Nước đầu tiên ở Đông Nam Á sắp cấm xe xăng, dầu
Singapore tham vọng chỉ cho phép xe dùng nhiên liệu sạch lưu thông trên đường trước 2040.
Heng Swee Keat, Bộ trường tài chính Singapore hôm 18/2 cho biết, chính phủ nước này dự định cấm hoàn toàn việc bán xe chạy xăng, dầu trên thị trường trước thời điểm 2040. Mục tiêu của đảo quốc sư tử là để giảm ô nhiễm không khí và bảo vệ sức khỏe của người dân trong nước.
“Vận tải nội địa là ngành đóng góp một lượng lớn khí thải nhà kính”, ông Heng Swee Keat nói. “Các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong truyền thống góp phần gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống”.
Một mẫu BlueSG trong chương trình chia sẻ xe điện của Singapore ra mắt hồi 2017. Ảnh: Reuters
Singapore trở thành quốc gia tiếp theo sau Pháp, Anh, Đan Mạch, Na Uy, Trung Quốc có kế hoạch cấm xe hơi chạy nhiên liệu xăng, dầu trong tương lai gần. Không những cấm bán, quốc gia thuộc Đông Nam Á còn muốn loại bỏ các phương tiện này chạy trên đường phố và chỉ cho phép xe chạy nhiên liệu sạch lưu thông.
Để khuyến khích người dân cho một lựa chọn mới, chẳng hạn xe điện, chính phủ Singapore dự định sẽ hoàn trả một khoản lên đến 14.375 USD cho những ai đăng ký xe mới không dùng nhiên liệu truyền thống. Ông Heng nói rằng các công ty tư nhân cũng như nhà nước sẽ cùng hợp sức để nâng số lượng điểm sạc điện từ 1.600 như hiện nay lên 28.000 trước năm 2030.
Ông Heng nói thêm: “Chúng tôi đặt cược vào xe chạy điện, các chính sách cũng đang nghiêng về định hướng này bởi nó là công nghệ hứa hẹn nhất trong tương lai. Tất nhiên, một yêu cầu đặt ra là nhu cầu về xe điện phải tăng lên đáng kể, để những đầu tư về cơ sở hạ tầng không bị bỏ phí”.
Đưa ra mục tiêu đầy tham vọng nhưng Singapore chưa nói rõ biện pháp nào để giảm số phương tiện dùng động cơ đốt trong trong vòng 20 năm tới.
Video đang HOT
Walter Theseira, phó giáo sư, trưởng khoa Vận tải đô thị thuộc Đại học Khoa học xã hội Singapore cho rằng, điểm mấu chốt ở kế hoạch của chính phủ là liệu ngành công nghiệp ôtô đã sẵn sàng với viễn cảnh không có xe chạy xăng, dầu. “Nếu chưa, thị trường sẽ không đủ lượng xe không phát thải hoặc có nhưng ở mức thấp, cung cấp cho người dân. Khi đó, không một chính sách nào có thể thực thi. Người dân không những thiếu lựa chọn về xe nhiên liệu sạch, mà xe dùng nhiên liệu truyền thống cũng không có đủ để đáp ứng”.
Với quan điểm tự tin hơn, Su Lian Jye, một nhà phân tích về lĩnh vực công nghệ của công ty ABI Research đánh giá, định hướng mà Singapore theo đuổi phù hợp với xu hướng của ngành ôtô thế giới. “Cam kết của chính phủ ở những thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ về tương lai xe điện sẽ khiến các hãng ôtô phải chạy theo, đẩy nhanh quá trình đổi mới của họ để không đánh mất lợi nhuận trong tương lai”.
Theo Nikkei Asian Review
Hãng ôtô Đông Nam Á tự tin chất lượng như xe Nhật
Giám đốc điều hành Proton nói rằng hãng đã cải tiến về mặt chất lượng và thương hiệu, giờ đây có thể cạnh tranh với Toyota và Honda.
Khi trả lời phỏng vấn Channel NewsAsia hôm 11/12, CEO Li Chunrong nhấn mạnh rằng Proton trước đây từng đối mặt với những vấn đề về chất lượng. Tuy nhiên, hãng xe nội địa Malaysia đã tiến một bước dài.
"Điều đó từng là vấn đề với Proton, họ không có tiềm lực để nghiên cứu kỹ về chất lượng", vị giám đốc điều hành nói. "Nhưng giờ đây, với chuyên môn và nguồn lực từ Geely cũng như kinh nghiệm của Proton với vai trò là một hãng xe quốc gia, chúng tôi có khả năng sản xuất những chiếc ôtô với chất lượng tốt hơn".
"Với vị thế sản phẩm mới của mình, những đối thủ của chúng tôi là Honda và Toyota", Li thêm. Người đàn ông này muốn Proton tập trung vào chi tiết hơn nữa và nhờ thế, hãng sẽ tiến tới phân khúc cao cấp. Thậm chí Li không coi hãng xe đồng hương Perodua là đối thủ.
