Nước đổ về quá nhanh, hơn 100 nhà dân ngập sâu hơn 1m
Do nước từ thượng nguồn đổ về nên mực nước sông Lam dâng cao đã làm cho nhiều nhà dân ở khối 1, thị trấn Đô Lương, tỉnh Nghệ An ngập sâu trong biển nước.
Nước lên nhanh đã làm 110 nhà dân khối 1 đã bị ngập sâu có nơi trên 1,2m. Người dân thị trấn Đô Lương đã phải di chuyển người và đồ đạc đến nhà người thân. Được biết, đây là lần thứ 2 trong năm nay người dân khối 1 thị Trấn Đô Lương chịu ảnh hưởng trực tiếp nước từ thượng nguồn sông Lam đổ về quá nhanh khiến người dân trở tay không kịp.
“So với đợt trước, lần này nước lên nhanh, số nhà ngập nước gấp 10 lần. Chúng tôi không kịp trở tay nữa, đồ đạc ướt hết rồi, lũ thế này bà con mệt lắm. Hiện nước sông Lam ở vùng hạ du chúng tôi đang tiếp tục lên và nhiều nhà dân ở khối 1 và khối 2 tiếp tục phải di dời do nhà ngập nước…”, một người dân cho biết.
Theo đó, trong ngày huyện Đô Lương và thị trấn Đô Lương đã bố trí lực lượng hỗ trợ nhân dân sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.
Ông Ngọc Kim Nam – Bí thư huyện ủy – Chủ tịch UBND huyện đã có mặt tại các hộ dân để thăm hỏi động viên và yêu cầu UBND thị trấn tổ chức lực lượng hỗ trợ nhân dân di dời đồ đạc, gia cầm gia súc.
“Nước ngập làm đảo lộn đời sống của nhân dân, rác thải trong khu dân cư tràn ra gây ô nhiễm môi trường. Để đối phó với tình hình nước ngập không mong muốn này, chúng tôi đã bố trí lực lượng kiểm tra, chỉ đạo các xã chưa bị phải di dời đến nơi an toàn; riêng các hộ dân đã bị ngập lụt sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn”, ông Nam chia sẻ.
Nghệ An 6 người chết do mưa lũ
Theo báo cáo nhanh Ban chỉ huy PCTT – TKCN tỉnh Nghệ An tính đến hết ngày 18/8, mưa lũ đã khiến 6 người chết và mất tích.
Các nạn nhân thiệt mạng trong cơn lũ dữ gồm: Moong Mẹ Tân (37 tuổi) Cụt Văn Thôn (11 tuổi) cùng trú tại bản Lưu Thắng, xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, bị nước lũ cuốn trôi; Hạ Bào Cu (10 tuổi, bản Đống trên, xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn bị nước lũ cuốn trôi; Lữ Văn Giáp (14 tuổi), bản Khe Tang, xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn bị nước lũ cuốn trôi; Moòng Phò Uôn (80 tuổi), bản Xốp Típ, xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn; 1 thi thể trôi về địa bàn xã Hữu Kiệm chưa xác định được danh tính.
Trong khi đó, cơn lũ dữ cũng đã cuốn trôi, làm sập 23 nhà; 13 nhà bị tốc mái, 2.055 nhà bị nhấn chìm trong nước lũ, lực lượng chức năng cũng đã 364 hộ dân nằm trong vùng bị sạt lở và ngập sâu. Ngành nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng chịu thiệt hại nặng nề với 4.021,4 ha lúa hè thu bị ngập sâu; 1349,8 ha ngô, rau màu các loại cũng bị nhấn chìm trong nước lũ… 13.786 con gia súc, gia cầm cuốn trôi, chết…
Một số hình ảnh ngập lụt tại khối 1 thị trấn Đô Lương:
Nước lũ bao vây người dân thị trấn Đô Lương.
Video đang HOT
Nước lũ dâng cao hơn 1m, khiến cuộc sống người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Nước từ thượng nguồn đổ về gây ngập lụt cho người dân thị trấn Đô Lương như chìm trong biển nước.
Muốn đi lại, người dân phải chèo thuyền như thế này.
Người dân sống trong vất vả vì nước dâng cao.
