Nước cốt dừa làm món gì ngon? Hé lộ các món ngon từ nước cốt dừa ngon bất bại
Dừa là đặc sản quen thuộc của Việt Nam, nước cốt dừa được ứng dụng rất nhiều trong ẩm thực, từ món mặn đến món ngọt để tăng độ ngon của món ăn. Vậy nước cốt dừa làm món gì ngon? – Để VinID bật mí cho bạn nhé.
1. Dùng nước cốt dừa nấu món mặn
Cá kho tộ kết hợp với nước cốt dừa sẽ giúp món ăn thơm ngon hơn, thịt cá đậm đà và có vị béo ngậy siêu hấp dẫn.
Món ăn này không quá phức tạp. Các bước kho cá vẫn như món kho tộ bình thường, chỉ thay phần nước lọc, nước dừa tươi bằng nước cốt dừa.
Lưu ý: Khi kho bằng nước cốt dừa nên cho thêm 1 ít nước lọc để nước kho không bị quá đặc, sêt, dễ khét.
Cá kho tộ nước cốt dừa cực kỳ hao cơm
Bánh canh cua nấu nước cốt dừa
Bánh canh cua nấu với nước cốt dừa là món đặc sản nức tiếng ở miền Tây. Nước súp béo ngậy kết hợp với sợi bánh canh dai dai cùng thịt cua chắt ngọt tạo nên hương vị rất riêng.
Để nấu nước dùng cốt dừa cho món này, bạn nên dùng nước dão dừa (nước cốt dừa vắt lần 2) nấu sôi. Sau đó cho bánh canh, cua, hải sản tùy thích vào nấu sôi lại lần nữa rồi cho phần nước cốt dừa (nước vắt lần 1) vào.
Thịt kho tàu với nước dừa tươi là công thức truyền thống bao đời nay. Nhưng kho với nước cốt dừa cho vị ngon cũng không kém. Màu nâu đục kết hợp với những thớ thịt mềm, bùi xen kẽ với lớp mỡ, vừa hấp dẫn, vừa cho vị béo ngậy khó cưỡng.
Bánh canh cua nước cốt dừa béo ngậy hấp dẫn
2. Các món ăn vặt làm từ nước cốt dừa
Khoai mì hấp nước cốt dừa mè rang
Nhắc đến các món ăn vặt từ nước cốt dừa thì không thể bỏ qua món khoai mì hấp – món ăn tuổi thơ của biết bao thế hệ.
Vị bùi bùi của khoai mì quyện cùng nước cốt dừa beo béo, kết hợp với mùi thơm của mè rang vàng cho ra món ăn dân dã mà ngon tuyệt vời.
Món này cách làm khá đơn giản, chỉ cần hấp khoai mì, rưới nước cốt dừa đã sơ chế lên, trộn đều cho thấm vào khoai là được.
Khoai mì hấp nước cốt dừa dân dã mà ngon khó cưỡng
Tàu hủ nóng nước cốt dừa cũng là món ăn vặt lâu đời, gắn với tuổi thơ của rất nhiều người. Miếng tàu hũ mềm mịn, nước đường gừng ấm nóng, ngọt vừa phải kết hợp thêm nước cốt dừa béo ngậy đố có ai thử một lần mà không mê.
Chè cũng là món ăn vặt quen thuộc của đa số người Việt, trong các món chè đa số đều phải có nước cốt dừa nấu sệt ăn kèm. Riêng chè Thưng là món chè được nấu từ nước cốt dừa ngay từ đầu, cho vị béo ngọt và mùi thơm nước dừa đặc trưng.
Chè Thưng nước cốt dừa ngọt béo nhưng không ngấy
3. Nước cốt dừa làm bánh
Bánh da lợn lá dứa và nước cốt dừa
Bánh da lợn là món bánh truyền thống nổi tiếng của ẩm thực Việt Nam. Bánh có vị béo ngậy của nước cốt dừa, vị thơm của lá dứa, xen kẽ lớp đậu xanh ngọt bùi, mềm mịn. Từng lớp bánh dẻo dai, xếp riêng lẻ vậy mà khi ăn hòa quyện với nhau cho vị ngọt, béo cân bằng khó cưỡng.
Món bánh này khá cầu kì, vì cần chuẩn bị riêng phần bột cốt dừa lá dứa và phần nhân đậu xanh. Khi hấp, phải hấp lần lượt từng lớp bánh xen kẽ với nhau để tạo hình cho bánh.
Bánh da lợn xen kẽ từng lớp xanh lớp trắng đẹp mắt
Đây là món bánh truyền thống của ẩm thuật Việt, cũng là đặc sản của miền Tây dân dã. Bánh tai yến nước cốt dừa có phần mặt bánh trắng, dẻo mềm, phần đế và rìa bánh vàng ươm, giòn ngọt, khi ăn cảm nhận được mùi thơm nước cốt dừa rất rõ.
