Tuy nhiên, việc thử nghiệm bổ sung vaccine Pfizer khiến Nhật Bản mất thêm vài tháng để tiêm chủng đại trà, mặc dù chính phủ đã đẩy nhanh thủ tục phê duyệt. Điều này xuất phát từ tâm lý thận trọng với các loại dược phẩm do nước ngoài sản xuất, đặc biệt là vaccine, và giới chức phải giải quyết triệt để những lo ngại về an toàn.
Khi chương trình tiêm chủng bắt đầu, Nhật đối mặt với vấn đề thiếu nhân lực để triển khai vaccine. Mọi người chỉ tin tưởng tay nghề của bác sĩ và y tá. Việc được dược sĩ tiêm vaccine tại nhà thuốc như ở Mỹ, hay được tình nguyện viên không có nền tảng y khoa tiêm vaccine như ở Anh, là điều không thể tưởng tượng nổi ở Nhật Bản.
New Zealand cũng có quá trình đánh giá riêng và phê duyệt vaccine Pfizer vào tháng 2, hai tháng sau khi Mỹ cấp phép khẩn cấp cho vaccine này. Năm 2020, Bộ trưởng Bộ Ứng phó Covid-19 Chris Hipkins hứa hẹn New Zealand sẽ sớm có vaccine. Giờ đây, ông cho biết vấn đề nằm ở nguồn cung và không thể đẩy nhanh quá trình này hơn được nữa. Phía Pfizer từ chối thảo luận về việc liệu hãng có thể chuyển vaccine cho New Zealand nhanh hơn hay không.
Video đang HOT
Trong khi đó, Australia đã đối mặt với nhiều vấn đề trong nước. Vào tháng 12, Australia ngừng thử nghiệm vaccine Covid-19 do chính nước này sản xuất sau khi vaccine tạo ra kết quả dương tính giả với HIV. Sau đó, Liên minh châu Âu (EU) ngừng xuất khẩu hơn 250.000 liều AstraZeneca cho Australia vào tháng 3, do nhận thấy nhu cầu trong EU lớn hơn. Quá trình tiêm chủng tại Australia cũng bị chậm lại khi giới chức trách khuyến cáo tiêm vaccine Pfizer cho người dưới 50 tuổi thay thế cho vaccine AstraZeneca.
Tại Hàn Quốc , chính phủ ban đầu cho rằng dịch trong nước chưa nghiêm trọng như ở Mỹ hay châu Âu, nên họ quyết định chờ đợi và quan sát thêm. Cho đến những tháng gần đây, khi Covid-19 lây lan mạnh hơn, áp lực từ công chúng tăng lên và giới chức trách phải đẩy nhanh tiến độ đàm phán với các hãng dược. Tính đến 5/4, Hàn Quốc mới triển khai hơn một triệu liều vaccine. Nước này đang xem xét cân nhắc hạn chế xuất khẩu vaccine của AstraZeneca do SK Bioscience, công ty con của SK Chemicals sản xuất để đảm bảo nguồn cung nội địa.
Một nhân viên tại nhà dưỡng lão ở Goyang, Hàn Quốc, được tiêm vaccine AstraZeneca. Ảnh:AP
Theo Helen Petousis-Harris, chuyên gia về vaccine tại Đại học Auckland, New Zealand, chương trình tiêm chủng chậm hơn, ít rầm rộ cũng có cái lợi. Bà nói: “Bạn sẽ dễ dàng chấp nhận một điều gì đó hơn sau khi nó được sử dụng hàng triệu lần”.
Ngoài ra, thay vì giãn các liều tiêm cách nhau vài tháng do nguồn cung hạn chế, việc tiêm hai liều vaccine cách nhau ba tuần (khi số lượng dồi dào) sẽ đảm bảo nhiều người được tiêm đầy đủ hơn. Nếu kéo dài thời gian chờ đợi, nhiều người sẽ mất dần mối quan tâm và bỏ qua liều thứ hai.
Petousis-Harris cho rằng New Zealand và nhiều nước giàu khác đang bị chậm tiến độ, song tốc độ tiêm chủng sẽ tăng trong những tháng tới. Theo bà, cho đến năm sau, nhiều khả năng chỉ còn các quốc gia nghèo và trung bình bị tụt lại phía sau.
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 160 triệu
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 11/5 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 160.016.865 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 3.323.620 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 137.710.858 người.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào một bệnh viện ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 596.212 ca tử vong trong tổng số 33.516.803 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 253.352 ca tử vong trong số 23.288.260 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 423.436 ca tử vong trong số 15.214.030 bệnh nhân.