Rác từ sông tấn công vào làng mạc khi nước dâng cao cả mét.
Ruộng đồng nước lũ dâng cao nhấn chìm hoa màu.
Nguyễn Duy – Hữu Hoàn
Theo Dantri
Vụ dân dựng rạp phản đối nhà máy rác: Đề nghị sớm có phương án di dời dân
Liên quan đến vụ việc người dân thôn Nam Xuân Sơn (xã Kỳ Tân) nhiều lần dựng rạp chặn trước cổng nhà máy xử lý rác Phú Hà để phản đối, UBND huyện Kỳ Anh đề nghị tỉnh Hà Tĩnh sớm có phương án di dời người dân ra khỏi khu vực ô nhiễm.
UBND huyện Kỳ Anh đề nghị tỉnh Hà Tĩnh sớm có phương án di dời các hộ dân ra khỏi vùng ô nhiễm
Sau gần hai ngày phản đối, các hộ dân ở sát khu Nhà máy xử lý rác Phú Hà đã tháo dỡ rạp để trở về nhà.
Chiều ngày 13/8 ông Lê Xuân Lành, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Tân cho biết, khi sự việc xảy ra lãnh đạo huyện, xã đã về đối thoại, giải thích, lắng nghe ý kiến, đồng thời thuyết phục người dân dỡ bỏ rạp, vật cản, băng rôn.
"Chiều hôm qua lãnh đạo huyện Kỳ Anh đã làm việc với tỉnh và cam kết với người dân sẽ trả lời người dân trong khoảng 20 ngày tới nên người dân đã đồng ý tháo dỡ và trở về nhà. Hiện thôn Nam Xuân Sơn có 48 hộ dân chịu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường từ nhà máy này", ông Lãnh cho biết.
Cùng ngày, ông Bùi Quang Hoàn, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh cho biết: "Chúng tôi đã làm việc với tỉnh và đề nghị sớm có phương án di dời người dân ra khỏi khu vực ô nhiễm".
Cũng theo ông Hoàn, muốn di dời thì phải tiến hành khảo sát địa chất, địa hình, xây dựng tái định cư, thăm dò xã hội học...
"Trước mắt sẽ thống nhất về mặt chủ trương sau đó sẽ thực hiện theo trình tự thủ tục", ông Hoàn cho biết.
Trước đó như Dân trí đã phản ánh, trong hai ngày qua (11/8 và 12/8) nhiều người dân ở thôn Nam Xuân Sơn (xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã mang theo các tấm bẫy dính đầy ruồi và bàn ghế, băng rôn... tập trung đến dựng rạp vây trước cổng nhà máy xử lý rác thải Phú Hà để ngăn cản không cho các xe ô tô tải vận chuyển rác vào nhà máy này.
Trước đó trong 2 ngày (11/8 và 12/8) người dân đã đưa bẫy dính đầy ruồi và dựng rạp trước cổng nhà máy xử lý rác Phú Hà để phản đối
Lý do những hộ dân này đưa ra là nhà máy xử lý rác Phú Hà nằm quá sát khu dân cư. Trong đó, hộ gần nhất chỉ cách nhà máy này vài chục mét và hộ xa nhất là vài trăm mét.
Từ ngày nhà máy đi vào hoạt động, hàng ngày xe tập kết rác về xử lý gây ra mùi hôi thối, mùi khói của lò đốt rác phát tán trong không khí tỏa ra khu dân cư... ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân nơi đây.
Đã có nhiều ý kiến, kiến nghị đề nghị khẩn trương di dời các hộ dân này lên khu tái định cư nhưng động thái này lại hết sức chậm trễ khiến người dân bức xúc.
Xuân Sinh
Theo Dantri
2 chủ tịch huyện bị phê bình vì để "cát tặc" lộng hành Do trong công tác quản lý nhà nước còn thiếu trách nhiệm dẫn đến tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn, Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên và Nam Đàn đã bị UBND tỉnh Nghệ An phê bình. Nhiều bến cát,sỏi không phép vẫn hiên ngang hoạt động. Trước đó, ngày 11/4/2018, UBND Nghệ An ban hành văn bản...