Với món bánh này bạn cần trộn đều bột gạo, bột năng, bột mì, chiết xuất vanila và trứng gà với nhau. Tiếp đến cho từ từ phần nước cốt dừa đã nấu sôi với đường vào phần bột, trộn đều và ủ trong 3 – 4 tiếng là có thể đem chiên và thưởng thức.
Video đang HOT
Bánh tai yến ngọt ngọt thơm thơm béo béo khó cưỡng
Bánh phục linh nước cốt dừa
Đây cũng là món bánh tuổi thơ, thường được dùng làm lễ vật dâng trong các dịp lễ Tết, thờ cúng. Món bánh thơm vị nước cốt dừa, không gắt, khi ăn sẽ tan ngay ra trong miệng để lại hậu vị lá dứa. Món bánh này có nguyên liệu dễ tìm, cách làm cũng đơn giản vô cùng.
Món bánh này còn dễ dàng biến tấu nhiều màu sắc bắt mắt hơn
4. Pha nước cốt dừa làm đồ uống
Cà phê nước cốt dừa
Nhắc đến đồ uống có nước cốt dừa thì không thể bỏ qua cà phê nước cốt dừa kinh điển nổi tiếng của Việt Nam. Sự kết hợp kỳ lạ mà lại thơm ngon lạ kỳ. Vị đắng đắng của cà phê hòa cùng vị béo ngậy của cốt dừa không những không lấn át nhau mà còn cho vị ngon khó tả.
Để pha món nước này, bạn chỉ cần khuấy đều sữa đặc và sữa tươi với nhau rồi cho cà phê vào, rót nước cốt dừa tươi lên trên là hoàn thành. Nên khuấy đều trước khi thưởng thức.
Rót nhẹ nhàng từng thành phần sẽ giúp món nước phân tầng đẹp mắt
Sữa chua trân châu dầm nước cốt dừa
Sữa chua trân châu dầm nước cốt dừa là món ăn hot trend được nhiều người yêu thích hiện nay, đến từ vùng đất Hạ Long xinh đẹp. Hương vị chua chua, ngọt ngọt, béo béo cùng những viên trân châu dai dai nhai vui miệng thì hỏi sao không thu hút mọi người.
Món tráng miệng này cực kỳ đơn giản, bạn hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà. Cho đá bào bên dưới, rưới sữa chua (có đường hoặc không đường tùy thích) và nước cốt dừa tươi lên trên, thêm trân châu vào là đã có thể dùng. Khi ăn trộn đều tất cả với nhau, để sữa chua và nước cốt trộn lẫn đều vào nhau thưởng thức sẽ ngon hơn.
Sữa chua trân châu nước cốt dừa béo ngon béo ngọt khó cưỡng
Dừa dầm Hải Phòng đang là cơn sốt trong làng ăn vặt không kém cạnh sữa chua trân châu nước cốt dừa. Thành phần cũng đơn giản mà đi với nhau hợp không tưởng. Dừa non sần sật, trân châu dẻo dai ăn cùng nước cốt dừa tươi và rau câu dừa cho một tổng thể cực kỳ hấp dẫn, thanh mát.
Cho phần rau câu dừa bên dưới, tiếp đến là dừa non cắt sợi, trân châu và nước cốt dừa tươi nấu với đường để nguội. Cho thêm nhiều đá lạnh là có ngay món tráng miệng, món nước giải khát ngày nắng nóng cực đã.
Chè dừa dầm nước cốt dừa thanh mát
Hy vọng với những chia sẻ của VinID về nước cốt dừa làm món gì ngon sẽ giúp bạn có thêm nhiều sự chế biến với nguyên liệu béo thơm hấp dẫn này. Chọn mua nguyên liệu tại Winmart hay đặt hàng trên ứng dụng VinID để có món ăn chất lượng, bổ dưỡng với nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé!
Cách làm bánh da lợn lá dứa cuộn đậu xanh sầu riêng thơm ngon hấp dẫn
Nhắc đến món bánh da lợn, bạn sẽ nghĩ ngay đến vị bánh dai, thơm hương lá dứa và đan xen giữa những lớp bánh là lớp đậu xanh vàng mịn.
Vậy hãy cùng vào bếp để thực hiện ngay cách làm bánh da lợn lá dứa đậu xanh sầu riêng nhưng ở dạng cuộn tròn ra sao nhé!
Nguyên liệu làm Bánh da lợn lá dứa cuộn đậu xanh sầu riêng
Đậu xanh bóc vỏ 70 gr
Cơm sầu riêng 100 gr
Nước cốt dừa 730 ml
Đường 290 gr
Bột năng 260 gr
Bột gạo 130 gr
Dành dành 7 hạt
Lá dứa 120 gr
Muối 4 gr
Vani 1 ống
Dụng cụ thực hiện
Máy xay sinh tố, xửng hấp, nồi,....
Cách chế biến Bánh da lợn lá dứa cuộn đậu xanh sầu riêng
1
Hấp đậu xanh
Đầu tiên, bạn ngâm đậu xanh vào chén có chứa nước ấm giúp cho đậu nở và mềm hơn trong khoảng 30 - 60 phút.
