Nước Đức quay cuồng giữa mùa Đông ảm đạm

Theo dõi VGT trên

Nước Đức vừa ghi nhận thêm một “dấu mốc buồn” khi số ca mắc COVID-19 tới sáng 14/11 đã vượt con số 5 triệu.

Nhiều ngày qua, những “kỷ lục đáng buồn” như vậy liên tục xuất hiện, với số ca mắc hay tỷ lệ lây nhiễm trung bình 7 ngày/100.000 dân luôn đạt mức cao chưa từng có. Hiện bản đồ nước Đức toàn một màu đỏ, nhiều nơi tím ngắt, dấu hiệu của một mùa Đông u ám đang ở ngay phía trước.

Nước Đức quay cuồng giữa mùa Đông ảm đạm - Hình 1
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Magdeburg, miền Đông Đức ngày 28/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Nếu chỉ nhìn vào những con số, mọi người sẽ không khỏi bàng hoàng vì số ca nhiễm mới liên tục lập ngưỡng cao chưa từng có (40.000-50.000 ca/ngày) trong khi tỷ lệ lây nhiễm cũng đạt mức cao nhất từ đầu dịch (277,4). Tuy nhiên, trong làn sóng lây nhiễm thứ tư này, tỷ lệ tử vong thấp so với đợt dịch thứ hai cùng thời điểm này năm ngoái. Thời điểm đó, nước Đức chưa có tiềm lực và sự chuẩn bị tốt về y tế như bây giờ. Mãi đến cuối tháng 12/2020, những liều vaccine đầu tiên của BioNTech/Pfizer mới được tiêm ở Đức. Gần một năm sau, Đức đã có 70% dân số được tiêm ít nhất một mũi (tính đến ngày 13/11) và trên 67% được tiêm đầy đủ với 4 loại vaccine đã được phê duyệt. Có thể thấy, Đức đã có những công cụ quan trọng nhất để ứng phó với đại dịch COVID-19, nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao tỷ lệ lây nhiễm vẫn ở mức cao như vậy.

Câu trả lời đầu tiên là sự xuất hiện của các biến thể virus, trong đó Delta là biến thể hoành hành dữ dội nhất. Các nhà nghiên cứu đều chung quan điểm rằng biến thể này dễ lây lan và nguy hiểm hơn, đặc biệt là khả năng làm giảm hiệu quả, thậm chí là chống vaccine cũng tốt hơn. Đây là lý do đầu tiên và quan trọng nhất dẫn tới tình trạng không chỉ ở Đức mà nhiều nước châu Âu khác, tình trạng dịch vẫn hết sức phức tạp.

Lý do thứ hai là nước Đức cũng như nhiều nước châu Âu hồi năm ngoái áp đặt nhiều biện pháp chống dịch nghiêm ngặt hơn, trong đó có phong tỏa, đóng các cửa hàng, trường học, cấm tụ tập đông người, hạn chế tiếp xúc cũng như ra ngoài vào ban đêm… Nhưng hiện nay, hầu hết các biện pháp này đều đã được nới lỏng. Các quy tắc 2-G (đã tiêm, đã khỏi) và 3-G (đã tiêm, đã khỏi và đã xét nghiệm), hoặc đơn giản là AHA (đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và giữ vệ sinh dịch tễ) là công cụ cho phép mở cửa trở lại nhiều hoạt động và sự kiện đông người.

Thế nhưng các quy định này cũng không thể miễn nhiễm với biến thể Delta ngày càng tinh vi hơn. Tuy số ca nhiễm mới tăng cao từng ngày, song dường như không mấy ai thực sự quan tâm và do dịch kéo dài nên người dân có thể đã có “hiệu ứng thói quen”, ít thận trọng hơn trong việc phòng ngừa dịch bệnh, như bỏ qua việc giữ khoảng cách, không rửa tay thường xuyên,… khiến dịch bệnh bùng phát mạnh hơn.