Tính theo tỷ lệ dân số, Hungary là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 298 người tử vong. Tiếp đến là CH Séc với 278 người và Bosnia-Herzegovina với 270 người/100.000 dân.
Xét theo khu vực, châu Âu đang là tâm dịch của thế giới với trên 51,6 triệu người mắc COVID-19, trong đó có trên 1 triệu ca tử vong. Tiếp đến là các nước Mỹ Latinh và Caribe, với trên 957.500 ca tử vong trong trên 30 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ có trên 606.800 ca tử vong trong trên 34 triệu ca nhiễm. Châu Á ghi nhận trên 384.100 ca tử vong trong trên 30,3 triệu ca nhiễm. Trung Đông có trên 135.700 ca tử vong, châu Phi ghi nhận trên 124.700 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại Dương là trên 1.000 người.
Nhân viên y tế làm việc tại trung tâm xét nghiệm COVID-19 ở Perth, Tây Australia. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 11/5, Victoria - bang đông dân thứ hai của Australia - đã ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên trong hơn 2 tháng qua, buộc các nhà chức trách ráo riết truy vết nguồn lây trong bối cảnh gia tăng mối quan ngại về nguy cơ bùng phát đợt dịch mới. Bệnh nhân là một nam giới ở độ tuổi 30, vừa trở về từ Ấn Độ giữa tháng 4 vừa qua và đã hoàn thành 2 tuần cách ly tại khách sạn được chỉ định ở bang Nam Australia. Giới chức bang Victoria cho hay người này đã có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi xuất hiện các triệu chứng bệnh vào cuối tuần qua. Trong làn sóng dịch trước đó tại Australia, bang Victoria chiếm phần lớn các ca mắc và ca tử vong và thực thi lệnh phong tỏa kéo dài trong năm ngoái.
Thái Lan cùng ngày ghi nhận thêm 1.919 ca nhiễm mới và 31 ca tử vong, nâng tổng số các ca mắc COVID-19 từ trước tới nay lên 86.924 ca, trong đó có 452 người không qua khỏi. Số ca tử vong theo ngày ghi nhận hôm 11/5 cao bằng mức kỷ lục được ghi nhận ngày 3/5. Kể từ khi xuất hiện đợt bùng phát COVID-19 thứ ba vào đầu tháng trước, Thái Lan đã có 58.061 ca mắc bệnh.
Người dân thủ đô Viêng Chăn (Lào) đến các trung tâm xét nghiệm dã chiến để chờ được xét nghiệm. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh tại Lào đang dần được kiểm soát khi số ca mắc mới, đặc biệt là tại các thành phố lớn, ngày càng giảm. Nước này ghi nhận 35 ca mắc mới trong 24 giờ qua, trong đó tâm dịch thủ đô Viêng Chăn có 9 ca, tiếp tục ở mức 1 chữ số. Trong khi đó, tỉnh Champasak, trung tâm kinh tế của Nam Lào, ghi nhận 5 ca và đều là các trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay.
Việc các thành phố lớn của Lào không ghi nhận hoặc có số ca mắc mới ngày một giảm cho thấy tình hình dịch đang có xu hướng được kiểm soát. Tuy nhiên, huyện Tonpheung (tỉnh Bokeo), giáp giới với Trung Quốc, tiếp tục ghi nhận số ca cao nhất cả nước với 20 ca lây nhiễm cộng đồng, trở thành điểm nóng mới của dịch tại Lào. Tính tới thời điểm hiện tại, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào là 1.362 trường hợp, trong đó có 297 người đã được chữa khỏi và chỉ có 1 ca tử vong.
Tình hình dịch bệnh tại Campuchia cũng có chiều hướng khả quan hơn. Thống kê của Bộ Y tế Campuchia cho thấy số ca nhiễm mới SARS-CoV-2 giảm trong ngày thứ ba liên tiếp, khi nước này ghi nhận 480 ca trong ngày 11/5. Tổng số ca nhiễm tại Campuchia tới nay là 20.223 người, trong đó 8.170 ca được điều trị bình phục.
Báo cáo của Bộ Y tế Campuchia ghi nhận tổng số ca nhiễm mới có chiều hướng giảm nhưng diễn biến dịch tại các địa phương vẫn phức tạp, trong đó lực lượng chức năng phòng chống dịch đã ghi nhận nhiều ca nhiễm. Với 2 ca mới phát hiện tại Ratanakkiri, tỉnh vùng biên giáp giới Việt Nam, ngày 11/5, khắp 25 tỉnh, thành tại Campuchia đều đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Tương tự, số liệu của Bộ Y tế Ấn Độ công bố sáng 11/5 cho thấy số ca mắc mới COVID-19 giảm đáng kể với 329.942 ca trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca bệnh lên 22.992.517 ca. Trong cùng thời gian, Ấn Độ cũng báo cáo 3.876 ca tử vong, nâng số người chết do COVID-19 tại Ấn Độ lên 249.992 người. Số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ có xu hướng giảm từ ngày 10/5, với 366.161 ca được ghi nhận, giảm mạnh từ mức hơn 400.000 ca trong 4 ngày liên tiếp trước đó.