Sau đó, vớt đậu, rửa sạch lại với nước và cho vào một cái xửng hấp nhỏ (bạn có thể phủ thêm lớp vải mùng, hoặc giấy thấm dầu dưới đáy xửng để cho đậu xanh không bị rớt).
Đặt nồi có kích thước to hơn hoặc tương tự với kích thước của xửng hấp, đun sôi nước rồi mới cho xửng (có chứa đậu xanh) vào hấp chín, mềm đậu.
Cuối cùng, bạn lấy xửng hấp đậu xanh ra để nguội.
2
Tạo màu dành dành
Bạn cho 1 chén nước vào nồi cùng với 7 hạt dành dành, đun sôi với lửa lớn.
Khi nước sôi, bạn dùng muôi để dầm nhỏ hạt dành dành ra và đun cho đến khi nào nước ít lại, tắt bếp và để nguội.
3
Xay nhuyễn nhân đậu xanh sầu riêng
Cho hết phần đậu xanh (ngâm nở và để ráo) vào cối xay sinh tố cùng với 100gr sầu riêng, 160gr đường và 2gr muối, bấm nút xay nhuyễn.
Tiếp đó, bạn cho thêm 100gr bột năng và 80gr bột gạo vào cối, xay thêm khoảng 20 giây rồi bạn lấy hỗn hợp lọc qua rây để lấy nước cốt mịn hơn. Bạn cho thêm khoảng 100ml nước lọc vào cối xay sinh tố (để vén hết phần hỗn hợp bột còn bám), cũng lọc qua rây.
Cuối cùng, bạn khuấy nước cốt với 30ml nước màu dành dành.
4
Xay lá dứa
Bạn đem lá dứa rửa sạch nhiều lần với nước, để ráo bớt nước và dùng kéo cắt nhỏ.
Cho 1/2 lượng lá dứa (vừa mới cắt) vào cối xay sinh tố cùng với 250ml nước, bấm nút xay nhuyễn hỗn hợp, rồi lọc qua rây để lấy nước cốt lá dứa.
Để nước cốt lá dứa được mịn hơn, bạn có thể lọc qua vải lưới thêm lần nữa.
5
Trộn bột bánh
Cho vào cái bát lớn 330ml nước cốt dừa, 130gr đường, 2gr muối và 1 ống vani, khuấy tan đường.
Lần lượt cho thêm 160gr bột năng và 50gr bột gạo, khuấy tan bột trước khi cho 150ml nước cốt lá dứa.
Cuối cùng, lọc hỗn hợp bột bánh qua rây một lần nữa để bột nghỉ 30 phút.
6
Hấp bánh
Đầu tiên, bạn phết 1 lớp dầu ăn vào khuôn bánh. Sau đó, cho nước vào phần nồi dưới của xửng hấp, đun sôi với lửa lớn, rồi mới đặt khuôn bánh vào.
Lúc này, bạn đổ 1 lớp nước cốt đậu xanh sầu riêng, đậy nắp và hấp với lửa vừa cho đến khi bột chín khoảng 5 phút.
Tiếp đó, bạn đổ tương tự với 1 lớp nước cốt lá dứa, cũng đậy nắp và hấp chín khoảng 5 phút.
Cuối cùng, bạn lấy khuôn bánh ra.
Tương tự bạn lặp lại quy trình hấp bánh như trên với khuôn bánh mới cho đến khi hết nước cốt đậu xanh và nước cốt lá dứa.
7
Cuộn bánh
Bạn bọc toàn bộ lưỡi dao và mặt thớt bằng màng thực phẩm.
Sau đó, lấy bánh ra khỏi khuôn khi còn đang nóng và nhanh chóng vừa cuộn bánh lại vừa uốn chặt để bánh da lợn được dính chắc hơn.
Cuối cùng, bạn dùng dao cắt từng miếng có độ dày vừa ăn.
8
Thành phẩm
Bánh da lợn lá dứa cuộn đậu xanh sầu riêng nhìn trông hấp dẫn bởi lớp da xanh lá - dai dai, kết hợp cùng với lớp nhân vàng - mang vị beo béo của đậu xanh và hương thơm đặc trưng của sầu riêng.
Bánh da lợn được ăn trực tiếp, hoặc bạn có thể chang thêm nước cốt dừa và dùng kèm với bánh bò để thay đổi khẩu vị khi thưởng thức nhé!
Ký ức tuổi thơ bên gánh hàng rong khoai mì hấp nước cốt dừa Cho dù ở nông thôn hay thành thị, ngày xa xưa hay thời buổi hiện đại thì trong ký ức của nhiều người, thì món khoai mì hấp nước cốt dừa không chỉ ngon mà còn là một món quà của quê hương đáng gìn giữ. Quay về tuổi thơ với cách làm khoai mì hấp nước dừa đúng vị truyền thống khiến...