Nước dừa lành tính nhưng uống theo cách này cũng gây bệnh, nhất là điều thứ 3
Nước dừa chứa nhiều calo, có tính hàn nên khi uống bạn cần lưu ý 4 điều dưới đây để không phản tác dụng.
Trong thành phần dinh dưỡng của nước dừa chứa nhiều calo. Khi bạn uống 2 quả dừa tương đương với nửa bát cơm. Để tiêu hao khoảng năng lượng này bạn sẽ phải đi bộ 45 phút hoặc đạp xe 20 phút mới đốt cháy hết lượng calo này. Chính vì vậy, nếu đang trong chế độ giảm cân, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi uống loại nước này. Nếu bạn uống nhiều dễ gây béo phì đầy bụng khó tiêu.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nước dừa khá an toàn và tốt cho sức khỏe, nhưng không dành cho trẻ sơ sinh. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chỉ nên cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Ảnh minh họa
Bé không không nên uống nước lọc, nước dừa bởi sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa còn non nớt. Chính vì vậy, các bà mẹ bỉ sữa cần lưu ý không nên phạm phải sai lầm này nhé!
Phụ mang thai 3 tháng đầu
Trong quá trình mang thai sắp sinh nở, phụ nữ thường uống nước dừa trong thai kỳ để con sinh ra trắng trẻo, khỏe mạnh. Nhưng, do hàm lượng nước dứa chứa hàm lượng chất béo cao, gây khó tiêu, nên không hề phu hợp với những phụ nữ đang trong thời kỳ đầu thai kỳ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nước dừa có tính giải nhiệt, làm mát, gây mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp. Nếu bạn uống vào 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ gây lạnh bụng, sảy thai ảnh hưởng không tốt tới mẹ và bé.
Do nước dừa giàu dinh dưỡng nên không tốt cho bệnh nhân đang mắc chứng suy thận, sỏi thận. Nếu bạn uống dễ bị tích nước, gây hiện tượng phù ứ nước trong cơ thể nên tránh sử dụng loại nước này vì nó hiện tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Để kiểm soát mức đường huyết, đồ uống này có thể là vị cứu tinh
Nước dừa rất tốt nhưng bạn có biết nó cũng có thể giúp kiểm soát và cải thiện lượng đường trong máu.
Người bệnh tiểu đường cần kiểm tra chặt chẽ chế độ ăn uống của mình để giữ lượng đường trong máu ở mức tối ưu. Trong tình huống như vậy, nước dừa có thể là một vị cứu tinh thực sự, theo trang tin Health Shots (Ấn Độ).
Nước dừa không chỉ ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để giữ lượng đường trong máu được kiểm soát.
Nghiên cứu nói gì?
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí y tế Journal of Medicinal Food, cho thấy nước dừa giúp cải thiện bệnh tiểu đường.
Nước dừa không chỉ ngon mà còn chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong một nghiên cứu, những con chuột mắc bệnh tiểu đường được điều trị bằng nước dừa đã duy trì lượng đường trong máu tốt hơn những con chuột mắc bệnh tiểu đường khác, theo tờ Express.
Các nghiên cứu trên động vật khác cho thấy tiêu thụ nước dừa có thể làm giảm lượng đường trong máu và giảm cả mức chỉ số đường huyết BbA1c, theo chuyên trang sức khỏe Healthline.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sở dĩ nước dừa có tác dụng này là nhờ hàm lượng kali, magiê, mangan, vitamin C và L-arginine cao trong nước dừa, tất cả đều giúp cải thiện độ nhạy insulin.
Tuy cần có nhiều nghiên cứu thêm, nhưng nước dừa là nguồn dồi dào magiê, đã được chứng minh là cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và tiền tiểu đường.
Sau đây là 6 lý do khiến nước dừa có thể cải thiện lượng đường trong máu và giúp ích cho người bệnh tiểu đường:
1. Chứa đầy chất dinh dưỡng quan trọng
Nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất. Nó rất giàu chất xơ, kali, canxi, magiê và sắt. Những thành phần này giữ cho lượng đường trong máu luôn ở mức kiểm soát.
2. Cải thiện lưu thông máu
Lưu thông máu kém là một vấn đề phổ biến đối với người mắc bệnh tiểu đường. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực, chuột rút và suy thận. Nước dừa cải thiện lưu thông máu và bình thường hóa lưu lượng máu trong cơ thể, giúp cơ thể tránh được các vấn đề xảy ra do lưu thông máu kém.
3. Hỗ trợ giảm cân
Thừa cân có thể dẫn đến các vấn đề về lượng đường trong máu. Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường thường bị tăng cân bất thường. Nước dừa có hàm lượng calo thấp và chứa nhiều enzym sinh học giúp cải thiện tiêu hóa. Uống nước dừa thường xuyên giúp tránh ăn quá nhiều, giúp giảm lượng calo tiêu thụ.
Nước dừa chứa lượng đường tự nhiên rất thấp, điều này giúp giữ cho mức đường huyết không tăng đột biến. Ảnh SHUTTERSTOCK
4. Lượng đường tự nhiên thấp
Nước dừa chứa lượng đường tự nhiên rất thấp, điều này giúp giữ cho mức đường huyết không tăng đột biến.
5. Nguồn chất xơ phong phú
Nước dừa có nhiều chất xơ và cũng chứa các axit amin, giúp kiểm soát lượng đường. Chất xơ giúp giảm bớt tốc độ tiêu hóa và hấp thụ đường và cải thiện tình trạng của bệnh nhân tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường nên uống bao nhiêu nước dừa?
Nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất cùng với chỉ số đường huyết thấp, nên nó thường được khuyến khích cho những người bị bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, nên chỉ uống 1 - 2 ly nước dừa mỗi ngày để giúp điều trị bệnh tiểu đường. Vượt quá giới hạn này có thể không tốt cho sức khỏe. Hãy nhớ rằng, điều độ là bí quyết, theo Health Shots.
6 loại nước hạ nhiệt cơ thể trong ngày nắng nóng Nước bí đao, trà xanh, nước sắn dây... giúp bạn hạ nhiệt cho cơ thể trong mùa hè cực nhanh. Nước ép bí đao Ảnh minh họa. Bí đao hay còn gọi là bí xanh, theo y học cổ truyền thì nó có tính mát, vị ngọt có công dụng giải nhiệt cơ thể hiệu quả, ngoài ra còn lợi tiểu, giúp giải...