Lý do thứ ba là tiêm phòng không đồng nghĩa với miễn dịch tuyệt đối và hiệu quả bảo vệ giảm dần theo thời gian. Theo các chuyên gia, tiêm phòng làm giảm nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, song kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian và việc tiêm chủng chỉ bảo vệ chống lại nguy cơ lây nhiễm ở giai đoạn đầu. Khả năng lây nhiễm thường trở lại 3 tháng sau tiêm chủng với những triệu chứng thường ở thể rất nhẹ. Do vậy, khi tỷ lệ tiêm chủng tăng lên, thì số người nhiễm trong số những người đã tiêm cũng tăng lên (hiện đã ghi nhận trên 100.000 trường hợp, chiếm 0,21%).

Video đang HOT

Nước Đức quay cuồng giữa mùa Đông ảm đạm - Hình 2
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Hessen, Frankfurt/Main, Đức, ngày 22/10/2021. Ảnh: AP/TTXVN

Tuy nhiên, đối với các nhóm nguy cơ, như người cao tuổi hoặc có bệnh nền, những trường hợp lây nhiễm “qua mặt” vaccine như vậy là rất nguy hiểm, bởi một mặt chúng có thể khiến bệnh trở nặng, mặt khác cũng là nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho những người khác. Đây là lý do khiến Ủy ban Tiêm chủng thường trực (STIKO) ra khuyến nghị nhanh chóng tiêm mũi tăng cường bằng vaccine công nghệ mRNA cho các nhóm đối tượng này khi họ đã tiêm đầy đủ 6 tháng trước đó.

Nhiều nhà khoa học và giới chính trị thậm chí còn đề nghị tiêm mũi bổ sung chỉ sau 4 hoặc 5 tháng nhằm tăng hiệu quả bảo vệ của vaccine. Việc tiêm mũi tăng cường không chỉ bảo vệ cá nhân người được tiêm mà quan trọng hơn là ngăn chặn chuỗi lây nhiễm, bởi nó có thể tạm thời giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm và lây lan cho người khác.

Ngoài ra, hệ miễn dịch suy yếu cũng được cho là một nguyên nhân, chẳng hạn như ở bệnh nhân ung thư đang hóa trị hoặc cấy ghép nội tạng, người mắc các bệnh tự miễn dịch hoặc người cao tuổi mà hệ miễn dịch của họ không phải lúc nào cũng đáp ứng đầy đủ với việc được tiêm chủng.

Nguyên nhân thứ tư khiến số ca nhiễm tăng mạnh là yếu tố mùa. Nhà dịch tễ học người Đức Timo Ulrichs cho rằng mùa Thu và mùa Đông là thời điểm dịch lây lan tốt nhất, bởi khi trời trở lạnh hơn, nhiều hoạt động sẽ chỉ diễn ra trong nhà hoặc không gian kín khiến nguy cơ lây nhiễm gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó, một thực tế là vẫn còn hàng triệu người trưởng thành “quyết tâm” không tiêm chủng và theo một cuộc khảo sát mới đây thì có gần 90% số đối tượng này tuyên bố sẽ không tiêm chủng trong bất kể hoàn cảnh nào, do vậy hạn ngạch tiêm chủng sẽ không dễ thay đổi thời gian tới, dù tỷ lệ tiêm hiện đang có dấu hiệu tăng nhẹ. Tỷ lệ nhiễm bệnh ở nhóm đã tiêm chủng trên cả nước Đức là 50, trong khi ở nhóm không tiêm chủng là 450, tức cao gấp 9 lần.

Để giải quyết tất cả những vấn đề trên, một trong những nhà virus học nổi tiếng nhất của Đức, Giáo sư Christian Drosten – Viện trưởng Viện virus học Bệnh viện Charité ở Berlin, đề xuất ba biện pháp chủ chốt phải được thực hiện càng sớm càng tốt, bao gồm phong tỏa (hạn chế tiếp xúc), nâng cao hơn nữa tỷ lệ tiêm chủng cũng như nhanh chóng tiêm mũi tăng cường. Ông cảnh báo nước Đức còn rất lâu nữa mới có thể thoát ra khỏi đại dịch.