Cũng theo bộ trên, số ca hiện dương tính với SARS-CoV-2 là 3,71 triệu ca, chiếm 16,53% tổng số ca nhiễm. Trong khi đó, tỷ lệ phục hồi trên toàn quốc là 82,39% và tỷ lệ tử vong là 1,09%.
Tại châu Âu, người dân Anh sẽ có thể ăn uống ở các địa điểm có không gian rộng trong nhà từ tuần tới. Thông báo trên được đưa ra khi giới chức y tế của Vương quốc Anh nhất trí hạ mức cảnh báo từ mức 4 hiện nay, tức là có nguy cơ lây nhiễm cao hoặc gia tăng theo cấp số nhân, xuống mức 3, tức là dịch bệnh đang ở mức lây nhiễm thấp hơn.
Theo quy định mới, các quán rượu, quán bar và nhà hàng tại Anh có thể khởi động lại các dịch vụ trong nhà, mặc dù chỉ hạn chế các nhóm tối đa 6 người và vẫn phải thực hiện cách ly xã hội. Các hoạt động giải trí trong nhà như rạp chiếu phim, viện bảo tàng và khu vui chơi trẻ em có thể mở cửa trở lại, cùng với các phòng hòa nhạc, trung tâm hội nghị và địa điểm thể thao - cũng sẽ hoạt động trở lại nhưng với công suất hạn chế.
Trước đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo quốc gia này lần đầu tiên không ghi nhận ca tử vong nào do dịch COVID-19 sau hơn một năm phải chứng kiến nhiều đợt bùng phát dịch, với số người mắc và tử vong có thời điểm cao nhất châu Âu. Sau khi đánh giá các kết quả khác nhau, trong đó bao gồm cả tỷ lệ nhiễm bệnh và thành công sau nỗ lực tiêm chủng, ông Johnson khẳng định chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện bước mới nhất trong lộ trình gỡ bỏ phong tỏa.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Gardena, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Số liệu của trường Đại học Johns Hopkins cho thấy tình hình dịch COVID-19 ở Mỹ đang có chiều hướng tạm lắng khi số ca mắc mới trung bình mỗi ngày ở nước này đã giảm xuống dưới 41.000 ca vào cuối tuần qua, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2020. Cụ thể, cuối tuần qua, số ca mắc mới COVID-19 trong trung bình 7 ngày ở Mỹ là khoảng 40.800 ca, giảm 30% so với 2 tuần trước đó và giảm 43% so với giai đoạn đỉnh dịch gần đây nhất hồi giữa tháng 4 vừa qua (71.000 ca/ngày). Con số trên cũng là số ca mắc mới thấp nhất ghi nhận ở Mỹ kể từ ngày 19/9/2020. Trong khi đó, số ca tử vong do COVID-19 trung bình mỗi ngày trong 7 ngày qua ở Mỹ là 667 ca, thấp hơn nhiều so với các đợt cao điểm dịch bệnh mùa Đông năm ngoái.
Tại thủ đô Washington, số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày hiện ở mức thấp nhất trong gần một năm qua. Chính quyền thành phố có kế hoạch trong vòng 2 tuần tới dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đối với hầu hết các cơ sở kinh doanh và địa điểm công cộng. Theo đó, các bảo tàng, vườn thú, nhà hàng, cửa hiệu, cơ sở tôn giáo... được phép mở cửa trở lại hoàn toàn từ ngày 21/5, trong khi các quán bar, hộp đêm, địa điểm vui chơi giải trí, sân vận động có thể mở lại từ ngày 11/6. Đeo khẩu trang vẫn là quy định bắt buộc tại những nơi có không gian kín, ngoại trừ khi ăn uống.
Bloomberg: Hàng triệu người Hong Kong từ chối vắc xin COVID-19 miễn phí Bất chấp điều kiện tiêm chủng vô cùng dễ dàng, hàng triệu người Hong Kong vẫn nói "không" với vắc xin COVID-19 vì không tin chính quyền đặc khu. Cảnh sát Hong Kong kiểm tra một quán bar dành riêng cho người đã tiêm vắc xin COVID-19 - Ảnh: REUTERS Theo Hãng tin Bloomberg, Hong Kong là một trong những nơi có điều...