Li Chunrong (bên trái) trong buổi ra mắt mẫu SUV X70 vào tháng 12/2018. Ảnh: Proton
Dịch chuyển từ vị trí mà nhiều người Malaysia đánh giá là một "chiếc xe hơi cơ bản" sang "ôtô cao cấp" là một phần của kế hoạch 10 năm dành cho Proton, Li cho biết. "Perodua không phải đối thủ của chúng tôi. Tại sao ư? Vì vị thế sản phẩm khác nhau".
Những nỗ lực trong hai năm qua đã đưa Proton tiến xa so với đối thủ đồng hương, về mặt định vị thị trường. Mẫu sedan Saga của Proton được vị giám đốc tự tin đánh giá tốt hơn nhiều so với mẫu xe cạnh tranh Bezza từ Perodua. Saga được sản xuất từ năm 1985 và đang ở thế hệ thứ ba, lại vừa có bản nâng cấp, trong khi Bezza vẫn là thế hệ đầu tiên kể từ khi ra mắt năm 2016.
Trong nhiều năm, hãng xe đầu tiên của Malaysia từng trong tình trạng nợ nần và phải dựa vào các khoản vay từ chính phủ, những lần rót vốn, và những sự khích lệ.
Trong 2017, Geely mua 49,9% cổ phần Proton. Với Li ở vị trí điều hành, Proton được kỳ vọng tạo đột phá và mang lại lợi nhuận trong năm tiếp theo.
Nhưng Perodua lại hơn Proton nếu so về doanh số. Thành lập sau Proton tới 10 năm, nhưng thương hiệu xe hơi thứ hai của Malaysia lại được biết đến với những mẫu xe con chất lượng với mức giá tương đương hoặc thấp hơn Proton.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Malaysia (MAA), Perodua bán được 22.808 xe trong tháng 10, còn Proton là 9.803 xe.
Trong buổi phỏng vấn, Li nói rằng niềm tin của người dân vào thương hiệu Proton đã được vực dậy sau màn ra mắt mẫu SUV X70 hồi tháng 12/2018. "Chúng tôi bán được 26.000 chiếc X70 chỉ trong năm ngoái và dù chưa đạt mục tiêu 30.000 xe, điều đó vẫn được coi là thành công".
Phiên bản nâng cấp của các mẫu PIES cũng góp phần vào nỗ lực làm mới hình ảnh thương hiệu. PIES được viết tắt từ Persona, Iriz, Exora và Saga. Proton mất 16 tháng để phát triển năm sản phẩm này (tính cả X70) và ra mắt tất cả trong vòng tám tháng.
Li giới thiệu mẫu Saga phiên bản nâng cấp hồi tháng 8 vừa qua. Ảnh: Paultan
Sau khi ra mắt hồi tháng 8 vừa qua, mẫu Saga bản nâng cấp góp thành công lớn vào doanh số xe Proton, với 70%, trong khi X70 là 19%. Cách đây khoảng ba năm, mỗi tháng, 2.200 chiếc Saga bán ra. Nhưng từ tháng 8, con số là 4.000 xe.
Proton còn muốn trở thành một thương hiệu quốc tế tính đến 2027. Đặc biệt, hãng xe Malaysia tham vọng tăng mạnh xuất khẩu. Li nhấn mạnh, rằng Thái Lan hiện sản xuất hai triệu xe mỗi năm, và xuất khẩu khoảng một triệu xe. Với Indonesia, tỷ lệ xuất khẩu là 30%. Còn Malaysia chỉ là 3%.
Năng lực xuất khẩu mạnh nhất của Proton là vào năm 2005, với 20.000 xe mỗi năm. Nhưng trong 2017, quốc gia này chỉ đưa ra thị trường quốc tế được 200 xe. "Vì sao ư? Do sản phẩm", Li nói.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Proton hiện nay là Ai Cập, nơi đón nhận các phiên bản vô-lăng bên trái của các mẫu Saga và Exora. Trong hai năm qua, Proton đã tăng mức xuất khẩu lên 1.000 xe.
Nhưng thế vẫn chưa đủ. Các phiên bản nâng cấp khi ra mắt trong năm tới được kỳ vọng giúp hãng tăng lên mức 5.000 xe mỗi năm.
Thị trường Pakistan sẽ là điểm đến tiếp theo của Proton, nơi hãng đang làm việc với một đối tác địa phương để xây dựng một nhà máy lắp ráp. Dự án đang được xúc tiến và dự kiến là một phần của kế hoạch 10 năm.
Ở Malaysia hiện nay, ôtô nội địa thống trị thị trường. Đứng trong top 3 bảng doanh số hàng tháng luôn có Perodua và Proton. Theo kết quả bán hàng 6 tháng đầu năm nay, tổng doanh số toàn ngành công nghiệp ôtô ở Malaysia là 296.334 xe, tăng 2,29% so với cùng kỳ 2018.
Theo Vnexpress
Ra mắt Hyundai i30 N từ 1,66 tỷ đồng tại Đông Nam Á Hyundai i30 N mới là phiên bản hiệu suất cao của dòng xe gia đình i30 - đã chính thức được bày bán tại thị trường Malaysia chỉ với đúng 20 chiếc, với giá khởi điểm 298.888 RM (khoảng 1,66 tỷ đồng). Hyundai i30 N đã lần đầu tiên trình làng vào năm 2017 như phiên bản hiệu suất cao của dòng xe...