Nước ĐNA có 10 vạn ca nhiễm Covid-19 kêu gọi dân ngừng “cố thủ” ở nhà, ra ngoài làm việc
Mặc dù ghi nhận tổng cộng hơn 100.000 trường hợp nhiễm Covid-19 nhưng quốc gia Đông Nam Á này vẫn kêu gọi người dân hãy “ra khỏi nhà” để đi làm, góp phần thúc đẩy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
“Kinh tế Indonesia đã sụt giảm đáng kể vì nhiều người dân không dám ra khỏi nhà đi làm. Họ hạn chế gặp gỡ, tiếp xúc với người khác. Trong khi đó, việc kinh doanh trên mạng là không đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, ông Budi Sadikin – người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm phục hồi kinh tế trong dịch Covid-19 thuộc chính phủ Indonesia – phát biểu.
“Nếu chúng ta tiếp tục thực hiện hạn chế tiếp xúc xã hội, nền kinh tế Indonesia sẽ khó trụ vững”, ông Budi Sadikin nói thêm.
Lời kêu gọi của ông Budi đưa ra trong bối cảnh kinh tế Indonesia đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh. Indonesia đã chi hơn 47 tỷ USD để giảm thiểu tác động của đại dịch đối với kinh tế nhưng hàng triệu người dân nước này đang rơi vào cảnh thất nghiệp.
Nhiều tỉnh thành ở Indonesia đang dần nới lỏng các biện pháp kiểm dịch, bất chấp số ca nhiễm Covid-19 gia tăng.
Đến ngày 30.7, Indonesia ghi nhận tổng cộng 106.336 ca nhiễm Covid-19 với 5.058 người tử vong.
Video đang HOT
Chính phủ Indonesia kêu gọi người dân ra ngoài làm việc (ảnh: Straits Times)
Ý thức thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở Indonesia được đánh giá là chưa tốt. Ở một số địa phương, giới chức còn phải dọa ma, nhốt vào nhà hoang để người dân tuân thủ hạn chế tiếp xúc xã hội.
Từ đầu tháng 6, một số công ty ở thủ đô Jakarta đã bắt đầu mở cửa trở lại. Nhân viên đi làm được sắp xếp ngồi xen kẽ và duy trì khoảng cách tiếp xúc. Các trung tâm thương mại ở Jakarta cũng được cho phép mở lại từ giữa tháng 6.
Ngày 31.7, Bali – hòn đảo du lịch nổi tiếng ở Indonesia – sẽ đón khách trở lại. Du khách nơi đây được yêu cầu xuất trình giấy tờ chứng minh họ đã xét nghiệm âm tính với Covid-19.
“Các bác sĩ của chúng ta giờ đã biết cách chăm sóc cho bệnh nhân tốt hơn. Tỷ lệ bệnh nhân mắc Covid-19 hồi phục được cải thiện rất nhiều. Thuốc điều trị virus rất sẵn”, ông Budi trấn an khi kêu gọi người dân Indonesia đi làm trở lại.
Dữ liệu cung cấp bởi chính phủ Indonesia cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 hồi phục ở nước này đã tăng lên 40% trong tháng 7.
Dọa ma cho người dân ở nhà trong dịch Covid-19 ở một ngôi làng tại Indonesia (ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, chuyên gia dịch tễ học Pandu Riono – giảng viên tại Đại học Quốc gia Indonesia – bày tỏ nghi ngờ về việc khuyến khích người dân ra ngoài đi làm trong thời điểm này.
“Để người dân đi làm trở lại, việc đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và ý thức giãn cách xã hội phải được đề cao. Chìa khóa kiểm soát dịch bệnh là xét nghiệm diện rộng, cách ly và truy vết tiếp xúc. Chúng ta cần làm ít nhất 100.000 xét nghiệm mỗi ngày để ngăn ngừa đại dịch. Nếu không làm được, chúng ta sẽ chứng kiến các ca nhiễm gia tăng từ giờ cho tới sang năm”, chuyên gia Pandu Riono nhận xét.
Hiện tại, Indonesia mới thực hiện được 20.000 – 30.000 xét nghiệm Covid-19 mỗi ngày.
Thúc đẩy quan hệ ASEAN - Ukraine
Đại sứ các nước ASEAN tại Ukraine đã có buổi làm việc với Ngoại trưởng Ukraine để thảo luận phương hướng thúc đẩy hợp tác.
Ngày 9/7, Đại sứ các nước ASEAN tại Ukraine gồm Việt Nam, Malaysia và Indonesia đã có buổi làm việc với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba để thảo luận phương hướng thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và các nước thành viên ASEAN với Ukraine.
