Nước đá bẩn – ổ bệnh cho người
Sau khi Sở Y tế Hà Nội thông báo kết quả kiểm tra 33 cơ sở sản xuất nước đóng chai, nước đá viên ở Hà Nội phát hiện nhiều mẫu nước đá viên, nước tinh khiết đóng chai nhiễm khuẩn vi sinh, người tiêu dùng đã giật mình lo ngại về thứ nước uống hằng ngày này.
Nhiều mẫu nước đá viên, nước tinh khiết đóng chai nhiễm khuẩn.
Giá rẻ = đau bụng
Hà Nội đang trải qua những ngày nắng nóng cực điểm, nên nhu cầu giải khát của người dân tăng cao. Chủ một quán trà đá vỉa hè cho biết, mỗi ngày phải mua tới 10 túi đá viên (mỗi túi 5kg) và nhiều loại nước tinh khiết ướp lạnh. Tại các quán càphê, giải khát thì lượng đá viên tiêu thụ mỗi ngày cũng không hề nhỏ. Nhiều gia đình mua 1-2 túi đá viên về để sẵn trong tủ sử dụng dần… Chỉ khoảng 3.000-5.000 đồng một túi đá viên tinh khiết 5kg, chai nước mang theo người đã mang lại tiện lợi lớn cho người sử dụng.
Chính bởi nhu cầu đó mà rất nhiều cơ sở sản xuất đã tham gia sản xuất đá viên, nước tinh khiết quảng cáo là nước sạch, đá sạch với đủ tên gọi và chất lượng. Chủ một quá trà chanh vỉa hè trên phố Lý Quốc Sư cho biết, thường lấy đá viên của một cơ sở ở tận huyện Hoài Đức. Một lần, có khách hàng phản ánh uống trà về bị đau bụng đi ngoài, tôi nghĩ là do đá viên không đảm bảo vệ sinh nên đã chuyển sang mua một cơ sở khác ở quận Cầu Giấy.
Video đang HOT
Nhiều người đã từng bị đau bụng, đi ngoài do uống phải nước đá, nước bẩn, nhưng đều không mấy quan tâm viên đá được bỏ vào cốc nước có sạch hay không. Sau khi có thông tin phát hiện nước đá viên, nước tinh khiết có nhiễm khuẩn gây bệnh tiêu chảy, không ít người lo ngại. Chị Bích Hường – quận Cầu Giấy – phản ánh: Trước đây, tôi thường mua đá viên, nước chai đóng sẵn về sử dụng, một lần để mấy viên đá ra cốc không sử dụng ngay, khi đá tan thấy nước trong cốc nhiều cặn màu vàng, nhìn mà ghê. Một sinh viên phàn nàn: Bọn em đã vài lần bị đau bụng vì uống trà đá vỉa hè rồi; mỗi tối, ở các phố Hà Nội giới trẻ ngồi uống trà chanh đầy ngoài đường mà thấy ái ngại quá. Nhiều bạn biết bẩn mà vẫn uống?
Nhiều cơ sở chui chưa được phát hiện
Mới đây, đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thông báo phát hiện 1 mẫu đá viên, 5 mẫu nước đóng chai bị nhiễm khuẩn coliform (loại vi khuẩn có thể gây các bệnh tiêu chảy, viêm đường ruột, tồn tại cả trong phân người), do các cơ sở quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình có điều kiện vệ sinh sản xuất không đảm bảo sản xuất.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 69 cơ sở sản xuất nước đá sạch có công bố sản phẩm và hơn 370 cơ sở sản xuất nước tinh khiết đóng chai được cấp phép. Ngành y tế Hà Nội cũng thừa nhận, vẫn có những cơ sở sản xuất nước đá, nước tinh khiết hoạt động chui, nhái nhãn mác của những hãng nước tinh khiết nổi tiếng, có uy tín trên thị trường… chưa được phát hiện và kiểm soát. Vì thế, ngành y tế khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên chọn mua và sử dụng nước đá viên, nước tinh khiết đóng chai của các hãng đã được cấp phép, có uy tín, có thương hiệu…
6 mẫu nước đóng chai, đá viên bẩn: Đá viên của cơ sở Ngọc Hường (ở số 85 đường Trung Văn, huyện Từ Liêm); nước tinh khiết đóng chai Sakura của Cty CP Hùng Hậu, đường Âu Cơ, quận Tây Hồ; nhãn Aquavenus của Cty CP Hồng Long, Xuân Phương, Từ Liêm; hiệu Bonwater của Cty phát triển Đức Việt, Xuân Phương, Từ Liêm; nước WaterHaru của Cty TNHH đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Thành, đường Phùng Chí Kiên, quận Cầu Giấy; nước Aqua Myanh của Cty TNHH nước uống Hòa Bình, Thái Thịnh, quận Đống Đa.
Theo vietbao
Nhiều mẫu đá viên, nước tinh khiết nhiễm khuẩn coliform
Từ đầu mùa hè đến nay, các cơ quan chức năng của Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra 33 cơ sở sản xuất nước đóng chai, hàng chục cơ sở sản xuất nước đá viên trên địa bàn thành phố, qua đó phát hiện và đình chỉ nhiều cơ sở vi phạm. Đặc biệt, nhiều mẫu nước đá viên, nước tinh khiết đóng chai khi kiểm nghiệm đã phát hiện nhiễm khuẩn vi sinh.
Thanh tra Sở Y tế kiểm tra một cơ sở sản xuất nước đóng chai nhỏ lẻ
Nước tinh khiết quá bẩn
Ngày 28-6, ông Lê Đức Thọ, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Hà Nội cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, trong số các mẫu nước tinh khiết đóng chai mà Chi cục lấy tại các cơ sở kiểm tra để gửi kiểm nghiệm, 34 mẫu đã có kết quả.