Nhiều nhà khoa học và chuyên gia y tế cũng kêu gọi nước Đức cần phải nhanh chóng hành động trước khi quá muộn. Tại một cuộc họp báo, Chủ tịch RKI Giáo sư Lothar Wieler đã có hành động đáng chú ý khi tay giơ tờ giấy in màu bản đồ dịch bệnh nước Đức toàn một màu đỏ-tím cùng lời kêu gọi hãy nhanh chóng hành động dù cũng đã muộn. Để ngăn chặn xu hướng tồi tệ hơn, cần phải ngay lập tức giảm số người tham gia các sự kiện lớn, thậm chí xem xét một lệnh cấm, và giảm tiếp xúc. Ông cũng cho rằng chỉ tiêm bổ sung vaccine chưa đủ để kiểm soát quá trình lây nhiễm, bởi tiêm tăng cường sẽ chỉ giúp nâng cao đáng kể khả năng miễn dịch và giảm tải lượng virus khi bị nhiễm bệnh. Để có thể kiểm soát quá trình lây nhiễm cần phải đạt tối đa 90% dân số có khả năng miễn dịch, thông qua tiêm chủng hoặc đã khỏi bệnh.

Thực tế hiện nay, Đức là nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp thứ ba ở Tây và Bắc Âu, chỉ đứng trên một chút so với các nước cùng nói tiếng Đức là Áo và Thụy Sĩ. Tuy nhiên, nước Đức lúc này đang có một chính phủ tạm quyền và Thủ tướng Angela Merkel không có sự ủng hộ quá bán ở quốc hội, nên bà sẽ rất khó để hành động dù phải chứng kiến dịch bùng phát tới mức cao kỷ lục như vậy. Dự kiến, tuần tới, Thủ tướng Merkel sẽ họp với thủ hiến 16 bang để bàn cách ứng phó với làn sóng lây nhiễm hiện nay.

Nước Đức quay cuồng giữa mùa Đông ảm đạm - Hình 3
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Kreuzberg, Berlin, Đức ngày 30/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Liên minh ba đảng “đèn giao thông” gồm Dân chủ xã hội (SPD), đảng Xanh và Dân chủ tự do (FDP) đang đàm phán thành lập chính phủ, ủng hộ việc mở lại các trung tâm tiêm chủng, thúc đẩy tăng tỷ lệ tiêm chủng, đẩy mạnh tiêm mũi tăng cường (nhất là cho nhóm cao tuổi), thực hiện xét nghiệm miễn phí trở lại, xét nghiệm hằng ngày với những người làm việc ở các khu vực rủi ro như tại các trại dưỡng lão, áp dụng quy tắc 3-G ở nơi làm việc, 2-G trong một số lĩnh vực,… và đặc biệt là không gia hạn tình trạng khẩn cấp, vốn sẽ hết hiệu lực vào ngày 25/11 tới.

Phía liên đảng bảo thủ CDU/CSU cho rằng kế hoạch như vậy là quá nhẹ và chưa đủ để đưa nước Đức an toàn qua khỏi mùa Đông tới. Thủ hiến bang Bayern Markus Sder nêu rõ sẽ không thể “lái xe trong mùa Đông bão tố với lốp xe mùa Hè”, cho rằng kế hoạch của “đèn giao thông” chẳng có một phương án khẩn cấp nào. Nhiều chính trị gia khác của CDU cũng chỉ trích liên minh ba đảng đưa ra cách chống dịch không phù hợp với thực trạng nghiêm trọng hiện nay.

Chủ tịch nhóm nghị sĩ CDU/CSU Ralph Brinkhaus cho rằng kế hoạch chấm dứt “tình hình khẩn cấp” vốn được Quốc hội thiết lập làm cơ sở pháp lý cho các biện chống dịch, là “phủ nhận thực tế” số ca nhiễm ngày càng tăng và vô tình gửi đi “tín hiệu hoàn toàn sai lầm” rằng tình hình dịch bệnh đã tốt hơn.

Khi mùa Đông tới cũng là dịp kỳ nghỉ lễ kéo dài, nguy cơ dịch bùng phát mạnh hơn nữa là điều khó tránh khỏi nếu giới chức Đức không hành động ngay từ lúc này. Dù khả năng phong tỏa hay tiêm chủng bắt buộc không dễ dàng thực hiện do quy định pháp lý, song nếu việc chống dịch chỉ bằng lời kêu gọi và dựa vào ý thức phòng dịch thì tình hình chắc chắn sẽ còn tồi tệ hơn nữa.