Tại buổi làm việc, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kulebavà các Đại sứ đều có chung nhận định quan hệ ASEAN - Ukraine thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng; trao đổi thương mại, đầu tư, du lịch... còn nhiều hạn chế. Ông Kuleba tái khẳng định quan điểm cho rằng Ukraine có lợi ích ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời nhấn mạnh sẽ đưa châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có ASEAN, thành một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Ukraine nhằm thúc đẩy quan hệ mọi mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Anh Tuấn và các đại sứ ASEAN tại buổi làm việc với Ngoại trưởng Ucraina Dmytro Kuleba
Các Đại sứ đánh giá cao quan điểm và cách tiếp cận chính sách của Bộ trưởng ngoại giao Ukraine đối với ASEAN. Với những lợi thế sẵn có như sự phát triển rất năng động, thị trường rộng lớn với 650 triệu dân, nằm ở vị trí trọng yếu giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ASEAN hoàn toàn có thể trở thành cửa ngõ để kết nối Ukraine với khu vực Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương. Các Đại sứ đề nghị tăng cường trao đổi đoàn các cấp, thành lập Ủy ban ASEAN tại Ukraine, đàm phán ký kết thỏa thuận miễn visa và thiết lập đường bay thẳng giữa Kiev với thủ đô của một nước thành viên ASEAN, đồng thời thúc đẩy các hoạt động trao đổi văn hóa, giáo dục, thể thao.
Ngoại trưởng Kuleba nhất trí với sáng kiến thành lập Ủy ban ASEAN tại Ukraine. Đây sẽ là cơ chế đối thoại và hợp tác hiệu quả, thể hiện những cam kết mạnh mẽ về chính trị đối với việc thúc đẩy quan hệ ASEAN - Ukraine. Ông nêu ý tưởng thành lập Trung tâm ASEAN tại một trường đại học lớn ở Kiev để quảng bá và tăng cường trao đổi thông tin về ASEAN; đồng thời nhắc lại đề nghị của Ukraine về việc trở thành quan sát viên của Hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA) và tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ASEAN (TAC). Đặc biệt, Ngoại trưởng gửi lời cảm ơn tới Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Ukraine đã ủng hộ nước này trong cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19, Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng đã tài trợ cho chuyến bay đưa công dân Ukraine về nước khi các quốc gia đóng cửa biên giới do Covid-19. Ngoại trưởng Kuleba cho biết sẽ đi thăm ASEAN vào cuối năm 2020, trong đó sẽ ưu tiên Việt Nam, Malaysia và Indonesia.
Phát biểu tại buổi làm việc, Đại sứ Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36, đề nghị Bộ Ngoại giao Ukraine hỗ trợ thúc đẩy tổ chức tham vấn chính trị Việt Nam - Ukraine, kỳ họp lần thứ 15 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật, kỳ họp lần thứ 17 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự. Đại sứ Nguyễn Anh Tuấn cũng đề nghị Bộ Ngoại giao Ukraine quan tâm tạo điều kiện để cho cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine hội nhập đầy đủ và toàn diện vào xã hội sở tại cũng như có đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của nước này, ủng hộ việc bổ nhiệm lãnh sự danh dự của Việt Nam tại thành phố Odesa.
Trước đó, ngày 08/7/2020, Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Anh Tuấn đã làm việc với Đại sứ Malaysia và Đại sứ Indonesia để thảo luận kế hoạch tổ chức Ngày ASEAN tại Kiev. Đây là sự kiện thường niên, góp phần không nhỏ vào việc quảng bá hình ảnh của ASEAN tới Chính quyền và người dân Ukraine. Năm nay, do dịch Covid-19 tại Ukraine vẫn diễn biến phức tạp, các Đại sứ quyết định giảm quy mô và các hoạt động nhằm tuân thủ quy định giãn cách của sở tại. Theo dự kiến, sự kiện Ngày ASEAN sẽ được tổ chức vào 08/8/2020 tại Đại sứ quán Malaysia.
Ngoại trưởng Ucraina Kuleba và các đại sứ ASEAN chụp ảnh lưu niệm.
Ngày 3/7/2020, ĐSQ cũng đã tổ chức toạ đàm trực tuyến về "Chính sách kinh tế Việt Nam và triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam - Ukraine sau đại dịch Covid-19" nhằm trao đổi thông tin, tìm ra các biện pháp khắc phục và cơ hội hợp tác kinh tế giữa Ukraine và Việt Nam sau đại dịch Covid-19.
Phát biểu tại toạ đàm, Đại sứ Nguyễn Anh Tuấn khẳng định cho dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng dương trong 6 tháng đầu năm 2020 và dự kiến đạt mức tăng trưởng 4,8% cho cả năm 2020 và triển vọng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Ukraine sau đại dịch Covid-19 là rất lớn do cơ cấu kinh tế của 2 nước có tính bổ sung cho nhau, không cạnh tranh lẫn nhau./.
Gần 12,4 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận gần 12,4 triệu ca nCoV, hơn 556.000 người chết, châu Mỹ vẫn là tâm dịch trong khi châu Âu gần như kiểm soát được tình hình. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 12.369.199 ca nhiễm và 556.362 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 234.273 và 5.524 trong 24 giờ qua, trong khi 7.179.162 người...