Theo đó, tất cả các mẫu đều đạt những chỉ tiêu về lý, hóa, kim loại (nằm trong giới hạn cho phép), song đáng chú ý có đến 5 mẫu nước đóng chai bị nhiễm vi sinh, cụ thể là nhiễm khuẩn coliform. Những mẫu nước đóng chai bị nhiễm khuẩn này đều của các cơ sở, công ty sản xuất quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình, điều kiện vệ sinh sản xuất không đảm bảo.
Cụ thể, 5 mẫu vi phạm gồm: mẫu nước tinh khiết đóng chai Sakura của công ty CP Hùng Hậu (đường Âu Cơ, quận Tây Hồ), bị nhiễm coliform tổng số là 10CFU/ 250ml; mẫu nước Aquavenus của Công ty CP Hồng Long (Xuân Phương, Từ Liêm), coliform tổng số 10CFU/250ml; mẫu nước Bonwater của công ty Phát triển Đức Việt (Xuân Phương, Từ Liêm), coliform tổng số là 10CFU/250ml; mẫu nước WaterHaru của Công ty TNHH Đầu tư SX và TM Tiến Thành (đường Phùng Chí Kiên, quận Cầu Giấy), coliform tổng số là 22CFU/250ml; mẫu nước Aqua Myanh của Công ty TNHH nước uống Hòa Bình (Thái Thịnh, quận Đống Đa), coliform tổng số là 57CFU/250ml.
Ông Lê Đức Thọ cho biết, tất cả các cơ sở sản xuất nước đóng chai đều phải định kỳ kiểm nghiệm nguồn nước đầu vào. Do vậy, việc các mẫu nước tinh khiết đóng chai bị nhiễm khuẩn vi sinh chủ yếu là nhiễm trong quá trình sản xuất như: khâu rửa vỏ bình không đảm bảo, khâu chiết xuất nước vào bình và đóng nắp bình không đúng quy trình, dẫn đến vi khuẩn từ tay, quần áo của công nhân sản xuất nhiễm vào nước. Nguyên nhân vì các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thường không đầu tư được hệ thống máy rửa vỏ bình hiện đại, quy trình chiết xuất, đóng nắp sản phẩm vẫn còn nhiều công đoạn làm thủ công.
Cũng theo ông Lê Đức Thọ, sự có mặt của khuẩn coliform trong nước tinh khiết đóng chai thể hiện nguồn nước bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo ATVSTP, nhưng chưa thể khẳng định ngay được loại nước này sẽ gây bệnh cho con người. Tuy nhiên theo các chuyên gia, coliform là một loại vi khuẩn khá nguy hiểm, có thể gây ra các bệnh tiêu chảy, viêm đường ruột. Loại vi khuẩn này tồn tại cả trong phân người.
Đá sạch nhiễm khuẩn
Tiếp tục trao đổi với Thanh tra Sở Y tế Hà Nội về vấn đề này, chúng tôi được bà Mai Thị Hồng Hạnh, Phó Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết thêm, mẫu đá viên của cơ sở Ngọc Hường (ở số 85 đường Trung Văn, huyện Từ Liêm) do Thanh tra Sở lấy mẫu, gửi Trung tâm Y tế dự phòng kiểm nghiệm đã có kết quả. Theo đó, mẫu đá này cũng bị nhiễm vi sinh.
Trước đó vào đầu tháng 6, đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP của Sở Y tế tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất đá sạch Ngọc Hường đã phát hiện nhiều vi phạm về điều kiện vệ sinh khu sản xuất, bảo quản. Bà Mai Thị Hồng Hạnh cho biết, Thanh tra Sở Y tế đã lập biên bản xử phạt cơ sở sản xuất đá viên Ngọc Hường 31,5 triệu đồng, yêu cầu tiêu hủy toàn bộ lô đá viên bị nhiễm vi sinh. Hiện tại, dưới sự giám sát của Phòng y tế huyện Từ Liêm, Trạm y tế xã Trung Văn, cơ sở Ngọc Hường đã khắc phục được những vi phạm và được phép hoạt động trở lại.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 69 cơ sở sản xuất nước đá sạch có công bố sản phẩm và hơn 370 cơ sở sản xuất nước tinh khiết đóng chai được cấp phép.
Ông Hàn Tự Do, Phó Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu hè 2013, Thanh tra Sở đã đình chỉ 3 cơ sở sản xuất nước tinh khiết đóng chai, nước đá viên, đều do lỗi vi phạm về điều kiện sản xuất chật chội, bẩn thỉu, không đảm bảo ATTP. Đấy là chưa kể vẫn có những cơ sở sản xuất hoạt động chui, nhái nhãn mác của những hãng nước tinh khiết nổi tiếng, có uy tín trên thị trường...
Thanh tra Sở Y tế vẫn đang tiếp tục kiểm tra, lấy mẫu với mặt hàng này. Ông Hàn Tự Do cũng khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên chọn mua nước tinh khiết đóng chai của các hãng đã được cấp phép, có uy tín, có thương hiệu trên thị trường để đảm bảo an toàn, chất lượng.
Theo ANTD
Dùng nước máy đóng bình "nước tinh khiết" Hôm qua, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM tiến hành kiểm tra 2 cơ sở sản xuất nước đóng bình tại Q.9. Bước đầu cho thấy, cả hai cơ sở đều không đảm bảo vệ sinh. Nơi sản xuất nhếch nhác Khi đoàn đến kiểm tra Công ty TNHH SX-DV Hồng Minh Đức (số 141, đường Lò Lu, P.Trường Thạnh, Q.9) - nơi...