Năm ngoái, người Đức mơ tới hạn ngạch 60-70% dân số được tiêm chủng, vốn có thể dễ dàng thông qua tiêm chủng tự nguyện, thì nay với sự xuất hiện và hoành hành của Delta, mức này được xác định là ít nhất 85%, một mức khó có thể đạt được trong ngắn hạn khi những người phản đối tiêm chủng chỉ thấy nhiều rủi ro hơn lợi ích từ việc tiêm chủng.

Trong một tình thế mà chỉ có liên minh “đèn giao thông” mới có thể hành động, dư luận đang rất kỳ vọng những người có trách nhiệm với nước Đức sẽ nhanh chóng đưa các dự thảo và quyết định vào đời sống để có thể nhanh chóng kiểm soát hiệu quả tình hình hiện nay.

Đầu tháng 11, châu Âu chiếm quá nửa số ca tử vong COVID-19 toàn cầu

Số ca tử vong do COVID-19 tại châu Âu đã tăng 10% trong tuần đầu tháng 11 và chiếm hơn nửa con số 48.000 người tử vong trên toàn cầu khi xu hướng tại các khu vực khác lại giảm hoặc giữ nguyên.

Đầu tháng 11, châu Âu chiếm quá nửa số ca tử vong COVID-19 toàn cầu - Hình 1
Lượng người tử vong vì COVID-19 liên tục phá kỷ lục, gây sức ép cho các cơ sở điều trị. và các đơn vị tại Romania. Ảnh: New York Times

Tờ New York Times dẫn báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuần này cho hay Nga là quốc gia ghi nhận nhiều người tử vong do COVID-19 nhất, tiếp theo là Ukraine và Romania. Về số ca mắc mới, Nga, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ lần lượt xếp thứ hạng cao nhất châu Âu.

Báo cáo của WHO cho biết châu Âu chiếm khoảng 2/3 trong số 3,1 triệu trường hợp mắc mới trên thế giới trong tuần đầu tháng 11. Giới chức các quốc gia bị ảnh hưởng nặng bởi làn sóng lây nhiễm hiện nay đang cân nhắc tái áp dụng biện pháp hạn chế để cố gắng khống chế tình hình trước khi mùa Đông đến gần.

Tại Đức, nơi khoảng 67% dân số hoàn thành tiêm vaccine COVID-19, đang ghi nhận hàng chục nghìn ca mắc mới mỗi ngày. Đây là đợt bùng phát mạnh nhất của đất nước này kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Một số bang ở Đức vừa yêu cầu người dân đeo khẩu trang cũng như xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng hoặc kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trước khi vào vào một số địa điểm công cộng.

Các chuyên gia y tế ở Hà Lan, nơi có khoảng 68% người dân được tiêm chủng đầy đủ, cũng đã kêu gọi áp đặt thêm biện pháp chống dịch do hệ thống bệnh viện đã rơi vào tình trạng quá tải. Trong tháng này, Hà Lan một lần nữa yêu cầu người dân chấp hành đeo khẩu trang tại nơi công cộng, kết hợp kiểm tra giấy chứng nhận y tế.

Diễn biến dịch bệnh ở châu Âu đang trái ngược với xu hướng ở các khu vực khác. Theo WHO, tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên toàn thế giới đã giảm 4% trong tuần đầu tiên của tháng 11, trong khi tỷ lệ nhiễm mới vẫn ổn định.

Cho đến nay, thế giới đã có hơn 250 triệu người mắc và hơn 5 triệu người tử vong vì COVID-19.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ban hiệu suất chính phủ "khoe" giúp Mỹ tiết kiệm được 1 tỷ USD mỗi ngàyBan hiệu suất chính phủ "khoe" giúp Mỹ tiết kiệm được 1 tỷ USD mỗi ngày
10:06:01 02/02/2025
Trung Quốc tuyên bố kiện Mỹ lên WTO sau lệnh áp thuếTrung Quốc tuyên bố kiện Mỹ lên WTO sau lệnh áp thuế
20:53:29 02/02/2025
Nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đánNguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đán
05:01:22 02/02/2025
Ukraine báo động đỏ trên cả nước: Hàng loạt máy bay Tu-95 Nga cất cánhUkraine báo động đỏ trên cả nước: Hàng loạt máy bay Tu-95 Nga cất cánh
09:50:24 02/02/2025
Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"
07:09:03 02/02/2025
Tổng thống Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán chấm dứt xung độtTổng thống Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán chấm dứt xung đột
20:58:20 02/02/2025
Công nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơnCông nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơn
04:28:50 02/02/2025
Canada, Mexico lập tức đánh thuế đáp trả MỹCanada, Mexico lập tức đánh thuế đáp trả Mỹ
20:21:44 02/02/2025

Tin đang nóng

Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?
22:00:06 03/02/2025
Mẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của conMẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của con
21:53:27 03/02/2025
Nhan sắc Doãn Hải My sau 10 ngày thẩm mỹ, khoe ảnh ở quê Đoàn Văn Hậu mà dân tình tấm tắc khen: Quá đẹp!Nhan sắc Doãn Hải My sau 10 ngày thẩm mỹ, khoe ảnh ở quê Đoàn Văn Hậu mà dân tình tấm tắc khen: Quá đẹp!
20:56:43 03/02/2025
Nóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy ViênNóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy Viên
22:50:17 03/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờChồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờ
22:39:56 03/02/2025
Ninh Bình: Bé trai bị bỏ rơi trong đêm lạnh mùng 4 Tết Nguyên đán kèm 1 khoản tiềnNinh Bình: Bé trai bị bỏ rơi trong đêm lạnh mùng 4 Tết Nguyên đán kèm 1 khoản tiền
21:48:41 03/02/2025
Hình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thưHình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thư
23:57:50 03/02/2025
Nhìn lại loạt khoảnh khắc visual xuất sắc của Từ Hy Viên trước khi mãi mãi ra đi ở tuổi 48 vì bệnh cúmNhìn lại loạt khoảnh khắc visual xuất sắc của Từ Hy Viên trước khi mãi mãi ra đi ở tuổi 48 vì bệnh cúm
23:32:33 03/02/2025

Tin mới nhất

Thủ tướng Israel công du Mỹ: Thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza đứng trước ngã rẽ?

Thủ tướng Israel công du Mỹ: Thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza đứng trước ngã rẽ?

09:23:29 03/02/2025
Đây cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Netanyahu tới Mỹ kể từ khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ ông vào tháng 11/2024 liên quan đến cáo buộc phạm tội ác chiến tranh ở Dải Gaza.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lên đường thăm Mỹ

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lên đường thăm Mỹ

09:21:08 03/02/2025
Phát biểu tại sân bay trước khi lên đường, ông Netanyahu nhấn mạnh: Những quyết định mà chúng tôi đưa ra trong chiến tranh đã thay đổi bộ mặt Trung Đông.
Lý do nhiều người dân Anh trả tiền để sống trong các công trình bỏ hoang

Lý do nhiều người dân Anh trả tiền để sống trong các công trình bỏ hoang

09:08:48 03/02/2025
Sáu năm qua, khi trở thành "người bảo vệ tài sản", Luke Williams đã tiết kiệm được hàng nghìn bảng Anh tiền thuê nhà. Người đàn ông 45 tuổi này hiện đang sống trong một tòa nhà văn phòng cũ ở phía Đông London.
Kỷ nguyên mới của chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ

Kỷ nguyên mới của chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ

09:04:49 03/02/2025
Ngay sau khi Mỹ thông báo về mức thuế quan mới đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, chính quyền của ba quốc gia này đã có phản ứng nhanh chóng.
Tổng thống Nga bình luận về định hướng chính sách của tân chính quyền Mỹ

Tổng thống Nga bình luận về định hướng chính sách của tân chính quyền Mỹ

08:34:27 03/02/2025
Cho đến nay, các hành động hành pháp của Tổng thống Trump dường như chưa nhắm trực tiếp vào EU. Tuy nhiên, tuần trước, ông Trump đã tái khẳng định ý định áp dụng mức thuế quan đáng kể đối với hàng hóa từ khối này.
Cộng đồng doanh nghiệp Mexico bày tỏ quan ngại trước lệnh áp thuế của Mỹ

Cộng đồng doanh nghiệp Mexico bày tỏ quan ngại trước lệnh áp thuế của Mỹ

08:30:43 03/02/2025
Cùng lúc đó, IMEF cũng hối thúc Chính phủ Mexico xây dựng các chương trình hỗ trợ khẩn cấp nhằm giúp doanh nghiệp Mexico bị ảnh hưởng bởi thuế quan duy trì hoạt động, bảo vệ việc làm, tìm kiếm nguồn cung thay thế và mở rộng thị trường x...
Ukraine lên tiếng về đề xuất giải quyết xung đột của Mỹ

Ukraine lên tiếng về đề xuất giải quyết xung đột của Mỹ

08:27:59 03/02/2025
Chúng tôi chưa xem toàn bộ cuộc phỏng vấn của ông Kellogg, chỉ mới thấy một vài trích dẫn liên quan đến bầu cử, vì vậy thật khó để đánh giá đầy đủ quan điểm của ông ấy , ông Dmytro Lytvyn, trợ lý truyền thông của Tổng thống Zelensky, ch...
Tổng thống Litva đề nghị NATO 'thể hiện sức mạnh' trước mối đe dọa từ phía Đông

Tổng thống Litva đề nghị NATO 'thể hiện sức mạnh' trước mối đe dọa từ phía Đông

08:25:07 03/02/2025
Gần đây, NATO cũng đã tăng cường sự hiện diện của mình ở vùng Baltic để ứng phó với những gì được gọi là các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng .
Lý do bất ngờ khiến tên lửa 'không có đối thủ' của Nga vẫn chưa thể đưa vào hoạt động

Lý do bất ngờ khiến tên lửa 'không có đối thủ' của Nga vẫn chưa thể đưa vào hoạt động

08:17:04 03/02/2025
Chuyên gia Wright cho biết, trong lịch sử, phần lớn các cơ sở thiết kế, chế tạo ICBM cùng đội ngũ kỹ sư liên quan đều đặt tại Ukraine, đặc biệt là trong lĩnh vực động cơ sử dụng nhiên liệu lỏng.
Mỹ tiêu diệt nhiều phần tử IS tại Somalia

Mỹ tiêu diệt nhiều phần tử IS tại Somalia

08:15:11 03/02/2025
Thông tin trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đã ra lệnh không kích các cơ sở khủng bố tại Somalia và cho biết không có thường dân nào bị thương trong các cuộc tấn công.
Israel mở cuộc điều tra hình sự với phu nhân Thủ tướng

Israel mở cuộc điều tra hình sự với phu nhân Thủ tướng

08:01:55 03/02/2025
Trong bức thư gửi một nghị sĩ đối lập, Văn phòng công tố quốc gia Israel nêu rõ, một cuộc điều tra hình sự đã được mở để điều tra các đối tượng tình nghi với sự hỗ trợ của đơn vị tội phạm mạng thuộc văn phòng này.
'Thần đồng AI' đứng sau cơn địa chấn mang tên DeepSeek

'Thần đồng AI' đứng sau cơn địa chấn mang tên DeepSeek

07:47:15 03/02/2025
Luo Fuli trở thành cái tên nổi tiếng trong giới nghiên cứu AI nhờ năng khiếu xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Cô theo học ngôi trường danh tiếng Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Sau đó, Luo Fuli được nhận vào Viện Ngôn ngữ học tính toán thuộc Đại học ...

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Hậu trường phim

23:55:19 03/02/2025
Nhiều khán giả cho rằng Bộ tứ báo thủ là phim Tết dở nhất của Trấn Thành, so với Mai hay Nhà bà Nữ thì Bộ tứ báo thủ không có chiều sâu bằng.
'Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị'

'Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị'

Sao châu á

23:37:47 03/02/2025
Sự ra đi bất ngờ của Từ Hy Viên để lại niềm xót thương vô hạn cho người thân, khán giả và cả những người đồng nghiệp thân thiết trong showbiz.
Mỹ Tâm như nàng thơ bên hoa, ca sĩ Hoài Lâm tiều tụy

Mỹ Tâm như nàng thơ bên hoa, ca sĩ Hoài Lâm tiều tụy

Sao việt

23:35:11 03/02/2025
Mỹ Tâm đăng ảnh cắm hoa thạch thảo tím. Nhan sắc nữ ca sĩ khiến fan xuýt xoa, khen như nàng thơ . Hoài Lâm gây chú ý bởi ngoại hình tiều tụy, xuống sắc.
Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim việt

23:24:35 03/02/2025
Giữa thời điểm bộ phim Bộ Tứ Báo Thủ chiếm sóng MXH, gây sốt ngoài phòng vé thì còn một tựa phim Việt cũng bất ngờ trở thành hiện tượng hot dù ban đầu không được truyền thông rầm rộ.
Tổng kết Grammy 2025: Taylor Swift trắng tay, Beyoncé hoàn thành giấc mơ kèn vàng, một siêu sao "thắng đậm"

Tổng kết Grammy 2025: Taylor Swift trắng tay, Beyoncé hoàn thành giấc mơ kèn vàng, một siêu sao "thắng đậm"

Nhạc quốc tế

23:18:28 03/02/2025
Giải Grammy lần thứ 67 đã khép lại vào sáng 3/2 (theo giờ Việt Nam), đánh dấu một năm sôi nổi của làng nhạc thế giới.
Bảo Anh gọi 1 Anh Trai là "thợ đụng", từng cùng tham gia band nhạc giao lưu Việt - Ấn rồi tan rã ngay lập tức

Bảo Anh gọi 1 Anh Trai là "thợ đụng", từng cùng tham gia band nhạc giao lưu Việt - Ấn rồi tan rã ngay lập tức

Nhạc việt

23:11:33 03/02/2025
Bảo Anh đã lên tút PR miễn phí cho Song Luân và COEM Cô dành lời khen có cánh về năng lực thợ đụng của Song Luân khi anh chiến hết từ ca hát, sáng tác, đóng phim tới viết kịch bản, quay phim.
Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50

Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50

Sao thể thao

22:35:09 03/02/2025
Tối 2/2, trên trang cá nhân, hậu vệ Đoàn Văn Hậu chia sẻ hình ảnh chụp cùng gia đình vợ với ông bà, mẹ, và các em của Doãn Hải My.
Cách chăm sóc, bảo vệ da trong mùa Xuân

Cách chăm sóc, bảo vệ da trong mùa Xuân

Làm đẹp

22:17:45 03/02/2025
Sửa rửa mặt dạng gel hoặc sữa là lựa chọn tốt vì chúng cung cấp độ ẩm mà không làm bong tróc lớp biểu bì. Các sản phẩm có chứa axit hyaluric hoặc glycerin cũng rất hiệu quả để bổ sung độ ẩm cho da.
Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?

Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?

Sức khỏe

22:13:52 03/02/2025
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng cách tính nồng độ cồn trong máu, quy định chung về đồ uống chỉ là ước tính. Tình trạng sức khỏe (chẳng hạn như bệnh gan), thuốc men cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa cồn trong cơ thể.
Mở cửa phòng trọ sau khi nghỉ Tết, các nam thanh nữ tú đua nhau khoe chùm ảnh "xem là phải bịt mũi"

Mở cửa phòng trọ sau khi nghỉ Tết, các nam thanh nữ tú đua nhau khoe chùm ảnh "xem là phải bịt mũi"

Netizen

21:48:11 03/02/2025
Sau kỳ nghỉ Tết dài đằng đẵng, sinh viên hớn hở kéo vali trở lại phòng trọ với tâm thế tràn đầy năng lượng, nhưng chưa kịp đặt hành lý xuống thì một cơn ác mộng mang tên...
Dò kim loại, 2 người đào được 'kho báu' quý giá

Dò kim loại, 2 người đào được 'kho báu' quý giá

Lạ vui

20:02:46 03/02/2025
404 đồng tiền xu được phát hiện vào mùa thu năm 2023 tại thị trấn Bunnik, cách Amsterdam khoảng 24 dặm (39 km) về phía đông nam.